Tự thiêu phản đối Tổng thống, nhà sư Hàn Quốc rơi vào nguy kịch
Tự châm lửa thiêu mình vào tối 7/1 để phản đối Tổng thống Park Geun-Hye, nhà sư Hàn Quốc bị bỏng ở mức độ ba và hiện đang bất tỉnh
Theo tờ The Star, một nhà sư Hàn Quốc đang rơi vào tình trạng nguy kịch sau khi tự thiêu trong cuộc biểu tình yêu cầu Tổng thống Park Geun-Hye từ chức.
Nhà sư tự thiêu bị bỏng ở mức độ ba, đang bất tỉnh và hiện đang được bác sĩ tại viện đại học quốc gia Seoul điều trị.
Nhà sư khoảng 60 tuổi, không được tiết lộ tên đã tự châm lửa thiêu mình vào tối ngày 7/1 ngay tại trung tâm thủ đô Seoul, nơi hàng trăm nghìn người đổ ra đường tuần thứ 11 để đòi phế truất bà Park.
Trước đó nhà sư này để lại ghi chú yêu cầu bắt giữ Tổng thống Hàn Quốc vì cho rằng bà phạm tội “phản quốc”, theo Yonhap.
Một cuộc biểu tình phản đối Tổng thống của người Hàn Quốc.
Video đang HOT
Một lý do khác khiến nhà sư này muốn bà Park từ chức là vì nữ Tổng thống này đã đồng ý với thỏa thuận đền bù của Nhật Bản cho những phụ nữ từng bị ép làm nô lệ tình dục thời Thế chiến 2.
Trong khi đó nhiều người cho rằng thỏa thuận đền bù của Nhật Bản được ký kết vào năm 2015 này chưa thực sự tương xứng với những gì Nhật Bản gây ra.
Mối quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc trở nên căng thẳng thêm kể từ hôm 6/1 khi Tokyo triệu hồi đại sứ về nước vì bức tượng “phụ nữ mua vui”.
Tự thiêu không phải là điều mới ở Hàn Quốc. Từ những năm 1980, các phong trào dân chủ đã chứng kiến những nhà hoạt động tự thiêu như hình thức nhằm thu hút sự chú ý của dư luận.
Bà Park bị quốc hội luận tội hồi tháng trước do bê bối liên quan đến người bạn thân và toà án hiến pháp đang quyết định có xác nhận việc luận tội hay không.
Tổng thống Park Geun Hye bị cáo buộc tiết lộ bí mật quốc gia với người bạn thân “pháp sư” Choi Soon Sil và để bà này lợi dụng mối quan hệ cho mục đích cá nhân.
Bà Park đang trong quá trình đình chỉ chức vụ và chờ quyết định luận tội từ Tòa hiến pháp Hàn Quốc.
(Theo Người Đưa Tin)
Vì sao Nga "quay ngoắt thái độ" một cách choáng váng với NATO?
Bộ Ngoại giao Nga mới đây đã bất ngờ bày tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ với NATO. Diễn biến này diễn ra chỉ một thời gian ngắn trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức nhậm chức.
Nga phát đi tín hiệu muốn làm lành với NATO
Mối quan hệ giữa Nga và NATO trong những năm gần đây đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow.
Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia.
Trong bối cảnh Nga và NATO đang đối đầu không khoan nhượng với nhau thì hôm 4/1 vừa rồi, Bộ Ngoại giao Nga bất ngờ tuyên bố nước này sẵn sàng bỏ qua mọi chuyện trước đây để khởi động một mối quan hệ mới với cựu địch thủ thời Chiến tranh Lạnh.
"Chúng ta cần thiết lập một mối quan hệ bình thường với NATO và làm mới lại những gì chúng ta đã có trong quan hệ với NATO", ông Andrei Kelin - người đứng đầu Cơ quan Phát triển Châu Âu thuộc Bộ Ngoại giao Nga, đã phát biểu như vậy với hãng tin Interfax.
Ông Kelin không nhắc gì đến cáo buộc của Nga về việc NATO đang bành trướng ngày một sát đến biên giới của họ. Thay vào đó, vị quan chức Nga lại nói rằng, là một thành viên của câu lạc bộ NATO là "hợp lý" bởi lợi ích chính trị của liên minh cũng như số tiền mà các nước thành viên nhỏ hơn có thể tiết kiệm được trong chi tiêu quân sự.
Những phát biểu trên cho thấy sự thay đổi lập trường đầy bất ngờ của Nga. Trước đó, hồi đầu tháng 11 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu vẫn còn tuyên bố, Moscow sẽ trả đũa NATO về việc triển khai quân đến các khu vực Đông Âu.
Lý giải sự thay đổi gây choáng váng của Nga nói trên, nhiều người tin rằng, chuyện này có liên quan đến việc Tổng thống đắc cử Donald Trump sắp chính thức nhậm chức.
Vụ sáp nhập bán đảo Crimea, cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, những hoạt động dương ai diễu võ của Nga và NATO cùng cuộc chiến trừng phạt căng thẳng đã đẩy quan hệ giữa Nga-Mỹ và Nga-NATO xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, ông Trump gần đây liên tục phát đi tín hiệu cho thấy ông sẵn sàng thay đổi mọi thứ trong quan hệ với Nga.
Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Trump đã miêu tả NATO là tổ chức lỗi thời và đề xuất đặt ra các điều kiện để Mỹ giúp đỡ 27 thành viên khác của NATO bất chấp các nghĩa vụ trong hiệp ước của NATO đã quy định như vậy. Ông Trump cũng không tiếc lời khen ngợi Tổng thống Vladimir Putin. Hồi tháng 9 năm ngoái, ông Trump từng so sánh rằng ông Putin là nhà lãnh đạo "vượt xa" Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama. Gần đây, Tổng thống đắc cử Trump còn lên Twitter khen ngợi quyết định không trả đũa Mỹ của ông Putin, nói rằng "Tôi luôn luôn biết, ông ấy là người rất thông minh".
Với việc ông Trump sẽ bước vào Nhà Trắng trong khoảng 2 tuần nữa, đang có những quan ngại về sức mạnh của NATO. Trong khi các đồng minh của Mỹ tỏ ra lo ngại thì Nga lại đang tràn đầy hy vọng. Những phát biểu của ông Kelin có thể là bước thử đầu tiên cho việc bình thường hóa quan hệ Nga-NATO khi ông Trump bước vào Phòng Bầu dục. "Tôi cho rằng, tuyên bố của Nga đưa ra vào một thời điểm mang tính chiến lược khi ông Trump chuẩn bị nhậm chức. Nga muốn thể hiện họ sẵn sàng thiết lập lại mối quan hệ với NATO và họ đang chờ đợi phương Tây đáp lại", bà Rachel Rizzo - một chuyên gia về NATO ở Trung tâm An ninh Mỹ mới, nhận định.
(Theo Vnmedia)
Nhà sư Hàn Quốc tự thiêu phản đối Tổng thống Một nhà sư Phật giáo Hàn Quốc đang trong tình trạng nguy cấp, sau khi ông tự phóng hoả trong cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Park Geun-hye ở trung tâm thủ đô. Một cuộc biểu tình phản đối tổng thống Hàn Quốc. Ảnh: FreeMalaysiaToday Nhà sư tuổi ngoài 60, không được tiết lộ danh tính, tối qua tự thiêu tại trung...