Tự thiết kế một ‘quầy bar cà phê’ cực xin ngay tại nhà với 10 gợi ý đơn giản
Nếu bạn đang tìm ý tưởng để thiết kế quầy bar cực ngầu trong nhà, đừng bỏ qua 10 gợi ý dưới đây nhé!
Quầy bar cà phê trong phòng bếp
Đặt quầy bar cạnh khu bếp được xem là vị trí thích hợp và tiện dụng nhất. Thiết kế này vừa tạo giúp bạn lấy đồ ăn và cà phê thuận tiện vừa dọn rửa nhanh chóng.
Quầy bar cà phê trong tủ
Đây là một trong những ý tưởng thiết kế đơn giản mà hiệu quả. Cho máy pha cà phê, đồ làm bánh,… vào tủ là bạn đã có quầy bar nhỏ cực xinh rồi!
Quầy bar cà phê nhỏ
Nếu có không gian nhỏ hẹp, hãy thử bài trí theo ý tưởng này. Dùng cửa trượt lùa sẽ che đi toàn bộ bàn bếp và quầy bar cà phê.
Quầy bar cà phê kiêm làm đồ ăn sáng
Ngoài đồ uống chứa caffein, đây cũng là không gian hoàn hảo đựng đồ ăn sáng như ngũ cốc và máy nướng bánh mì. Bạn có thể nhấp từng ngụm cà phê nóng hổi và ăn sáng ngay tại quầy.
Nâng cấp quầy bar ở nhà
Nếu bạn có một quầy bar nhỏ trong phòng khách hoặc phòng ăn, hãy thêm cả dụng cụ pha chế cà phê. Chỉ với một chút thay đổi thôi là cũng đủ mang lại vẻ hiện đại, sang trọng cho không gian.
Video đang HOT
Quầy bar nhỏ
Quầy bar xinh xắn và tiện dụng này chắc chắc sẽ mang lại vẻ đáng yêu cho căn phòng bếp của gia đình bạn.
Sử dụng tủ đựng thức ăn
Giấy dán tường là phông nền hoàn hảo cho quầy bar nhỏ này. Dùng tủ đựng thức ăn để đưng ly cà phê là một gợi ý cực hay bạn không nên bỏ qua.
Chuyển đổi tủ quần áo
Bạn nghĩ sao nếu có thể tận dụng tủ quần áo để không để làm quầy bar cà phê? Đặt cốc chén và dụng cụ pha chế trong tủ là bạn sẽ có góc cà phê độc đáo.
Dùng kệ treo tường
Thêm một ý tưởng nữa để bạn có góc cà phê mới lạ là làm kệ treo cốc chén và vật liệu pha chế. Ý tưởng này giúp bạn pha chế đồ uống tiện dụng và chuyên nghiệp hơn hẳn.
Đặt quầy bar cà phê trong phòng đựng thức ăn
Phòng đựng thức ăn là vị trí hoàn hảo làm quầy bar cà phê gia đình. Bạn có thể tạo điểm nhấn với các tấm thanh kim loại trên tủ bếp, nhấn nhá gam màu trắng-xanh-vàng tạo nên sự mới lạ nhưng không kém phần hiện đại cho quầy bar cà phê.
Những thiết kế nội thất "tốn tiền vô ích" những lại rất nhiều nhà mắc phải
Xu hướng thiết kế nội thất luôn là tiện dụng, thoải mái và ấm cúng. Tuy nhiên, có những thiết kế chỉ khiến hầu bao của gia chủ bị cạn kiện nhưng không mang lại hiệu quả như mong đợi.
1. Quầy bar
Alesya Nestyak là một chuyên gia nội thất nổi tiếng ở Saint Petersburg (Nga). Có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế nội thất, cô đã chỉ ra rằng, nhiều người yêu thích việc thiết kế quầy bar để tăng thêm chức năng và tiện ích cho việc sử dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết những gia đình có quầy bar đều phản ánh rằng, chúng không hề thích hợp cho việc chuẩn bị đồ ăn và cũng chiếm khá nhiều diện tích trong bếp.
Nếu nhà bạn có đủ không gian, hãy chọn đảo bếp để thay thế. Đảo bếp sẽ hoàn hảo cho nhiều chức năng hơn và đặc biệt là có đủ không gian cho cả người muốn ăn và người muốn nấu ăn.
2. Kệ
Kệ đựng đồ trông có vẻ vô cùng xinh xắn và hút mắt ở các web tạp chí hay các cửa hàng thực tế nhưng nó lại là ác mộng với những căn bếp thông thường. Nếu căn bếp hoàn toàn chỉ sử dụng với chức năng hâm nóng đồ ăn hay pha trà, pha cà phê thì việc dùng kệ hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, lắp kệ ở những căn bếp thường xuyên sử dụng sẽ khiến bạn đau đầu trong việc bố trí đồ đạc, sắp xếp không gian phía trên kệ cũng khó khăn hơn để vượt qua sự lộn xộn vì có quá nhiều bát, đĩa, cốc, chén cần cất.
3. Gạch lát nền
Lát gạch cho ngôi nhà cũng là điều cần cân nhắc bởi nếu không có sự khéo léo, bạn sẽ cảm thấy không gian sống trở nên cũ kỹ và cứng nhắc hơn. Nếu có một cách khác, các nhà thiết kế gợi ý bạn nên dùng đá cẩm thạch để không gian trong sang trọng và bóng đẹp hơn theo năm tháng.
4. Sofa góc
Bạn dễ dàng tìm thấy hình ảnh sofa góc khá phổ biến. Nhưng chúng có thực sự hữu ích hay không lại là một chuyện khác. Sử dụng sofa góc ở nhà phố hay chung cư thông thường, trông căn phòng sẽ khá nặng nề và chật chội. Bạn không thể đặt chúng cố định mãi ở một góc. Hãy dùng sofa văng và chiếc ghế bành, thêm chiếc bàn cà phê để thấy góc phòng khách đẹp hơn rất nhiều.
5. Tường trắng
Những bức tường màu trắng, kem, ngà hoặc những gam màu trung tính nhạt có thể phổ biến với phong cách tối giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tạo sự kết hợp hài hòa để tạo nên một không gian thực sự tối giản và đảm bảo sự tinh tế. Vì thế, hãy đầu tư lắp đặt thêm tranh treo tường. Tranh không chỉ là tâm điểm của phòng khách mà còn mang đến cảm giác sang trọng, vui mắt cho không gian.
6. Nội thất đơn sắc
Nếu tất cả đồ nội thất và tường trong cùng một phòng đều có màu tương đối giống nhau, chúng sẽ khiến bạn như đang bước vào một ngôi nhà búp bê. Hãy chắc chắn ngôi nhà của bạn có ít nhất 2 màu chủ đạo và những gam màu nhạt hơn tô điểm cho không gian có sự khác biệt.
7. Rèm quá dài
Rèm cửa không thể thiếu trong một ngôi nhà. Tuy nhiên, rèm cửa dài có thể khiến không gian rộng rãi hơn, cao hơn nhưng không nên quá dài. Rèm chạm đất sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như vệ sinh, đặc biệt là khi nhà có trẻ em và thú cưng.
8. Công tắc có nắp
Công tắc khi không có nắp sẽ khiến chúng dễ dính bụi bẩn, không an toàn khi trẻ vô tình hay cố ý tiếp cận. Hãy tạo giải pháp che dấu chúng vừa tạo điểm nhấn vừa mang lại an toàn cho người sử dụng.
9. Màu lạnh
Đừng quá ưu ái khi lựa chọn gam màu lành, đặc biệt là nơi bạn sống có mùa hè chỉ vài tháng. Hãy tạo không gian ấm cúng để bạn luôn cảm thấy cuộc sống ấm áp, vui vẻ bằng một vài gam màu nóng trong nhà.
10. Tủ không chạm trần
Một chiếc tủ không chạm trần sẽ khiến bạn nghĩ ra nhiều cách tận dụng không gian phía trên. Nếu như vậy khiến góc phía trên khá lộn xộn. Nếu không sử dụng thì bạn cũng mất nhiều thời gian để làm sạch lớp bụi dày đặc. Căn phòng cũng mất đi tính thẩm mỹ với cách thiết kế ấy khi trông không gian như thấp và chật hơn. Hãy tạo những chiếc tủ âm trần để tận dụng tối đa diện tích cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn phòng.
Theo Mocool/Nhịp sống Việt
Căn hộ 130m2 với tuyệt chiêu xây tường cong uyển chuyển như dải ruy băng Wood Ribbon Apartment là tên một căn hộ 130m2 được cải tạo lại ở thủ đô Paris, Pháp. Căn hộ gây ấn tượng với những bức tường nhà uốn lượn và uyển chuyển như dải ruy băng. Căn nhà gồm các khu vực chức năng cơ bản: phòng khách, nhà bếp và phòng ăn (được bố trí ở không gian trước rộng rãi);...