Tư thế ngủ và sức khỏe phụ nữ
Theo một khảo sát của tổ chức Sleep Health Foundation, 38% phụ nữ Australia thường cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy. Vậy điều gì đã ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ?
Ngủ sai tư thế là nguyên nhân gây ra chuột rút, suy giảm tuần hoàn máu và khiến các cơ đau mỏi mỗi buổi sáng.
Đau quai hàm: Nằm ngửa
Theo các nhà khoa học Canada, khoảng 8% người trưởng thành mắc chứng nghiến răng, một loại bệnh gây đau răng và quai hàm, nghiêm trọng hơn có thể làm biến dạng khuôn mặt của bạn. Căng thẳng, lo âu và rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân chính gây ra tật này. Nếu bạn mắc phải chứng nghiến răng, khi đi ngủ hãy cố gắng nằm ngửa, môi khép nhưng răng để mở, điều này giúp các cơ mặt và hàm dưới được thư giãn. Để tránh việc bạn quay đầu, hãy đặt tay thẳng ở hai bên vì con người thường có xu hướng xoay đầu khi tay không để thẳng.
Đau lưng: nằm nghiêng người, kê gối dưới chân
Tạp chí Clinical Journal of Pain cho biết khoảng 40% phụ nữ mắc chứng đau cột sống. Đặc biệt khi ngủ sai tư thế công sức điều trị sẽ bỏ sông bỏ bể vì vậy bạn nên nằm nghiêng, để đầu gối vuông góc, hông để thẳng và kê dưới đầu gối 1-2 chiếc gối. Bạn có thể thấy tư thế này rất buồn cười tuy nhiên qua thời gian nó sẽ rất tốt cho xương sống.
Đau vai: nằm nghiêng người và ôm gối
Video đang HOT
Ngủ sai tư thế là một trong những thủ phạm của việc đau vai. Rất nhiều phụ nữ khi ngủ thường gối tay dưới đầu gây tổn thương thần kinh cánh tay. Bạn nên nằm nghiêng bên vai không bị đau, hai tay ôm gối, chân co lại (đặt gối giữa 2 đùi). Nếu cả 2 vai đều bị đau hãy nằm ngửa và đặt tay ở hai bên.
Viêm xoang: nằm nghiêng, kê cao đầu
Bất cứ khi nào bạn bị nghẹt mũi do viêm xoang hoặc cảm lạnh hãy tránh việc nằm ngửa vì việc này sẽ khiến bạn bị khô miêng. Thay vì vậy hãy nằm nghiêng, kê cao đầu và hai tay ôm gối để thông thoáng mũi.
Đau khớp háng: nằm ngửa
Theo nghiên cứu của Tạp chí Archives of Physical Medicine and Rehabilitation khoảng 15% phụ nữ mắc bệnh đau khớp háng, chứng viêm nhiễm các khớp quanh vùng hông. Những cơn đau này thường khiến bạn mất ngủ cả đêm, vì vậy hãy nằm ngửa để tránh việc gây áp lực cho phần hông, giúp hông nghỉ ngơi sau 1 ngày dài ngồi và đi bộ. Bạn có thể kê thêm gối dưới đầu gối để cảm thấy thoải mái hơn.
Tê cứng cổ: nằm ngửa
Một chiếc gối quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến xương sống cổ bị đè nén, gây căng thẳng cho các cơ ở cổ khiến đau và tê cứng cổ đặc biệt khi bạn nằm một bên. Bệnh nhân bị đau cổ nên nằm ngửa, giữ cổ thẳng
Theo VNE
Ngủ sai tư thế có thể khiến bạn "vẹo cả cổ"
Ngủ sai tư thế có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lắm đấy!
Ảnh minh họa
Dạo gần đây, không hiểu sao mà cứ vài ba ngày một lần, vào mỗi khi thức dậy, ở vùng cổ em như bị cái gì kéo căng ra khiến nó vẹo hẳn sang bên trái và đau đến nỗi em không thể tự ngồi dậy được mà phải nhờ mẹ nâng người lên. Sau khi bóp mạnh vài cái vào vùng gáy thì cơn đau có thuyên giảm một tí, tuy nhiên cổ em vẫn trong trạng thái cứng đơ, không thể quay ra đằng sau hay cúi xuống được trong cả ngày hôm đó. Ngoài ra, cơ thể em hoàn toàn bình thường, không bị sốt hay có dấu hiệu gì lạ khác. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải bệnh gì nghiêm trọng không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! (cinder...@yahoo.com.vn).
Chào em,
Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã mắc phải chứng vẹo cổ khi ngủ dậy (y học cổ truyền gọi là lạc chẩm hay thất chẩm).
Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh vẹo cổ khi ngủ dậy thường là do tư thế lúc ngủ không hợp lý, gối quá cao hoặc quá cứng khiến cho đầu cổ lệch về một bên, các cơ vùng cổ như cơ thang, cơ ức đòn chũm bị căng giãn kéo dài mà sinh đau.
Ngoài ra, tình trạng thoái hoá cột sống cổ hoặc cổ bị lạnh cũng là những yếu tố góp phần làm bệnh phát sinh hoặc nặng thêm.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là cổ bị căng cứng, cảm giác đau nhức khó chịu tăng lên khi cố làm động tác quay cổ, có khi đau lan xuống bả vai, chi trên hoặc vùng liên sống bả, khiến cho cổ phải nghiêng về một bên trong tư thế rất gò bó.
Khi vô tình mắc phải tình trạng khó chịu này, trước tiên người bệnh phải hết sức bình tĩnh và sau đó lần lượt tiến hành các thao tác sau:
- Dùng lòng bàn tay xoa xát vùng cổ trong vài phút sao cho tại chỗ nóng lên, cũng có thể chườm vùng cổ vai bằng muối sao nóng hoặc muối sao với lá ngải cứu.
- Dùng các ngón tay nhẹ nhàng day ấn cổ vai để xác định được các điểm đau nhiều. Sau đó dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa day ấn các điểm này trong vài phút.
Chú ý mỗi điểm day đều với một lực vừa phải chừng 30 giây rồi nghỉ chừng 2 giây và lại tiếp tục ấn, thực hiện chừng 3-4 lần như vậy. Khi ấn cảm giác đau nhức thường tăng lên nhưng không vì thế mà giảm cường độ tác động.
- Mỗi ngày kiên trì day ấn huyệt lạc chẩm vài lần. Vị trí huyệt lạc chẩm là ở mu bàn tay, nằm giữa hai xương bàn tay 2 và 3. Huyệt vị này có tác dụng chữa trị các chứng bệnh như cứng gáy, đau nửa đầu, đau dạ dày, đau họng, đau vai và cánh tay...
Ngoài thủ thuật day bấm, người ta còn dùng kim châm cứu châm thẳng hoặc xiên tại chỗ thường có cảm giác căng tức.
Nói tóm lại, em chỉ cần áp dụng thủ pháp trị liệu như trên chừng 3 - 4 lần là có thể chữa khỏi chứng vẹo cổ hoặc ít nhất cũng giúp cho bệnh trạng thuyên giảm nhiều.
Tuy nhiên, nếu đã thực hiện đúng theo phương pháp trên nhưng hiệu quả vẫn không rõ rệt thì bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để tìm thêm nguyên nhân và loại trừ biến chứng của các bệnh khác (nếu có).
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Theo VNE
Bí kíp điều trị tật xấu "ngáy to như sấm" khi ngủ Tật xấu này gây ảnh hưởng tới người xung quanh chúng ta đấy nhé! Tìm hiểu về tật ngủ ngáy Ngủ ngáy là tật phát ra âm thanh qua đường thở khi ngủ. Nguyên nhân của điều này là do không khí được đưa đến sau họng và phải đi qua một đoạn hẹp, khiến nó tăng vận tốc, tạo nên một áp...