Từ “The Crown” đến “Darkest Hour”, Winston Churchill hay nguồn cảm hứng bất tận cho giải thưởng lớn?
Trong thời khắc đen tối nhất của nước Anh trước bờ vực chiến tranh, Winston Churchill ( Gary Oldman) bằng ngôn từ và lời nói là vũ khí chính, còn mạnh hơn cả súng đạn, đã đánh bại Hitler một cách ngoạn mục.
Phim đang chiếu rạp The Darkest Hour được lấy bối cảnh vài tuần trước khi Winston Churchill chính thức đảm nhiệm vai trò Thủ tướng của một đất nước đang vô cùng rối ren trong tình cảnh quân phát xít đã đánh chiếm gần như toàn bộ châu Âu: Bỉ, Pháp, Hà Lan và các nước đồng minh thất thủ, toàn bộ quân lính Anh bị dồn đến tận bờ biển ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
Churchill ngồi vào ghế Thủ tướng chỉ với hai sự lựa chọn, thoả hiệp với Hitler hoặc chống trả đến cùng với tỉ lệ chiến thắng được ví như là ảo tưởng. Vị tân Thủ tướng, đương nhiên, kiên quyết chống lại tên độc tài Hitler đến cùng và bị tất cả thành viên trong Chính phủ cũng như chính Đảng của ông phản đối kịch liệt. Đúng như cái tên của nó, “Giờ đen tối”, quãng thời gian này đối với Churchill không thể khó khăn hơn.
Không làm khán giả khỏi thất vọng, Gary Oldman đã vào vai Winston Churchill một cách xuất sắc và ngọt ngào. Xuất hiện với hình ảnh có phần quái đản và gàn dở, Gary là một ông lão già nua bệ vệ ngồi trên giường, bữa sáng vẫn đang ngổn ngang trước mặt, điếu xì gà trên tay và luôn miệng đọc diễn văn cho nữ thư ký ghi chép lại – và nếu chẳng may có sai sót không đúng ý, như là cách dòng hẹp, ông chẳng ngại ngần nạt nộ lớn tiếng vào mặt cô gái trẻ.
Gary Oldman trong vai Winston Churchill
Tất cả những đặc điểm nổi bật của Winston Churchill đều được Gary lột tả rất ấn tượng và vô cùng cẩn thận: một ông lão khó tính, bị cho là gàn dở, nghiện rượu và xì gà, không ngại ngần nói những câu công kích và sẵn sàng chặn họng, quát tháo người khác…
Cũng là con người luôn hết mình với công việc, tận tâm với tổ quốc, luôn biết rõ trách nhiệm mà ông đang gánh vác, làm việc từ khi thức dậy trên giường, trong lúc đang tắm, trên đường đi từ nhà tới văn phòng chính phủ và đến tận đêm khuya. Gary Oldman đã thể hiện tất cả điều đó một cách hoàn hảo và Quả cầu vàng danh giá ông nhận được là minh chứng cho điều đó.
Nói đến nhân vật Winston Churchill, nếu bạn là một “con mọt phim” chắc cũng không thể quên được vị Thủ tướng này cũng đã từng là nguồn cảm hứng cho series phim The Crown (Vương quyền) đình đám năm 2016 của Netflix, đồng thời đã đem về choJohn Lithgow một giải Emmy cho vai diễn này.
Tuy nhiên, bối cảnh có phần hơi khác, vị Thủ tướng mà Lithgow hoá thân lúc này đã 80 tuổi, tái đắc cử Thủ tướng lần 2 và được tất cả nhân dân nước Anh yêu mến, ủng hộ.
Winston Churchill phiên bản John Lighgow trong “The Crown”
So với Winston trong Darkest Hour, ngài Winston trong The Crown có phần bảo thủ và khó tính hơn. Những đặc trưng về tính cách, cách làm việc, phong thái và giọng nói cũng được Lithgow lột tả khá xuất sắc và có phần tương đồng với Gary.
Xem The Crown, bạn sẽ cảm thấy Winston dễ ghét, khó chịu hơn. Thậm chí, có những tập Winston cứ như thể là nhân vật… phản diện: luôn độc đoán, khó chịu, khác người và giống như đang tìm cách để chống lại Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhị vậy.
Điểm chung duy nhất của nhân vật Winston này trong hai bộ phim có lẽ là luôn bị phản đối bởi những thành phần còn lại trong Nội các, cho rằng ông không phù hợp với vai trò Thủ tướng.
Tuy nhiên, chính sự bảo thủ, tính quyết đoán mà Winston Churchill đã giúp nước Anh vượt qua được thời khắc đen tối nhất, đánh bại chế độ độc tài phát xít tàn độc nhất trong lịch sử của Hitler. Điều này không được nói đến trong The Crown, nhưng đã được Gary Oldman thể hiện không thể hay hơn bằng diễn xuất tài ba của mình trong Darkest Hour.
Video đang HOT
Với Darkest Hour, Winston là nhân vật chính, là trung tâm của bộ phim. Khán giả có nhiều cơ hội để tiếp xúc với nhân vật này hơn, được khám phá nhiều mặt tính cách, thấy được một ông lão hóm hỉnh, ông chồng già yêu vợ, vị Thủ tướng với vẻ ngoài trang nghiêm và đáng sợ nhưng hoá ra lại rất đồng cảm với nhân viên của mình; và đào sâu vào phân tích tư duy để hiểu được tại sao một ông già bị cho là gàn dở, nghiện ngập, luôn tính toán sai lại có thể làm được điều mà cả châu Âu không ai làm được.
Darkest Hour không chỉ là một bộ phim tái hiện lại khoảnh khắc lịch sử hay một thời điểm trong quá khứ, mà nó còn tái hiện lại một nhân vật lịch sử tầm cỡ gánh vác sinh mạng của cả thế giới trên vai. Các nhà làm phim đang cho thấy rằng việc khai thác những câu chuyện lịch sử và đưa lên màn ảnh là một cách thức vô cùng tuyệt vời để soi sáng hiện tại.Mùa giải Oscar năm nay chứng kiến một cuộc đổ bộ lớn chưa từng có của những bộ phim được làm dựa trên các nhân vật lịch sử có thật.
Danh sách các diễn viên đang dẫn đầu đề cử là những cái tên quen thuộc: Gary Oldman, diễn viên gạo cội Christopher Plummer (trong vai nhà tư bản giàu nhất thế giới J. Paul Getty phim “All the Money in the World”); bậc thầy diễn xuất Tom Hanks (vai Ben Bradleetrongphim “The Post”); Harley Quinn điêndại Margot Robbie (nay hoáthânthànhvậnđộngviên Tonya Harding in “I, Tonya”); Emma Stone (trongvai Billie Jean King của “Battle of the Sexes”).
Không phải ngẫu nhiên mà trong hai năm liền, nhân vật Winston Churchill lại được các nhà làm phim lựa chọn đưa lên màn ảnh. Vai diễn này cũng đem lại cho diễn viên của nó những giải thưởng danh giá nhất: John Lithgow với giải Emmy cho Nam diễn viên phụ xuất sắc, Gary Oldman thì rinh về giải Quả cầu vàng cùng một đề cử Oscar mới đây.
Trăm nghe không bằng một thấy, hãy tự mình khám phá tại sao vị Thủ tướng Anh này lại khiến cả thế giới “lên cơn sốt” như vậy nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Gary Oldman - "Tắc kè hoa" thiên tài của nền điện ảnh Anh Quốc
Bí quyết giúp Gary Oldman hóa thân trọn vẹn vào vai Winston Churchill, có lẽ là vì chính bản thân ông cũng có nhiều nét tương đồng với vị cựu thủ tướng nổi tiếng của xứ sương mù.
Với màn trình diễn quá xuất sắc trong The Darkest Hour, Gary Oldman đang được xem là ứng cử viên nặng ký nhất trong cuộc đua Nam chính xuất sắc tại giải thưởng Oscar lần thứ 90. Trước đó, ông chỉ mới được Viện Hàn lâm Khoa học và Điện ảnh Hoa Kỳ trao cho một đề cử nhờ vai diễn trong bộ phim Tinker Tailor Soldier Spy (2011).
Thần tượng diễn xuất của nhiều thế hệ diễn viên
Hollywood có thể không mấy "mặn mà" trong việc công nhận tài năng của Gary Oldman. Nhưng với các đồng nghiệp, đặc biệt là trong mắt các diễn viên nam trẻ hơn, Gary Oldman chính là "cây đại thụ" để lại trong họ nhiều cảm hứng diễn xuất.
"Brit Pack" là biệt danh dùng để chỉ lứa diễn viên người Anh - những người đã trở thành ngôi sao lớn ở Hollywood trong thập niên 1980. Lớp diễn viên này bao gồm những cái tên như: Tim Roth, Bruce Payne, Paul McGram, quý ông thanh lịch Colin Firth và người đã trở thành "huyền thoại diễn xuất" Daniel Day - Lewis. Trong số này, Gary Oldman được xem như là nhân tố dẫn đầu "cơn sóng" Anh tại Hollywood thời kỳ đó.
Ngày nay, các diễn viên tuổi tầm trên dưới 40 như Chris Pine, Benedict Cumberbatch, Joseph Gordon-Levitt, Michael Fassbender... xem Oldman là một trong những diễn viên có có tầm ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của bản thân họ. Tom Hardy không ngần ngại gọi Oldman là "người hùng, diễn viên tuyệt vời nhất và là thần tượng lớn" trong lòng anh. Brad Pitt, Daniel Radcliffe và Ryan Gosling thì gọi ông là diễn viên yêu thích nhất của mình.
Những ngôi sao khác kỳ cựu hơn như Anthony Hopkins, Ralph Fiennes, Keanu Reeves thì dùng từ "thiên tài" để mô tả về Gary. Ngay cả các đạo diễn tên tuổi như Christopher Nolan, Luc Besson hay David Cronenberg cũng không tiếc lời khen ngợi khi ví von ông là "một trong năm diễn viên giỏi nhất thế giới".
Gary Oldman và fanboy Tom Hardy
Khi còn nhỏ, Gary Oldman rất thích học đàn piano và có ước mơ trở thành một ca sỹ. Nhưng khi nhìn thấy Malcolm DcDowell diễn xuất trong The Raging Moon (1971), Gary Oldman đã từ bỏ mọi khát khao trước đó để theo đuổi ước mơ diễn xuất. Trong bài phỏng vấn với Charlie Rose năm 1995, ông nói: "Có điều gì đó trong Malcolm đã níu giữ tôi, tôi cảm thấy sự kết nối và biết rằng &'mình muốn làm điều đó'".
Gay Oldman bắt đầu sự nghiệp diễn xuất từ năm 1979 với các vai diễn trên sân khấu kịch lẫn trên màn ảnh. Sid and Nancy (1986), Prick Up Your Ears (1987), Rosencrantz & Guildenstern are dead (1990) là những tác phẩm đầu tiên đưa cái tên Gary Oldman đến với công chúng.
Trải qua hơn 35 năm trong nghề, đảm nhận gần trăm vai diễn khác nhau, từ chính cho tới phụ, Gary Oldman luôn khiến cho khán giả phải thán phục trước khả năng biến hóa tài tình của mình. "Tắc kè hoa" là biệt danh mà truyền thông ưu ái dành tặng cho nam diễn viên 69 tuổi.
Tài năng đi cùng với tai tiếng
Cựu thủ tướng Anh Winston Churchill là một trong những chính trị gia có tầm ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. Được ca ngợi với khả năng lãnh đạo xuất chúng, nhưng bản thân Winston cũng rất nổi tiếng với những thói xấu như: nghiện cổ phiếu, nghiện rượu, mê xì gà và cuối cùng là khả năng quản lý tài chính tồi tệ. Trong suốt cuộc đời, Winston luôn phải loay hoay với cảnh nợ nần vì thói tiêu xài hoang phí.
Đi cùng với tài năng, Gary Oldman cũng là một ngôi sao thường xuyên vướng vào các tranh cãi. Trong suốt thập niên 90, Gary Oldman là một con ma men với khả năng "nốc rượu như nước lã". Ông uống khoảng 2 chai vodka một ngày, chất cồn dung nạp quá nhiều khiến lưỡi bị đen. Sau này khi nhớ lại, Gary cho biết ông đã từng nhiều lần đưa ra quyết định nhận vai trong tình trạng say xỉn.
Gary Oldman trong vai Sirius Black
Gary Oldman từng 4 lần đổ vỡ trong hôn nhân. Trong đó, người vợ thứ ba - nhiếp ảnh gia Donya Fiorentino - từng tố cáo ông bạo hành, sống buông thả trong rượu chè, gái gú sau 4 năm chung sống. Gary sau đó đã phủ nhận mọi cáo buộc.
Quan điểm chính trị, những phát ngôn "mỉa mai" các quan chức lãnh đạo trong ngành giải trí cũng từng là lý do khiến Gary Oldman bị đưa vào danh sách đen của Hollywood vào đầu những năm 2000. Mới đây nhất, trước khi giải Quả Cầu Vàng 2018 diễn ra, nhiều người đã nhắc lại chuyện Gary Oldman đã gọi đây là giải thưởng "vô nghĩa", màu mè và không có giá trị nghệ thuật vào năm 2014.
Ngôi sao đến từ tầng lớp bần hàn
Khác với Hollywood, nơi không quá quan trọng đến nguồn gốc xuất thân của diễn viên, thì ngành công nghiệp điện ảnh Anh Quốc lại là sân chơi có sự phân biệt đẳng cấp rõ nét. Ở Anh, các diễn viên muốn khởi nghiệp thường phải trải qua quá trình học tập, trau dồi kinh nghiệm trong các trường lớp chính quy. Học phí tại các trường kịch nghệ ở Anh khá đắt đỏ. Và chỉ có những ai có tài chính dồi dào mới có khả năng theo đuổi nghệ thuật.
Winston Churchill có xuất thân quý tộc. Còn Gary Oldman là đứa trẻ đến từ nơi chẳng có tên tuổi. Ông sinh ngày 21/3/1958, trong thời kỳ vàng son của xã hội Anh khi một vài đứa trẻ trong tầng lớp lao động cũng có cơ hội được bước chân vào đại học. Cha của Gary là một thủy thủ, ông nghiện rượu và rời bỏ gia đình khi Gary chỉ mới bảy tuổi.
Gary Oldman lúc nhỏ
Người mẹ đơn thân, được ông gọi là "chú chim đáng khâm phục" đã một mình nuôi dạy hai đứa con nên người. Nhưng khả năng tài chính và năng lực học tập không đủ, Gary đành bỏ học năm 16 tuổi. Ông đã làm rất nhiều nghề như bán giày, gác cổng và thậm chí là thợ cắt tiết lợn để có tiền theo học diễn xuất tại Young People's Theatre, Greenwich.
Học viện Nghệ thuật Hoàng Gia - nơi từng đào tạo rất nhiều ngôi sao từ Anthony Hopskins, Vivien Leigh... cho đến Sally Hawkins, Tom Hiddleston, Ben Whishaw... đã từ chối Gary Oldman. Họ viết thư động viên ông nộp đơn vào năm sau nhưng đồng thời cũng khuyên ông nên tìm việc gì khác để kiếm sống. Sau này, khi nhắc lại, Gary chỉ đùa rằng: "Công việc chứng minh tất cả".
Gặp khó khăn vì sự phân biệt đẳng cấp, Gary Oldman cập bến Hollywood để tìm cơ hội mới. Diễn tốt mọi loại vai nhưng Gary Oldman thường chỉ gây ấn tượng mạnh cho khán giả qua các vai phản diện. Kẻ sát nhân Lee Harvey Oswald trong JKF (1991), bá tước Dracula trong Bram Stoker's Dracula (1992), gã đặc vụ biến chất Norman trong Leo: The Professional (1994) đều trở thành những biểu tượng ác nhân trên màn ảnh
Các vai diễn nổi bật của Gary Oldman
Đến năm 2014, Gary Oldman mới quay về Anh để tham gia loạt phim Harry Potter. Vai diễn cha đỡ đầu Sirius Black và cảnh sát trưởng James Gordon trong trilogy Batman của Christopher Nolan khiến cho cái tên Gary Oldman đến gần hơn với nhiều tầng lớp, đối tượng khán giả. Đặc biệt, hình tượng James Gordon của Gary được xem là "phiên bản hoàn hảo nhất" của nhân vật này.
Huyền thoại phê bình phim Roger Ebert đã từng gọi Gary Oldman là "một trong những diễn viên vĩ đại, có khả năng đóng kẻ bề trên, người nghèo hèn, thô bạo, quý phái". Nhiều cây bút khác, dù thừa nhận tài năng của Gary nhưng cũng nhận định ông là một trong những "diễn viên vĩ đại không bao giờ thắng được Oscar".
Minh chứng là dù có cả sự nghiệp đồ sộ, là thần tượng của nhiều đàn em nhưng Gary Oldman mới chỉ mới nhận được một đề cử Oscar vào năm 2011. Tuy nhiên, nhận định này có khả năng sẽ không còn đúng nữa. Khi Gary Oldman - một trong những diễn viên tài năng nhất Anh Quốc đã có màn hóa thân không thể tuyệt vời hơn trong vai Winston Churchill, biểu tượng lịch sử của chính người Anh.
Gary Oldman trong hóa thân thành thủ tướng Winston Churchill
Khi xem Gary diễn trong The Darkest Hour, người xem như nín thở, hồi hộp và vỡ òa theo những sắc thái tâm trạng của nhân vật. Trận di tản lớn nhất lịch sử hiện đại Dunkirk đã thành công nhờ vào một nửa công lao của Winston Churchill, nước Anh đã đứng vững trong chiến tranh nhờ quyết tâm và bản lĩnh của vị chính trị gia sắt thép. Và với Winston Churchill, có lẽ cuối cùng thì Viện Hàn Lâm cũng không thể "nhắm mắt làm ngơ" trước tài năng của Gary Oldman.
Theo Trí Thức Trẻ
Điểm mặt 11 lần vị thủ tướng nổi tiếng nhất lịch sử nhân loại Winston Churchill xuất hiện trên phim Dưới đây là những lần vị thủ tướng nổi tiếng Winston Churchill đã xuất hiện trên màn ảnh. Thủ tướng Anh Winston Churchill có lẽ là một trong số những chính trị gia nổi tiếng nhất không chỉ trong lịch sử nhân loại mà còn cả trong điện ảnh. Vai trò của ông trong việc lãnh đạo nước Anh cũng như phần còn...