Từ thất nghiệp thành ông chủ mây tre đan
Nhờ nỗ lực của bản thân anh Tiến, đơn đặt hàng ngày càng tăng lên. Anh Tiến lại vay mượn thêm để mở rộng sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề cho bà con và đưa vào làm việc tại cơ sở. Hàng năm cơ sở sản xuất trên 5.000-6.000 sản phẩn các loại, doanh thu đạt 1,8 tỷ đồng.
Xuất ngũ, anh Võ Như Tiến, ở phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê (Đà Nẵng) làm nghề nông sinh sống. Thế nhưng thành phố chỉnh trang đô thị, đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhiều người trong đó có anh gần như thất nghiệp. Nghĩ phải kiếm cái nghề học, anh quyết định khăn gói ra Hà Nội học nghề mây tre đan.
Năm 2009, sau một thời gian đi học nghề tại Hà Nội, anh về xin vào làm việc tại hợp tác xã mây tre An Khê. Sau khi học được cơ bản các công đoạn sản xuất, anh dần tự lập và quyết định mở một xưởng nhỏ tại gia đình và tham gia vào Hội mây tre đan của phường Thanh Khê Tây.
Anh Tiến hướng dẫn cho các con em nông dân đang làm việc tại cơ sở sản xuất. Ảnh: K.O
Video đang HOT
Không có vốn, vợ chồng anh phải đi vay vốn ngân hàng, mượn thêm tiền của người thân, bạn bè. “Thời gian đầu rất khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị đều thiếu thốn, tôi phải lặn lội tìm mua nguyên liệu tận gốc để tiết kiệm. Sản phẩm làm ra lại phải đi chào mời khắp nơi. Dần dần sản phẩm mới được thị trường chấp nhận và có đơn hàng” – anh Tiến chia sẻ.
Nhờ nỗ lực của bản thân anh Tiến, đơn đặt hàng ngày càng tăng lên. Anh Tiến lại vay mượn thêm để mở rộng sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề cho bà con và đưa vào làm việc tại cơ sở. Hàng năm cơ sở sản xuất trên 5.000-6.000 sản phẩn các loại, doanh thu đạt 1,8 tỷ đồng. Mỗi năm anh Tiến còn nghiên cứu 1-2 sản phẩm mới theo thị hiếu người tiêu dùng.
Cơ sở sản xuất mây đan tre của anh đã tạo việc làm cho gần 20 lao động tại địa phương đang làm việc, học nghề với mức lương từ 3,5 – 6 triệu đồng/tháng. Được biết, ngoài làm ông chủ của một cơ sở sản xuất, hiện anh Tiến đang là chi hội trưởng chi hội Mây tre đan của Hội ND phường Thanh Khê Tây. Nói về hướng phát triển cơ sở, anh Tiến chia sẻ: “Sắp tới mình sẽ mở rộng cơ sở sản xuất lên 1.000m2, đa dạng các mẫu mã để đáp ứng thị trường. Tuy vậy, hiện mình đang khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng sản xuất, nguồn vốn vay”.
Theo Danviet
Hợp tác với nông dân đưa nông sản sạch ra thị trường
Ngày 1/9, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi động chương trình "Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt" thông qua việc liên kết với 1.000 hợp tác xã và hộ nông dân để cung ứng nông sản sạch và an toàn cho thị trường.
Vingroup hợp tác với nông dân cung cấp rau sạch ra thị trường.
Nối tiếp chương trình thúc đẩy sản xuất nội địa dành cho doanh nghiệp Việt, Tập đoàn Vingroup quyết định triển khai chương trình hỗ trợ và liên kết với các hợp tác xã và hộ nông dân sản xuất nông nghiệp nhằm tạo nguồn thực phẩm sạch, an toàn, đồng thời góp phần xây dựng tư duy sản xuất hiện đại, bài bản và hiệu quả cho người nông dân.
Theo đó, thông qua Công ty Đầu tư Phát triển Sản xuất Nông nghiệp VinEco, Vingroup sẽ: Trực tiếp đào tạo và hướng dẫn các hộ nông dân có nhu cầu về quy trình sản xuất sạch; hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật và giống; kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất và trước thu hoạch; thu mua sản phẩm và hỗ trợ phát triển thương hiệu. Với việc kiểm soát khép kín từ đồng ruộng đến siêu thị, chương trình sẽ cắt giảm được tối đa các khâu trung gian, tập trung nâng cao chất lượng nông sản cung ứng ra thị trường.
Chương trình chính thức triển khai từ 1/9 với tổng ngân sách khoảng 300 tỷ đồng cho năm đầu tiên, trực tiếp hỗ trợ tới 1.000 hợp tác xã và hộ nông dân. Điều kiện tham gia là các hộ sản xuất có quy mô tối thiểu trên 1 ha, cam kết sản xuất nông sản sạch, an toàn; ưu tiên những hộ sản xuất đã đạt tiêu chuẩn VietGap hoặc chuyên sản xuất trái cây đặc sản theo vùng miền.
Để bảo đảm chất lượng và độ an toàn cho nông sản trong chương trình, VinEco dự kiến sẽ dành 50 tỷ đồng trong tổng ngân sách để xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, bao gồm chi phí đầu tư hệ thống trang thiết bị, công cụ kiểm soát và đội ngũ kiểm soát chất lượng quy mô 300 người. Công tác kiểm tra, giám sát cũng được triển khai theo nhiều lớp: Từ lực lượng kiểm soát tại địa phương với tần suất kiểm tra hằng ngày đến các tầng kiểm định định kỳ và theo xác suất do hệ thống kiểm soát viên của VinEco trực tiếp thực hiện. Tùy thuộc vào việc thực hiện các cam kết theo tiêu chuẩn VietGap, cũng như chất lượng kiểm định về quy trình sản xuất, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm thực tế.., VinEco sẽ cam kết bao tiêu sản phẩm cho các hộ sản xuất trên toàn thị trường. Trong đó, một phần sản lượng sẽ được tiêu thụ trong các hệ thống bán lẻ của Vingroup dưới thương hiệu của VinEco hoặc thương hiệu riêng của đối tác.
Bên cạnh đó, VinEco cũng dự kiến đầu tư trang thiết bị để ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng mã QR, bảo đảm minh bạch hóa thông tin về địa điểm sản xuất, thời điểm thu hoạch. Người tiêu dùng có thể dễ dàng tra cứu thông tin nông sản trong chương trình bằng smartphone khi có nhu cầu. Dự kiến, ngày 1/12/2016, sản phẩm đầu tiên của chương trình liên kết hộ sản xuất sẽ ra mắt thị trường.
Phát biểu về sự kiện, ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết: "Mục tiêu lớn nhất của chương trình là cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng; thứ hai là hỗ trợ bà con nông dân tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm thay đổi và tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp, tiến tới từng bước xây dựng được các thương hiệu nông sản Việt có tầm quốc tế".
Đỗ Hương
Theo_Báo Chính Phủ
Vingroup chi 300 tỷ đồng hỗ trợ trồng rau sạch Hoạt động liên kết giữa Vingroup và 1.000 hợp tác xã, hộ dân nằm trong chương trình "Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt" triển khai vào ngày 1/9. Nối tiếp chương trình thúc đẩy sản xuất nội địa dành cho doanh nghiệp Việt, Tập đoàn Vingroup triển khai chương trình hỗ trợ và liên kết với các...