Tự thay dầu nhớt xe máy tại nhà thế nào cho đúng?
Trong tình hình dịch Covid-19 đang bùng phát, nếu xe máy tới hạn thay dầu mà các cửa tiệm sửa xe máy đóng cửa thì có thể thay dầu nhớt tại nhà.
Nên xả nhớt khi động cơ còn hơi ấm – Ảnh minh hoạ.
Xét về điều kiện đường xá của VIệt Nam, với chế độ dừng và chạy liên tục trong thành phố buộc động cơ phải làm việc với cường độ cao, nên thường xuyên thay dầu nhớt cho xe máy. Tuy nhiên, việc thay dầu nhớt cho xe máy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian sử dụng xe, điều kiện thời tiết, mức độ sử dụng, tốc độ xe và chất lượng của dầu nhớt.
Theo anh Minh Tiến, kỹ thuật viên làm việc tại trung tâm sửa chữa xe Huyền Trang (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, việc tự thay dầu nhớt xe máy tại nhà không khó và nhưng cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây.
Chuẩn bị dụng cụ
Trước khi đi vào thực hiện cách thay dầu nhớt xe máy thì cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
- Ca hoặc thau để đựng dầu nhớt cũ.
- Phễu để châm dầu nhớt mới vào.
- Khăn bẩn để lau dầu nhớt.
- Khăn sạch để lau ốc xả.
- Que thăm dầu nhớt.
- Kềm mỏ bằng với nhiệm vụ mở và đóng lỗ châm dầu nhớt.
Video đang HOT
- Dầu nhớt cho xe máy mới và cần chuẩn bị loại dầu nhớt chất lượng phù hợp với xe máy
- Có thể chuẩn bị thêm dung dịch phụ trợ nếu có.
Tiến hành thực hiện thay dầu nhớt xe máy
Bước 1: Thực hiện xả dầu nhớt cũ
Chạy xe cầm chừng đủ thời gian sau đó tiến hành xả dầu nhớt (lưu ý để động cơ còn hơi ấm thì xả sẽ sạch hơn).
Xác định vị trí ốc xả dầu nhớt và mở ra. Khi mở thì lưu ý rằng với lực vừa phải và đẩy chìa khóa về trước nếu như đang ở bên trái của xe. Khi đã nới lỏng được ốc dầu nhớt thì dùng tay tháo hẳn ốc ra và cần tránh để rơi ốc vào thau đựng dầu nhớt cũ nhé.
Dùng kềm mở nắp châm dầu nhớt và dùng que thăm dầu nhớt để dầu nhớt cũ chảy ra một cách nhanh hơn. Lưu ý nếu muốn không bị trầy chi tiết nhựa ở thao tác này có thể lót thêm khăn sẽ giúp kềm không làm trầy.
Đợi đến khi thấy dầu nhớt chảy nhỏ giọt thì nghiêng xe qua lại giúp cho dầu nhớt cũ chảy ra nhiều hơn. Thường thì nên nghiêng sang mỗi bên khoảng 1 phút rồi làm với bên còn lại vài lần sẽ giúp cho dầu nhớt cũ xả sạch.
Sau khi hết dầu nhớt cũ thì tiến hành rửa sạch cát bụi còn bám ở trên ốc bằng dầu hôi và lau khô. Dùng khăn sạch để lau hết đất bên trong chân răng và vặn ốc trở lại. Thao tác này giúp hạn chế không để chất bẩn lọt vào trong động cơ và gây hư hỏng chân răng khi vặn ốc vào.
Khi siết ốc vào thì với lực vừa đủ chặt mà thôi không cần siết quá mạnh vì có thể làm cong vênh long đền hoặc tuôn răng.
Bước 2: Tiến hành thay dầu nhớt mới
Tiếp theo với cách thay dầu nhớt xe máy tại nhà thực hiện như sau:
Dùng phễu châm dầu nhớt mới vào trong động cơ nhưng cần lưu ý ước lượng để không phải bị dư so với bình dầu nhớt được mua sẵn (lượng dầu nhớt nên đúng theo khuyến cáo của hãng xe). Bởi không phải châm nhiều dầu nhớt hơn là tốt.
Tiếp đến hãy dùng que thăm nhằm kiểm tra xem châm dầu nhớt đã đủ lượng cần thiết hay chưa. Ở trên que thăm thì nó sẽ có 2 đường ngang chỉ mức dầu nhớt tối thiểu và tối đa. Chỉ cần lau khô que thăm với khăn sạch rồi cắm vào trong lỗ. Tiếp đến lấy ra là biết rõ được mức nhớt hiện đang ở đâu.
Thông thường với cách thay dầu nhớt xe máy tại nhà nên canh sao cho dầu nhớt lên gần hoặc là bằng ở mức cao nhất. Nó sẽ dự phòng cho trường hợp hao hụt khi vận hành để xe luôn có được đầy đủ lượng nhất cần thiết.
Cuối cùng khóa nắp châm dầu nhớt và thu dọn đồ nghề dụng cụ, chai dầu nhớt và nhớt thải. Cần chú ý không được đổ nhớt thải xuống ống cống bởi nó sẽ gây hại cho môi trường. Có thể lưu trữ rồi bán lại với người thu mua dầu nhớt cũ.
Sai lầm dễ mắc phải khi tự rửa ô tô tại nhà
Trong bối cảnh dịch bệnh khiến tất cả các cơ sở chăm sóc xe phải đóng cửa thì rửa ô tô tại nhà là cách tốt để giữ cho xế cưng sạch đẹp. Tuy vậy, đa số chủ xe sẽ mắc phải một trong những sai lầm dưới đây.
Trong thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 tại một số địa phương như hiện nay, tất cả các showroom, gara ô tô, cửa hàng chăm sóc xe, rửa xe,... đều buộc phải đóng cửa. Nhiều chủ xe kỹ tính sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu khi nhìn xế cưng của mình bị lem nhem, bụi bẩn. Điều này dẫn tới nhu cầu tự rửa xe tại nhà tăng cao.
Tất cả các trung tâm chăm sóc xe, rửa xe,... tại Hà Nội đều buộc phải đóng cửa trong thời gian giãn cách xã hội. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Theo các chuyên gia về chăm sóc xe, khi rửa xe tại nhà cần tránh một số điều sau để bảo vệ cho xế cưng của mình tốt nhất:
Rửa xe dưới trời nắng gắt
Sau khi ô tô di chuyển một đoạn đường dài, một số tài xế lựa chọn rửa xe khi trời nắng gắt để xe nhanh khô hơn. Tuy nhiên, điều này không hề tốt, bởi dưới hấp thụ của ánh nắng mặt trời cũng như sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ làm lớp sơn ngoại thất của xe bị tổn hại
Những giọt nước nhỏ kết hợp chất tẩy rửa đọng lại trên xe nhanh chóng bị làm khô tạo ra vết ố đọng lại trên bề mặt, theo thời gian, còn có thể gây bong tróc sơn. Vì vậy, nên rửa xe vào lúc ánh nắng yếu như sáng sớm, chiều tối hoặc chọn những nơi có bóng râm,...
Dùng nước rửa bát, xà phòng giặt để rửa xe
Nước rửa bát (chén) hoặc xà bông giặt hoà với nước là dung dịch mà nhiều tài xế sử dụng để rửa ô tô. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm khi rửa xe, bởi nước rửa chén hay xà phòng giặt vốn chứa nhiều chất tẩy rửa, mang tính kiềm cao. Khi dùng để rửa xe, các chất này sẽ tác động trực tiếp lên lớp bảo vệ bề mặt sơn, theo thời gian sẽ ảnh hưởng đến màu sơn của xe.
Để đạt hiệu quả cao nhất, chủ phương tiện nên mua dung dịch rửa xe chuyên dụng dùng cho ô tô để làm sạch chất bám bẩn, loại bỏ những vết "cứng đầu" cũng như không làm tổn hại đến bề mặt của sơn.
Lau rửa xe tại nhà là cách mà nhiều chủ xe đang áp dụng để chăm sóc xế cưng. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Dùng quá ít nước khi lau rửa xe
Không phải ai cũng có thể trang bị vòi xịt áp suất cao tại nhà để rửa xe, do vậy nhiều người chọn cách dùng khăn ướt để lau lên bề mặt xe. Sau mỗi lần lau và nhúng khăn lau vào xô, những hạt cát nhỏ hay bụi bẩn sẽ tích tụ lại trong xô hoặc có thể bám vào khăn gây nên những vết xước nhỏ trong những lần lau tiếp theo.
Do đó, khi lau rửa xe nên chuẩn bị nhiều nước để làm sạch khăn lau liên tục để đạt hiệu quả cao nhất. Sử dụng nhiều nước trong quá trình làm sạch xe cũng giúp rửa trôi triệt để các chất tẩy rửa trên bề mặt ô tô.
Sử dụng khăn lau kém chất lượng
Để giảm bớt chi phí, nhiều người thường tận dụng mẫu quần áo cũ, hay các loại khăn mặt, khăn tắm bình thường để lau xe. Ngoài ra, theo thói quen, một số người thường lau bề mặt xe theo hình tròn. Việc dùng các loại khăn lau khô cứng kết hợp cách lau không đúng rất dễ dẫn đến những vết trầy xước theo vòng xoáy trên bề mặt sơn xe.
Để bảo vệ bề mặt sơn, các chủ xe nên dùng khăn chuyên dụng được làm bằng vải sợi mềm, có tính hút nước cao. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, chỉ lau xe theo một chiều ngang hoặc dọc để tránh tối đa những vết xước xoáy, rất lộ nếu đưa xe ra ánh sáng.
Rửa xe xong để im một chỗ
Việc rửa xe tại nhà thường được thực hiện ngay tại sân hoặc gara để ô tô. Chủ xe thường có tâm lý rửa xong là để im xe tại chỗ. Theo các chuyên gia, sau khi rửa ô tô xong mà để xe một chỗ có thể khiến chiếc xe vẫn còn bị đọng nước ở các ngóc ngách, có thể gây han gỉ, nhất là tại các bộ phận như gầm, má phanh, la-zăng,...
Do vậy, khi rửa xong chiếc xe của mình, chủ xe cần lau khô các bộ phận, đồng thời nếu có thể thì di chuyển xe của mình một đoạn ngắn để giúp các bộ phận trên xe trở nên khô ráo trước khi đem cất.
Ô tô không đi trong thời gian giãn cách, chủ xe nên làm gì để bảo quản tốt? Việc không sử dụng đến trong hàng chục ngày có thể khiến ô tô phát sinh vấn đề, do đó trước khi "đóng băng" phương tiện thì chủ xe nên thực hiện một số bước để bảo quản trong quá trình giãn cách. Hà Nội và TPHCM đang thực hiện giãn cách xã hội, yêu cầu mọi người không ra ngoài trong trường...