Tự thiết kế vườn thảo mộc mini cho căn bếp vừa tiện lợi vừa đẹp ấn tượng
Để có được một khu vườn thảo mộc trong nhà phố không hề khó. Bạn hãy tham khảo các ý tưởng dưới đây để tự tạo cho mình một khu vườn thảo mộc xinh xắn nhé!
Sẽ thật tuyệt vời nếu như căn bếp của bạn có một khu vườn thảo mộc mini. Vườn thảo mộc này vừa đem chút sắc xanh của thiên nhiên vào không gian, vừa làm nguyên liệu cho những bữa ăn thậm chí một vài loại cây có khả năng làm sạch không khí cho môi trường sống trong lành hơn. Dưới đây là một vài ý tưởng tạo một khu vườn thảo mộc ngay tại nhà mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
“Tháp trồng thảo mộc” cực đơn giản được tạo nên bằng cách sử dụng những chiếc chậu với kích thước lớn bé và đặt chồng lên nhau.
Bạn có thể tận dụng những vỏ nhựa đã vứt đi để tạo nên một vườn treo thảo mộc sáng tạo như thế này.
Bức tường trên bếp đã được biến hóa thành khu vườn nhỏ. Mẫu vườn treo này nhìn khá hiện đại và sang chảnh.
Sử dụng một chiếc bảng ghim để sắp đặt những chiếc cốc treo hay chậu nhỏ là ý tưởng không hề tồi chút nào.
Video đang HOT
Nếu không thích ý tưởng treo chậu thì bồn trồng cây bằng đất nung lớn cũng cho phép bạn thỏa sức trồng cùng lúc nhiều thảo mộc yêu thích.
Nếu bạn đang lên kế hoạch tân trang không gian nấu nướng, hãy nghĩ tới phương án tích hợp trồng thảo mộc ngay không gian quanh bếp.
Tóm lại, có vô vàn ý tưởng trồng thảo mộc trong phòng bếp để tham khảo hoặc bạn có thể tự sáng tạo theo cách riêng mà không hề “không đụng hàng”.
Hình ảnh: Minh họa
Gợi ý chị em thêm vài món đồ để căn bếp bừa bộn biến thành ngăn nắp chỉ trong 1 nốt nhạc
Chỉ cần sắp xếp lại một chút, cùng sự trợ giúp của những món đồ này là căn bếp bừa đến mấy cũng trở nên gọn gàng ngay.
Khay đựng dụng cụ chia ngăn
Lý do mà các căn bếp thường có nhiều ngăn tủ kín có lẽ là để các bà nội trợ... che đi sự bừa bộn bên trong. Từ đồ nhỏ nhặt như dao kéo, thìa dĩa cho tới bát đũa ít dùng tới, nhiều chị em hay có thói quen thả bừa vào ngăn kéo tủ, rồi đến lúc cần dùng thì lại "moi móc" lên từ đống hỗn độn.
Giải pháp đơn giản là mua thêm vài chiếc khay đựng chia ngăn thế này, giá chỉ khoảng 30.000 - 50.000 đồng/chiếc. Mỗi ngăn để đựng một loại đồ riêng biệt, đặt chồng lên nhau nhưng có thể di chuyển dễ dàng. Nhờ đó chị em sẽ nhanh chóng tối ưu được diện tích ngăn kéo, giảm thời gian tìm kiếm đồ và giúp căn bếp trở nên gọn gàng hơn hẳn.
Kệ dao thớt đa năng
Bên cạnh giá bát đĩa đa năng thì chị em có thể ngó qua món kệ đựng dao thớt, vung nồi kiêm luôn cả ống thìa đũa này. Kích thước của sản phẩm nhỏ gọn hơn, đựng được ít đồ hơn nhưng yên tâm là vẫn sử dụng chất liệu inox cao cấp, hoàn thiện tỉ mỉ và đặc biệt còn là hàng Made in Việt Nam nữa.
Món này có 2 màu là sơn đen và ánh kim bóng cho chị em lựa chọn, giá cả tùy nơi nhưng đều vào khoảng 300.000 - 400.000 đồng.
Giỏ đựng đồ bếp
Cũng như khay đựng dành cho ngăn kéo, món giỏ nhựa này thì dùng để sắp xếp ngăn nắp những món đồ khác cỡ lớn hơn, hoặc để đựng hoa quả, rau củ, đồ đóng hộp khô... Làm từ chất liệu nhựa, thiết kế đơn giản và kích thước nhỏ gọn nên mỗi chiếc giỏ có giá chỉ khoảng 30.000 đồng. Nếu không dùng trong bếp, chị em có thể dùng trong phòng tắm, phòng ngủ, tủ quần áo, tủ đồ... cũng được.
Khay chia thực phẩm trong tủ lạnh
Tủ lạnh cũng là nơi mà mọi thứ dễ dàng lẫn lộn vào nhau, dù chị em đã tích góp mua hẳn loại to thật to. Với những chiếc khay nhựa này, chị em sẽ tận dụng tối đa chiều cao của ngăn tủ lạnh để chứa đồ, không phải chồng chất lên nhau, mỗi lần lấy món gì ra đều ngăn nắp gọn gàng, không phải sắp xếp lại thêm lần nữa.
Bên cạnh loại khay đứng giá 85.000 đồng/chiếc, chị em có thể tham khảo thêm một số loại khay kẹp vào dưới mỗi ngăn tủ, có thể kéo ra vào rất tiện lợi, giá cũng chỉ hơn 100.000 đồng/chiếc.
Hộp đựng túi nilon
Các gia đình Việt cũng thường có 1 ngăn tủ nào đó chứa đầy túi nilon còn sạch, dự trữ để dùng lại hoặc đựng rác. Tuy nhiên, nếu muốn căn bếp trông gọn hơn, tránh bừa bộn, chị em nên đầu tư một hộp đựng túi nilon như thế này, giá chỉ khoảng 50.000 - 300.000 đồng tùy kích thước.
Về kiểu dáng thì hơi khác nhau, nhưng cơ bản cách dùng thì giống hệt. Chị em chỉ cần cuộn gọn chiếc túi lại, nhét vào khe bên trên rồi rút dần ra ở dưới, không còn lộn xộn như trước nữa.
3 bí quyết thiết kế căn bếp "chuẩn chỉnh" Với những người yêu thích làm bánh, căn bếp cũng cần có những lưu ý trong quá trình sửa chữa để mọi người khi bước vào sử dụng đều cảm thấy không gian hữu ích và tiện dụng. Nếu bạn yêu thích công việc làm bánh thì khi cải tạo không gian nấu nướng, bạn sẽ cần lưu ý đến những yếu tố...