Tự thiêu trong chậu xăng vì cuộc chiến 20cm đất
Cho rằng hàng xóm xây nhà lấn sang phần đất của mình 20cm mà không chịu đền bù thỏa đáng, uất ức ông Hùng ngồi trong chậu xăng châm lửa đốt tự tử.
Ngồi vào chậu xăng tự thiêu
Mấy ngày nay người dân P.Tân Biên (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) vẫn chưa hết bàng hoàng trước cái chết thương tâm, không đáng của ông Phạm Văn Hùng (56 tuổi, trú KP3, P.Tân Biên). Nguyên nhân của vụ việc bắt nguồn từ mâu thuẫn xoay quanh 20cm mà nạn nhân cho rằng người người hàng xóm chiếm dụng.
Là người chứng kiến vụ việc, bà N.T. Thu (hàng xóm ông Hùng) vẫn chưa hết bàng hoàng kể khoảng 20h ngày 15/10, bà đang ở trong nhà thì nghe con gái kêu lớn “hình như người ông Hùng đang cháy”.
Bà Thu chạy ra thì thấy lửa bốc lên nghi ngút trước nhà ông hàng xóm. Lúc này nhiều người cũng có mặt nhưng vì ngọn lửa quá lớn nên không ai dám lại gần và không khẳng định là người ông Hùng đang cháy.
Hiện trường nơi ông Hùng tự thiêu.
Vài phút sau, tất cả bàng hoàng khi từ trong đống lửa thò ra 2 chân và tay người. Lúc này mọi người mới biết đó là ông Hùng nên vội vàng chạy vào dập lửa và tìm cách kéo ra khỏi đám cháy. Nạn nhân được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong do vết bỏng quá nặng.
Xót xa trước cái chết của chồng, bà Chu Thị Nhung (SN 1962) cho biết nguyên nhân của vụ việc là do những mâu thuẫn phát sinh khi giải quyết tranh chấp mấy phân đất giữa gia đình bà với hàng xóm Nguyễn Thị Thanh. Hai gia đình vốn là hàng xóm tốt của nhau, nhưng từ khi chị Thanh phá căn nhà cũ để xây mới thì giữa họ bắt đầu mâu thuẫn, đỉnh điểm khoảng 2 tháng nay.
Ông Hùng cho rằng ngôi nhà mới của chị Thanh đã lấn sang phần đất của mình khoảng 20cm, nhưng hàng xóm thì khẳng định xây đúng phần đất của mình. Không bên nào chịu thua bên nào nên thi thoảng họ chửi bới nhau. Sau khi tự hòa giải bất thành, chị Thanh làm đơn lên phường nhờ giải quyết.
Video đang HOT
Khoảng 1 tuần trước khi sự việc xảy ra, gia đình chị Thanh tiếp tục xây dựng phần tường đang tranh chấp khiến xung đột giữa họ ngày càng sâu sắc. Ông Hùng lớn tiếng hăm dọa “tao thách đứa nào sang đất của tao”. Vì vậy chị Thanh phải nhờ đại diện tổ khu phố xuống hòa giải.
Cuối cùng ông Hùng cũng đồng ý cho hàng xóm xây dựng tiếp phần còn lại nhưng với điều kiện không được bỏ giàn giáo hay bất kỳ ai đi vào phần đất của mình.
“Cuộc chiến” 20cm đất
Đến ngày 15/10, chị gái của chị Thanh đến tham quan ngôi nhà và đã xảy ra cãi nhau với bà Nhung. Thấy thế ông Hùng lên tiếng bênh vợ và 2 bên lao vào đánh nhau, nhưng được mọi người can ngăn và đưa lên phường hòa giải. Vì không ai bị thương tích nên đến trưa mọi người ra về. Đến tối cùng ngày thì ông Hùng bất ngờ đổ xăng vào chậu rồi ngồi xuống tự thiêu.
Chị Thanh cho biết: “Hôm đó chị gái tôi chỉ đến xem nhà nhưng cô Nhung lại nghĩ chị đến để “thăm dò” nên chạy ra chửi vợ chồng lẫn cha mẹ tôi là đồ ăn cướp đất. Vì vậy chị tôi mới tát vào mặt cô Nhung. Trước đó, chúng tôi cũng đã trao đổi về vấn đề bồi thường nhưng ông ấy yêu cầu phải giao đủ 100 triệu. Quá bức xúc, vợ chồng tôi lập tức bỏ về…”.
Bà Nhung đau khổ trước cái chết tức tưởi của chồng.
Còn bà Nhung thì cho biết khi hàng xóm xây dựng, bà không ý kiến là vì phần móng căn nhà nhìn phía ngoài không thấy gì bất thường. Vì tin tưởng nên vợ chồng bà không để ý phần móng bên trong. Khi căn nhà của hàng xóm được xây lên cao thì phần lấn chiếm dụng hiện ra rõ ràng. Nếu đúng như ban đầu thì 2 nhà phải cách nhau đến 40cm, nhưng bây giờ khoảng cách chỉ là một khe nhỏ.
Mặc dù gia đình ông Hùng phản đối về việc chiếm đất nhưng gia đình chị Thanh vẫn tiếp tục xây dựng. Đến lúc tô tường thì chị Thanh mới sang thỏa thuận bồi thường. Vì “vui miệng” nên ông Hùng nói phải chi đúng 100 triệu mới đồng ý. Nghe vậy chị Thanh lớn tiếng nói “nhà tôi không phải ngân hàng mà muốn rút bao nhiêu cũng được” rồi bỏ về. Vì thái độ đó nên sau này mọi hòa giải đều không có kết quả.
“Chồng tôi vốn hay đùa, trước đây một người hàng xóm khác cũng lấn đất và anh đòi phải bồi thường 200 triệu, nhưng chỉ cần một câu nói chân tình của họ chúng tôi chỉ lấy có 30 triệu. Số tiền đó chúng tôi cũng đi làm từ thiện hết. Chồng tôi có bảo, nếu cô Thanh nói một lời cho phải thì chẳng cần lấy tiền bồi thường. Nhưng cô ấy cậy thế quen biết rộng nên chồng tôi với cương quyết đến như vậy”, vợ của người đàn ông xấu số cho biết thêm.
Ông Lê Xuân Thưởng (SN 1971, tổ trưởngKP3) xác nhận giữa 2 nhà có xảy ra tranh chấp nhưng không ai chịu nhường ai. Đại diện khu phố cũng đã hòa giải 2 lần nhưng không có kết quả. Vụ việc được chuyển lên phường giải quyết.
“Anh Hùng là người sống ôn hòa nhưng tính thẳng như ruột ngựa nên thỉnh thoảng có va chạm với hàng xóm. Ông đòi tiền không phải vì tham lam, bởi trước đây cũng từng kiện hàng xóm lấn chiếm đất, đòi bằng được tiền bồi thường, nhưng khi có tiền thì mang đi làm từ thiện hết”, ông Thưởng cho biết.
Theo An Hội
Những nạn nhân tiền tỷ của bà hiệu phó
Vì tin tưởng khả năng kinh doanh siêu lợi nhuận của Hiệu phó trường dân lập Phương Nam, bà Thư giao 140 tỷ đồng hợp tác làm ăn để rồi giờ đây không còn chốn nương thân.
Gần một tháng nay, tại trường THPT dân lập Phương Nam (khu đô thị mới Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) thường xuyên có hàng chục người tìm đến. Có người mang cả chiếu, chăn, màn... sinh hoạt vạ vật ngay tại căng tin nhà trường, mong gặp bằng được để đòi nợ bà hiệu phó Trương Thị Hải Yến.
Sau nhiều ngày không thể gặp được bà Yến, nhiều người treo băng rôn, cầm loa đòi nợ không khai. Đơn tố cáo liên tiếp gửi đến cơ quan chức năng. Công an vào cuộc, ngày 24/8, bà Yến cùng em gái Trương Thị Kim Dung (51 tuổi) và con trai Mai Huy Thành (28 tuổi) bị bắt để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Là một trong 19 người gửi đơn tố cáo, anh Phạm Văn Hùng (ở Cầu Giấy) bức xúc: "Gần một tháng nay, tôi đứng ngồi không yên, có nhà mà không dám về, mong ngóng từng ngày tin tức của cơ quan chức năng".
Anh Hùng thuê đất mở căng-tin và sân bóng ở trong trường, cũng từ đó có mối quan hệ với bà Yến. Thấy ngôi trường khang trang, lại có nhiều học sinh, anh huy động 10 tỷ đồng từ anh em bạn bè cho bà Yến vay. Sau lần đó, anh cho vay thêm gần 2 tỷ đồng nữa, tiền lãi được hứa trả 6% một tháng.
Theo anh Hùng, khi giao số tiền lớn cho bà Yến "đầu tư vào trường", anh không ngờ có ngày mất trắng như thế này. "Bà ấy tính tình nhã nhặn, hòa đồng. Hơn nữa nhìn vào ngôi trường khang trang, bề thế không ai nghĩ gì đến chuyện lừa lọc, gian lận gì ở đây", anh nói.
Trong số những người tự nhận là nạn nhân của bà Yến, bà Ngô Thị Anh Thư cho biết mình bị nợ nhiều nhất. Tổng số tiền bà Thư đã cho vay lên tới 140 tỷ đồng (chưa tính tiền lãi). "Tôi trước giờ luôn là người giàu có mà giờ không có nhà để ở. Mấy chục năm gây dựng sự nghiệp thế là mất hết tất cả", bà Thư tâm sự.
Bà Thư bên những chứng từ, hợp đồng hùn vốn cho là đã ký với bà Yến. Ảnh: Đỗ Việt
Năm 2008 qua người quen giới thiệu, bà đến xin cho đứa cháu vào làm hành chính trong trường rồi từ đó quen bà Yến. "Khi đã trở nên thân thiết, bà Yến hỏi tôi có quen ai làm tài chính không, giúp vay một khoản tiền để lo việc nọ việc kia. Tôi giới thiệu và vay hộ 400 triệu đồng, đúng 15 ngày sau bà Yến sòng phẳng cả vốn lẫn lời", bà Thư kể.
Có bãi đất trống sau trường, bà Thư sau đó được vào mở căng-tin, bán hàng cho học sinh. Cuối năm 2008, quán đi vào hoạt động, bà Yến thường qua lại ủng hộ. "Mỗi khi bà Yến có việc hỏi vay tiền, tôi không ngần ngại đi vay mượn giúp. Cứ như thế vay và trả rất tử tế khiến tôi càng thêm tin tưởng", bà Thư nói.
Theo bà Thư, bà Yến sau đó nhiều lần mời bà đầu tư cổ phần vào một trường mầm non cũng ở khu Định Công, nói kinh doanh trường học là siêu lợi nhuận. Bà Thư gom góp toàn bộ số tiền tiết kiệm trong suốt mấy chục năm làm việc và vay thêm bên ngoài thành 140 tỷ đồng giao cho bà Yến. Đỉnh điểm có ngày bà đưa cho bà Yến tới 16 tỷ đồng. Hiện, bà Thư dù bán hết gia sản giàu có của mình cũng không thể trả hết tiền đã vay, đối mặt với khoản nợ kếch xù.
Ông Đỗ Khắc Tuấn (huyện Phúc Thọ) cũng mất ăn mất ngủ suốt mấy hôm nay. Ông cho biết gia đình có nhu cầu vay 1,4 tỷ đồng để mở trang trại. Qua một người mai mối ở Sóc Sơn, ông biết bà Yến với tư cách là phó hiệu trưởng một trường có uy tín. Bà Yến hứa sẽ giúp ông Tuấn vay được ngân hàng với điều kiện ủy quyền giao dịch thế chấp sổ đỏ. Mọi thủ tục đã xong, chờ lâu không thấy tiền giao, ông Tuấn tới ngân hàng hỏi thì mới hay tiền đã giải ngân, bà Yến rút hết từ bao giờ.
"Không vay được tiền làm ăn, nợ lại càng thêm chồng chất. Gia đình tôi lúc nào cũng canh cánh nỗi lo bị ngân hàng siết nợ", ông than.
Theo tìm hiểu của VnExpress.net, ngoài 19 người đứng đơn tố cáo, hiện còn một số nạn nhân đang im lặng dù đã mang tài sản của gia đình đi thế chấp vay tiền giao bà Yến. Họ thú nhận vì ham lợi lãi suất cao mà giờ rơi vào thảm cảnh này, không biết đến bao giờ mới đòi lại được tiền.
Cảnh sát đang làm rõ số tiền "khủng" huy động được, bà Yến dùng vào việc gì.
Đỗ Việt
Theo VNE
Bố đánh gãy chân con trai 2 tuổi Trong bữa ăn, chỉ vì con quấy khóc, ông bố Phạm Văn Hưng đã cầm cây gậy vụt tới tấp khiến đứa con 2 tuổi phải nhập viện trong tình trạng gãy chân. Bị bố đánh đập, cháu bé bị gãy chân (ảnh minh họa) Sáng nay (30/5), đại tá Trần Quang Hợp - Trưởng Công an huyện An Dương (Hải Phòng) -...