Tư thế yoga tốt cho phái đẹp
Ngồi ưỡn ngực, thẳng lưng, kéo giãn cơ hông và cơ đùi bên trong giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau lưng cho chị em.
Đây là một trong những tư thế giúp điều hòa kinh nguyệt, giúp tác động nhiều lên phần khớp hông, giảm áp lực phần bụng và bên trong hông.
Để thực hiện động tác, bạn cần ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực. Hai lòng bàn chân chạm vào nhau, đầu gối hướng về hai bên. Cố gắng hạ thấp gối càng tốt, đến khi hai gối chạm sàn. Giữ tư thế trong 1-3 phút. Nếu lưng không thẳng, bạn có thể ngồi sát vào tường để giữ đúng tư thế, ưỡn ngực, đưa hông về phía trước.
Tác động vào cơ hai bên eo, tư thế giúp giảm số đo vòng eo mà không cần vận động quá nhiều. Ngoài ra, phần lưng cũng được thả lỏng, cải thiện hệ tiêu hóa, tốt cho bao tử và đường ruột. Vì là động tác dễ thực hiện, để có hiệu quả tuyệt đối, người tập cần giữ tư thế chuẩn.
Ngồi xếp bằng, lưng thẳng, ưỡn ngực về phía trước. Vặn người về bên trái, tay phải đặt lên đầu gối trái, tay phải đặt sau lưng. Nếu có thể, tăng độ khó động tác, xoắn eo nhiều hơn bằng cách vươn tay trái, trượt lên đùi phải, càng sâu càng tốt. Giữ nguyên tư thế trong vòng 20 giây, sau đó đổi bên. Lặp đi lặp lại động tác này 2 phút mỗi ngày.
Tư thế cây nến tựa vào tường
Ngay cả khi đang nằm, bạn vẫn có thể thực hiện tư thế này, tác động trực tiếp lên cơ đùi và phần thân dưới mà không cần vận động nhiều. Tất cả những gì bạn cần làm là nằm trên một mặt phẳng (đệm, thảm tập hoặc trên sàn), nâng chân lên cao, duỗi thẳng, tựa vào tường. Thả lỏng tay sang hai bên, lòng bàn tay ngửa. Vai và lưng thả lỏng, tựa xuống sàn.
Giữ nguyên tư thế trong 3-5 phút, hít thở chậm, nhắm mắt, tập trung vào hơi thở để đạt được hiệu quả tuyệt đối. Động tác này giúp mở rộng lòng ngực, hỗ trợ quá trình trao đổi khí cho phổi. Ngoài ra, thả lòng cơ vai và bụng giúp thúc đẩy sự lưu thông của hệ bạch huyết. Đây cũng là tư thế giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả, giảm mệt mỏi, sưng chân, kích thích cơ bụng.
Tư thế chiến binh (ngồi)
Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng đau bụng, đau lưng trong ngày đèn đỏ, chị em có thể thực hiện động tác này để giảm cơn đau. Tư thế cũng giúp giãn phần cơ hông và đùi, giữa hai chân, cải thiện khả năng vận động của khớp hông.
Quỳ thẳng lưng, từ từ hạ mông đặt trên hai gót chân, sau đó dang rộng hai chân, giữ nguyên đầu gối, đặt mông xuống sàn, hai bàn chân đặt hai bên hông. Hai tay chắp lại trước ngực, ưỡn ngực, mở rộng lồng ngực, hít sâu, thở chậm. Giữ nguyên tư thế trong 1 phút, sau đó thư giãn.
Tư thế có tác dụng với người đau lưng, giúp lưng khỏe hơn, giảm tình trạng co thắt ở bẹn, kích thích lưu thông máu trong khung chậu. Bên cạnh đó, chức năng buồng trứng cũng được cải thiện, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Động tác cũng giúp tăng sự dẻo dai cho cơ thể, đặc biệt là phần thân dưới.
Ngồi thẳng lưng, hai chân mở rộng hết cỡ, đến khi cảm nhận phần đùi trong được kéo căng. Hít vào, nâng hai tay lên cao sau đó thở ra, gập người về phía trước hết cỡ. Lưu ý giữ lưng thẳng trong suốt quá trình hít thở, thực hiện động tác, không cong lưng. Thực hiện động tác 8-10 lần mỗi ngày, trong vòng 1 phút.
Tư thế đứa trẻ (chiến binh úp mặt về phía trước)
Đây là tư thế thư giãn thường xuất hiện trong các bài tập yoga cơ bản. Ngồi ở tư thế chiến binh ở trên, nâng mông đặt lại lên hai gót chân, hơi tách đầu gối về hai bên. Vươn hai tay hết cỡ về phía trước, cúi gập người đến khi trán chạm sàn. Giữ nguyên tư thế trong vòng 1 phút. Tư thế giúp thả lỏng phần lưng dưới và cổ, kích thích lưu thông máu ở vùng xương chậu nhỏ.
Tư thế cúi mặt
Tư thế này giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, đưa máu về phía đầu, nuôi các tế bào não, giảm chóng mặt, nhức đầu. Kéo dài lưng, hông, giúp giảm các dấu hiệu co thắt cổ. Từ tư thế đứa trẻ ở trên, từ từ nâng phần hông lên cao, hai gót chân chạm sàn. Hai tay vươn dài về phía trước, cúi đầu thấp nhất có thể, mắt nhìn vào rốn. Phần hông nâng càng cao, lưng càng được kéo giãn hết cỡ. Lưu ý giữ thẳng hai chân, không cong gối. Thực hiện động tác 2 lần, mỗi lần 30 giây.
Tư thế này đòi hỏi người tập giữ thăng bằng tốt, giúp cải thiện chức năng của thận, cân chỉnh dáng đi và thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Đứng thẳng người, trụ chắc trên chân phải, từ từ co gối trái, nâng chân trái về phía sau, lên cao. Dùng tay trái giữ lấy cổ chân. Dồn trọng tâm cơ thể về phía trước, tay phải vươn dài, thẳng, mắt nhìn theo tay. Thực hiện thay phiên cho từng chân, mỗi chân 30-40 giây.
Tư thế cây cầu
Tư thế cây cầu giúp tăng khả năng đàn hồi cho cột sống, có lợi cho dân văn phòng phải ngồi làm việc nhiều, giảm đau lưng hiệu quả. Phần cơ bụng cũng được tác động, giúp giảm mỡ và săn chắc cơ.
Để thực hiện đúng, bạn cần nằm thư giãn trên sàn, hai tay xuôi theo thân, đặt cạnh hông và đùi. Hai chân dang rộng bằng vai, từ từ thu chân về, cong gối, đẩy hông lên cao. Hai tay có thể nắm lấy cổ chân, đan lại dưới sàn hoặc nếu mới tập, bạn có thể dùng tay đỡ dưới lưng. Chầm chậm nâng cả lưng và hông lên cao cho đến khi lưng và cổ căng hết cỡ. Giữ tư thế trong vòng 1 phút, cố gắng hít thở đều và sâu, sau đó hạ người nằm xuống sàn.
Tư thế thư giãn
Có khá nhiều tư thế thư giãn trong các bài tập yoga. Đa số đều có tác dụng giúp giãn cơ, cho các cơ nghỉ ngơi sau vận động, giải tỏa căng thẳng, trẻ hóa da và cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong bài tập này, tư thế thư giãn đúng có chút biến tấu so với tư thế xác chết.
Người tập nằm thả lỏng cơ thể trên sàn, hai chân co lại, mở gối sang hai bên giống tư thế cánh bướm ở trên. Hai bàn chân chạm vào nhau, kéo về phía hông càng gần càng tốt. Hai tay đặt sang hai bên, thả lỏng, lòng bàn tay ngửa. Hít thở đều và chậm rãi, tập trung vào hơi thở, để đầu óc được thư giãn tuyệt đối, không bị tác động bởi những thứ xung quanh. Thư giãn trong vòng 3 phút.
Những động tác này khá đơn giản, không tác động quá nhiều đến các cơ tay, chân, eo và hông nhưng lại có tác dụng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, khá tốt cho sức khỏe sinh lý nữ. Trước khi thực hiện, chị em không cần khởi động quá nhiều, tiết kiệm thời gian, thích hợp cho người bận rộn.
Bảo Trân
Theo ngoisao.net
Giải nhiệt cơ thể trong mùa Hè với 7 động tác Yoga đơn giản ai cũng làm được
Giải pháp xua tan cái nóng mùa Hè đơn giản lại tốt cho sức khỏe chính là tập Yoga.
Trong tiết trời nóng bức của mùa Hè, nhiều người thường e ngại chuyện tập thể dục. Bởi lẽ, việc vận động làm cơ thể tiết ra mồ hôi và nhiệt độ cơ thể tăng cao khiến bạn dễ mệt mỏi. Tuy nhiên, đừng lo lắng, thay vì cố gắng tập luyện các bài tập cường độ cao, bạn có thể thử rèn luyện cơ thể với Yoga. Một số bài tập Yoga sẽ giúp tinh thần thư giãn sảng khoái, cơ thể thoải mái mát mẻ hơn. Hãy để gợi ý cho bạn các động tác đó nhé!
VÌ SAO YOGA CÓ THỂ GIÚP GIẢI NHIỆT CƠ THỂ?
Một số động tác Yoga giúp xua tan cái nóng và giải nhiệt cơ thể hiệu quả. Ảnh: yogajournal.
Nhiệt lượng tỏa ra từ các hoạt động trao đổi chất là nguyên nhân tạo ra nhiệt độ cơ thể. Đôi lúc, do nhiệt độ bên ngoài quá cao cộng với lượng nước bạn nạp vào ít nên cơ thể dễ mệt mỏi, mất sức. Khác với nhiều bài tập cường độ cao, Yoga không khiến cơ bắp phải hoạt động mà chỉ góp phần kéo dãn và giúp chúng thư giãn hơn. Mặt khác, việc hít thở trong Yoga cũng là yếu tố chính giúp kiểm soát nhịp thở, điều hòa lưu thông máu trong cơ thể. Từ đó, hoạt động trao đổi chất diễn ra êm ả, giải tỏa căng thẳng và duy trì nhiệt độ ổn định của cơ thể.
CÁC BÀI TẬP YOGA GIẢI NHIỆT CƠ THỂ
TƯ THẾ NGỌN NÚI (TADASANA)
Tadasana là một trong những bài tập Yoga cơ bản mà ai cũng có thể làm được. Vì ở mức độ dễ nên khi tập tư thế ngọn núi, bạn nên giữ nguyên động tác trong ít nhất 10-12 giây để đạt hiệu quả tốt nhất. Tadasana giúp cơ thể và tâm trí hòa nhịp cùng nhau, giải tỏa tâm trạng hữu hiệu. Mặc khác, bài tập này còn cung cấp năng lượng và tăng lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Tadasana giúp cơ thể và tâm trí hòa nhịp cùng nhau, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi. Ảnh: verywellfit.
CÁCH THỰC HIỆN:
Đứng thẳng người, hai chân mở rộng bằng vai.Hít thở sâu, mở rộng lòng ngực, đồng thời, đưa hai tay lên cao qua đầu và song song với nhau.
Đẩy hai bả vai ra sau thuận tự nhiên và cảm nhận độ căng của các nhóm cơ.
Giữ nguyên tư thế trong khoảng 15-30 giây.Lặp lại từ 3-5 lần.
TƯ THẾ CON BƯỚM (BADDHA KONASANA)
Nằm trong chuỗi động tác thuộc Asana, tư thế con bướm là bài tập Yoga hữu ích cho cơ thể và tinh thần của bạn. Baddha Konasana có thể tăng cường lưu thông máu, giúp bơm ô xy đến máu nhiều hơn. Bên cạnh đó, tư thế này còn loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi hữu hiệu. Nếu thực hiện Baddha Konasana vào buổi tối, hãy tập luyện cách bữa ăn từ 4-6 giờ tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày.
Tư thế Baddha Konasana mô phỏng động tác vỗ cánh của bướm. Ảnh: yogajournal.
CÁCH THỰC HIỆN:
Bắt đầu với tư thế ngồi trên sàn hoặc tấm thảm yoga.
Hai chân xếp bằng, lòng bàn chân áp sát nhau.Hai bàn tay ôm lấy các đầu ngón chân.
Từ từ di chuyển hai đầu gối gập lên gập xuống theo nhịp mô phỏng động tác vỗ cánh của bướm.
Cố gắng mở rộng vùng xương chậu, hai đầu gối áp sát sàn càng gần càng tốt.
Lưu ý, lưng giữ thẳng, thả lỏng hai vai để cơ thể thoải mái. Bạn có thể thực hiện bài tập này vào buổi sáng và tối trong thời gian 10-12 phút.
TƯ THẾ LƯỠI LIỀM (ANJANEYASANA)
Bài tập Yoga này còn gọi là Half Moon do hình dáng cơ thể trong lúc tập trông giống nhưng một vầng trăng khuyết.
Anjaneyasana giúp bạn rèn luyện tinh thần tập trung, đồng thời tăng nhận thức. Mặt khác, tư thế lưỡi liềm còn tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, mở rộng phổi, ngực và vùng vai. Buổi sáng trước khi ăn là lúc thích hợp nhất để tập Anjaneyasana. Để tối ưu hiệu quả đạt được, hãy cố gắng giữ nguyên tư thế khoảng 10-15 giây ở mỗi chân.
Động tác Anjaneyasana cải thiện hệ tiêu hóa và rèn luyện tinh thần tập trung. Ảnh: yogajournal.
CÁCH THỰC HIỆN:
Đứng thẳng, hai bàn chân hướng về trước, tay buông dọc theo thân người.
Hít sâu và từ từ nâng 2 cánh tay lên cao hướng lên trần nhà, đồng thời, chân phải bước lên phía trên.
Uốn cong người ra phía sau sao cho chân phải tạo thành góc 90 độ so với sàn nhà.
Thở ra và cúi người về phía trước trở lại vị trí đầu.
Đổi bban ên và lặp lại tương tự với bên còn lại.
TƯ THẾ SƯ TỬ (SINGHASANA)
Singhasana cũng là động tác thuộc bộ Asana đại diện cho sức mạnh của chúa tể sơn lâm - sư tử. Tư thế này cũng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện tại bất kỳ nơi nào. Singhasana tác động mạnh đến vùng ngực và các cơ trên mặt giúp bạn thư giãn sau mỗi lần tập.
Singhasana tác động mạnh đến vùng ngực và các cơ trên mặt giúp bạn thư giãn sau mỗi lần tập. Ảnh:zliving.
CÁCH THỰC HIỆN:
Ngồi trên sàn hoặc thảm tập, hai chân duỗi thẳng.
Từ từ nhấc mông lên, đồng thời gập chân phải và đặt đầu gối phải dưới chân mông trái.
Tiếp tục gập đầu gối trái và đặt dưới mông phải, mắt cá trái nằm dưới mắt cá phải.
Toàn bộ trọng lượng cơ thể lúc này sẽ dồn lên đùi và đầu gối.
Hai cánh tay kéo thẳng, lòng bàn tay phải đặt lên gối phải, lòng bàn tay trái đặt lên gối trái.
Miệng mở to, lưỡi đặt nằm gần cằm.
Giữ tư thế này trong 30 giây rồi thu lưỡi và khép miệng lại.
Hai tay tách khỏi đầu gối, duỗi thẳng chân về vị trí ban đầu.
Lặp lại động tác khoảng 8-10 lần.
TƯ THẾ LẠC ĐÀ (USTRASANA)
Ustrasana là bài tập Yoga giúp kéo dãn vùng lưng và xương sống, đồng thời cải thiện hệ hô hấp. Có thể nói, tư thế này tốt cho sức khỏe và tổng thể toàn thân. Ustrasana cũng cải thiện lưu thông máu đến não và thanh lọc cơ thể hiệu quả. Tốt nhất, bạn nên thực hiện động tác này vào bữa sáng hoặc bữa tối trước khi ăn.
Ustrasana giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Ảnh: verywellfit.
CÁCH THỰC HIỆN:
Bắt đầu với tư thế ngồi trên sàn nhà, hai đầu gối gập lại, hai chân đặt dưới mông, hai tay đặt lên đùi.
Hít sâu, từ từ cong lưng về phía sau, kéo căng cơ bụng càng nhiều càng tốt.
Các ngón tay cố gắng nắm hai cổ chân, trọng tâm giữ thẳng.
Giữ nguyên tư thế khoảng 30-60 giây rồi thả lỏng toàn thân trở lại vị trí ban đầu.
Tiếp tục thực hiện động tác thêm 10-15 lần.
TƯ THẾ RẮN HỔ MANG (BHUJANGASANA)
Tư thế Bhujangasana giúp hệ tim mạch và phổi được mở rộng, duy trì hơi thở ổn định, từ đó, cơ thể cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, động tác này còn cải thiện lưu thông máu, cân bằng lượng hormone trong cơ thể, giúp giải tỏa năng lượng tiêu cực.
Bhujangasana giúp cân bằng lượng hormone trong cơ thể và giải tỏa năng lượng tiêu cực. Ảnh: verywellfit.
CÁCH THỰC HIỆN:
Nằm sấp trên sàn. hai tay xuôi dọc theo thân người, hai chân khép lại.
Từ từ đưa hai tay lên vị trí ngang vai, chống lòng bàn tay xuống sàn.
Dùng sức nâng toàn thân lên bằng tay, đồng thời hít thở sâu, đầu ngửa lên cao.
Cố gắng kéo căng người ra sau như tư thế con rắn hổ mang, lưu ý siết cơ bụng để tăng hiệu quả.
Giữ tư thế trong khoảng 15-30 giây và thả lỏng cơ thể trở về tư thế ban đầu.
Lặp lại động tác này khoảng 5-10 lần.
TƯ THẾ THƯ GIÃN (SAVASANA)
Kết thúc quá trình tập luyện bằng động tác Savasana là cách tốt nhất để cơ thể thư giãn. Động tác này trông giống như một tư thế nằm ngủ thông thường. Tuy nhiên, điều khác biệt chính là việc cảm nhận sự bình yên và thoải mái trong từng hơi thở.
Kết thúc quá trình tập luyện bằng động tác thư giãn Savasana. Ảnh: Womenshealthmag.
CÁCH THỰC HIỆN:
Nằm thẳng trên thảm hoặc sàn, hai chân mở rộng bằng vai, tay duỗi thẳng.
Nhắm mắt lại, thả lỏng đầu óc.
Thực hiện chuỗi hít thở sâu 5 nhịp để xua tan căng thẳng.
Trở lại trạng thái ban đầu, nằm thư giãn, gạt bỏ mọi suy nghĩ và lo lắng trong tâm trí.
Theo elle.vn
Làm sao để đặt mục tiêu giảm cân đúng kế hoạch? Có 3 thời điểm con người cảm thấy mình "thiếu nghị lực" nhất, đó là nhìn thấy trai đẹp, nhịn xì hơi và giảm cân. Làm sao để mục tiêu giảm cân của bạn không "tan thành sương khói" trước những mỹ thực nhân gian này? Hãy để giúp bạn đi đúng tiến trình và đạt hiệu quả như mong muốn nhé! Giảm...