Từ Thập Tam Muội đến Chị Mười Ba, “chị đại làng hài” Thu Trang sẽ phải hy sinh gì ngoài điếu thuốc?
Những sự thay đổi mà bản gốc web drama “Chị Mười Ba” phải điều chỉnh để phù hợp với những tiêu chuẩn của phim điện ảnh là gì? Chị đại khu kĩ viện phải hy sinh những gì ngoài điếu thuốc lá?
Web drama Thập Tam Muội khi lên bản điện ảnh được đổi tên thành Chị Mười Ba: Phần Kết Thập Tam Muội. Vợ chồng Thu Trang – Tiến Luật đang phải nâng tầm một dự án tự phát thành một phim điện ảnh. Bước quan trọng trong hành động “nâng tầm” đó, chính là phải lược bỏ những chi tiết không phù hợp từ bản gốc để tránh vướng phải những rắc rối không đáng có ở khâu kiểm duyệt.
Hãy chuẩn bị cho một Chị Mười Ba khác xa bản web drama.
Chiếu Youtube là một chuyện, ở thị trường này không chuyện bị kiếm duyệt, bị… cấm chiếu nên các nghệ sĩ thoải mái thể hiện đủ những chi tiết nhạy cảm, trần trụi v.v… để phục vụ cho ý tưởng sáng tạo của mình. Lên màn ảnh rộng thì khác, mỗi dự án đều phải qua vòng kiểm duyệt nên Chị Mười Ba muốn ra rạp an toàn và được quần chúng đón nhận phải tiết chế hơn nhiều so với bản chiếu mạng.
Tiết kiệm thời lượng và cả… nhân vật
Nhiều khán giả có thể sẽ bị hụt hẫng vì xem Chị Mười Ba không “đã” bằng xem bản web drama vì các tình tiết gãy gọn, thậm chí tiết tấu sẽ hơi nhanh, đường dây kịch bản đã lên cao trào rồi mà nhiều người xem thì chưa v.v… Đây là một điểm yếu mà Chị Mười Ba phải khắc phục vì nhiều fan của bộ phim đã quen với mạch truyện của bản web drama nên sẽ thấy chưa quen với đường dây mới.
Sẽ có sự thay đổi về phân bố nhân vật trong phim.
Bản điện ảnh dễ mất hứng thú của khán giả nếu đạo diễn không thay đổi tốc độ của tình tiết, các chi tiết không được kết nối chặt chẽ, dòng thời gian nhảy qua lại thiếu logic. Đối với màn ảnh rộng, nhiều người đòi hỏi một mạch phim chặt chẽ không thừa tình tiết, nhưng vẫn phải có vai trò hợp lý, đất diễn đủ cho các gương mặt anh tài phô diễn.
Bảy Gà có khả năng sẽ phải “chuyển phe”.
Nhiều nhân vật có khả năng sẽ phải linh động vai trò của mình trong Xã Đoàn để dàn diễn viên không bị thừa chỗ này, thiếu chỗ nọ. Ví dụ như dàn anh em Chợ Mới nếu đứng lúc nhúc trên màn ảnh là quá thừa, nên một vài người sẽ phải… chết, một số thì phản bội, chuyển phe để lực lượng hai bên cân bằng, hoặc tạo thế yếu cho phía An Cư Nghĩa Đoàn, dồn các nhân vật chính vào nguy hiểm, tùy ý đồ đạo diễn.
Không đưa những chi tiết nhạy cảm, tuyên truyền thiếu lành mạnh
Chị Mười Ba bản điện ảnh tuy kể về câu chuyện giang hồ, xã hội đen nhưng không được bước qua ranh giới: tuyên truyền, cổ súy cho lối sống thiếu lành mạnh. Những chi tiết như Chị Mười Ba hút thuốc lá, hình xăm của Vi Cá (Quách Ngọc Tuyên) và kể cả những cảnh nhậu nhẹt như chuyện thường ngày giữa các tay anh chị sẽ phải bị lược bỏ. Vì những chi tiết này rất dễ khiến khán giả cho rằng muốn “ngầu” là phải hút thuốc lá, phải đánh nhau sứt đầu mẻ trán v.v… dẫn đến các đối tượng người xem chưa trưởng thành bắt chước làm theo.
Phải hạn chế việc để khán giả nghĩ rằng phải hút thuốc như chị Mười Ba mới là “ngầu”.
Nếu ekip kiên trì muốn giữ lại những hình ảnh này thì nhiều khả năng phim sẽ bị giới hạn độ tuổi, kéo theo đó là doanh thu sẽ giảm do lượng người được phép ra rạp không còn nhiều. Nếu muốn bảo toàn số lượng khách, vợ chồng Thu Trang và Tiến Luật phải tìm cách khác để thể hiện sự gai góc, “ngầu lòi” của giới giang hồ mà không được gửi một thông điệp nào cho công chúng rằng hút thuốc lá, nhậu nhẹt là lối sống nên theo đuổi. Trong phim, những phân cảnh nhậu nhẹt giữa cả băng được thể hiện một cách rất… văn minh. Ai nấy đều tự nguyện góp mồi, và những người bạn chí cốt như anh Đường Băng, chị Mười Ba, Hoàng Hí Hửng, anh Vi Cá đều nhậu say rồi quay qua… giỡn chứ không hề có một hành động vượt quá chuẩn mực nào. Đồng thời, số lượng phân cảnh nhậu nhẹt cũng bị hạn chế xuống tối đa, chỉ có một cảnh duy nhất.
Giang hồ thì không thể nhậu bằng… nước ngọt được, cách duy nhất là giảm hẳn các cảnh nhậu nhẹt này tối đa.
Không được có những cảnh bạo lực tàn bạo, đẫm máu
Khán giả xem trailer có thể thấy những cảnh đánh nhau, bạo lực trong Chị Mười Ba dường như đều như… giơ cao đánh khẽ. Bi Long (Khương Ngọc) lấy mạng anh Đường Băng (Tiến Luật) bằng cách… ôm chầm lấy anh và lén lén đâm một nhát dao kết liễu, cảnh hỗn chiến cũng chỉ thấy các bên “choảng” nhau bằng gậy gộc chứ không thấy dao, hay súng ống như trong web drama… Trong phim, súng ống, dao kiếm cũng bị hạn chế tối đa. Chị Mười Ba cả phim lăm lăm cây súng nhưng không bắn một phát nào.
Thời buổi nào rồi mà đánh nhau còn dùng gậy.
Hoặc dùng võ thuật.
Trong khi hồi xưa dùng súng.
Trên hết là vì những cảnh bạo lực quá tàn khốc sẽ khiến phim bị hạn chế khối lượng khán giả. Giang Hồ Chợ Lớn từng bị dán mác cấm khán giả dưới 18 tuổi trước khi bị cấm chiếu cũng vì có những cảnh đổ máu. Hai Phượng cũng gắn mác “18 ” bởi những phân đoạn bạo lực cường độ rất cao. Nếu không muốn có chung số phận với những phim kể trên, thì những phân cảnh như cảnh các băng nhóm cầm dao truy bắt lẫn nhau, các trận chém tàn bạo v.v… sẽ phải được điều chỉnh lại sao cho vẫn chân thực nhưng không quá mạn rợn, khủng khiếp, hạn chế đổ máu trên màn ảnh.
Để giải đáp cho những thử thách này, tại buổi họp fan diễn ra ngày 24/03 vừa qua Thu Trang đã tuyên bố rằng cô và ekip đã tìm ra cách để giữ nguyên “cái chất” của một bộ phim giang hồ mà không phạm vào những quy chuẩn đặt ra cho một tác phẩm điện ảnh.
Khoảnh khắc miêu tả tâm lý, đậm chất điện ảnh như thế này sẽ nhiều hơn.
Chúng ta đã có thể mập mờ đoán ra phương pháp đó của chị, đó là thay thế những yếu tố nhạy cảm bằng sự gay cấn trong kịch bản, miêu tả tâm lý nhân vật. Các nhân vật sẽ dùng những mánh khóe trở mặt, hãm hại lẫn nhau để thể hiện mặt tối khắc nghiệt, người này giẫm lên người kia mà sống của xã hội đen thay vì cứ phải hút thuốc lá hay xăm mình.
Trong bản nhạc phim mới ra mắt ngày 25/03, ekip tiết lộ thêm một nhân vật nữa sẽ chết vì giao tranh giữa An Cư Nghĩa Đoàn và liên minh Hắc Hổ – Bi Long đó là A Chề (Thanh Tân), đàn em thân tín của chị Mười Ba. Mối liên minh Chợ Mới chưa tham chiến đã thiệt hại hai người, cơ sở làm ăn của các anh em trong Xã Đoàn liên tục gặp trắc trở v.v… Đoạn MV cũng có một phần lời bài hát gợi ý rằng sẽ có một kẻ phản bội trong hàng ngũ các giang hồ Chợ Mới.
A Chề (đội nón) có khả năng là người tiếp theo mất mạng.
Bài nhạc phim “Gió Đã Nổi Lên Rồi” của “Chị Mười Ba”
Chị Mười Ba: Phần Kết Thập Tam Muội ra rạp phục vụ khán giả từ ngày 29/03.
Theo trí thức trẻ
Giới giang hồ được Thu Trang "tẩy trắng" trong "Chị Mười Ba" như thế nào?
Những cảnh bạo lực kiểu "giơ cao đánh khẽ", thay thuốc lá bằng... nước ngọt có phải là những cách mà Thu Trang dùng để biến giới giang hồ của mình trở nên... văn minh hơn trong dự án điện ảnh "Chị Mười Ba"?
Chiếu phim trên nền tảng Youtube, các nghệ sĩ tha hồ vượt qua mọi giới hạn để thể hiện khả năng của mình, nhưng khi chuyển sang địa hạt chiếu rạp lại khác. Một phim điện ảnh có rất nhiều tiêu chuẩn và nếu web drama muốn nâng tầm lên thành phim chiếu rạp bắt buộc phải có những điều chỉnh về nội dung, hình thức. Đối với Chị Mười Ba, đó là tạo hình của các nhân vật trong giới xã hội đen, những cảnh bạo lực và đặc biệt là vấn đề hút thuốc lá.
Đoạn trailer phim "Chị Mười Ba"
Chuyển từ hút thuốc lá sang uống... nước ngọt?
Thói quen phì phèo điếu thuốc có lẽ là một trong những nét tính cách đặc trưng của Chị Mười Ba bản web drama, nhưng khi lên bản điện ảnh thì như chúng ta cũng biết, Thu Trang đã tuyên bố rằng sẽ "cai" thuốc lá. Ngoài ra, nữ danh hài còn tuyên bố rằng sẽ có những điều chỉnh thích hợp để hình ảnh giang hồ không bị mất chất dù không còn hình ảnh về thuốc lá nữa. Trong đoạn trailer của phim, khán giả đúng là không nhìn thấy hình ảnh các đại ca giang hồ cầm điếu thuốc trên tay thật, nhưng thay vào đó lại là... một lon nước tăng lực. Trong trailer của phim có một phân đoạn Đường Băng (Tiến Luật) cầm trên tay một lon nước tăng lực và uống ngon lành.
Anh Đường Băng bỗng dưng có thói quen uống nước tăng lực trong khi chị Mười Ba thì cai thuốc lá?
Nhìn qua thì thấy có vẻ khá bình thường nhưng nếu nghĩ kỹ một chút về chi tiết này, lon nước ngọt có thể là phương án thay thế cho điếu thuốc lá. Bởi vì cả hai sản phẩm xét về khía cạnh hóa học đều có chung công dụng đó là cung cấp nicotin, giúp cho "dân anh chị" tỉnh táo mỗi khi mệt mỏi, nhưng hình ảnh một tay anh chị sừng sỏ tu nước ngọt ừng ực có vẻ không "ngầu" cho lắm?
Tạo hình nhân vật thay đổi chóng mặt
Nhân vật Vi Cá (Quách Ngọc Tuyên) ở bản web drama còn rất ngầu với hình xăm chữ ngay cổ, khi sang bản điện ảnh bỗng dưng sạch trơn. Trông anh như một chàng giám đốc ngầu lòi thích cưỡi mô tô nào đó chứ không còn giống đại ca Vi Cá lừng lẫy ngày nào nữa.
Vi Cá từng cực ngầu với hình xăm ngay cổ
Sang bản điện ảnh nhìn anh hơi "mày râu nhẵn nhụi".
Sự thay đổi này của nhân vật Vi Cá khiến tạo hình nhân vật của anh khác đi rất nhiều. Độ "ngầu" và giang hồ bị giảm đi một nửa. Vì đây là yếu tố tạo nên cá tính của nhân vật nhiều nhất. Vi Cá là người không sợ sự gièm pha, đánh giá của xã hội, là một gã ngang tàng coi thường định kiến nên anh mới dám xăm lên chỗ quan trọng nhất, dễ thấy nhất trên người. Đồng thời hình xăm này cũng khiến người ta cảm thấy đại ca khu chợ cá quả thực là người không biết sợ đau khi xăm lên vùng da nhạy cảm và mỏng như cổ. Mất đi hình xăm, cho dù anh chàng có vuốt keo tóc nhiều mấy, mặc bao nhiêu bộ Âu phục đen cũng không còn ngầu bằng phiên bản web drama.
Đáng tiếc là hình xăm như một điều "cấm kỵ" đối với màn ảnh rộng, phần lớn những phim giang hồ như Hương Ga (2014) hay Lôi Báo (2017) đều tuyệt đối không sử dụng một hình xăm nào. Ngay cả Phạm Anh Khoa, một anh chàng sở hữu những hình xăm ở vùng dễ nhìn thấy, ngay trên cánh tay, khi xuất hiện trên Hai Phượng cũng phải giấu hình xăm của mình đi. Nên cho dù có muốn hay không khán giả cũng phải ngậm ngùi chia tay với hình xăm của Vi Cá ở bản điện ảnh thôi!
Ngoài ra thì Chị Mười Ba còn điều chỉnh thêm một số yếu tố để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của một phim chiếu rạp. Ví dụ như màu phim điện ảnh sáng hơn màu của bản web drama, hay các nhân vật đều được đầu tư chăm chuốt kỹ hơn về ngoại hình. Ai cũng có vẻ ngoài "nghệ thuật" hơn. Nhân vật của La Thành trong web drama trông bê bối, nhếch nhác là thế nhưng lên màn ảnh rộng bỗng trở nên bảnh bao hơn với mái tóc vàng và kiểu đầu undercut sành điệu. Đó là những thay đổi về kỹ thuật, tạo hình nhân vật mà Chị Mười Ba phải điều chỉnh để nâng tầm tác phẩm của mình.
La Thanh ở bản web drama ăn mặc khá giản dị, có phần nhếch nhác.
Nhân vật của La Thành khi lên bản điện ảnh cũng nghệ thuật hơn hẳn.
Những cảnh quay bạo lực bị hạn chế
Các phân đoạn bạo lực, đãm máu ở bản web drama cũng sẽ phải hạn chế khi lên bản điện ảnh. Nếu Chị Mười Ba bản web drama xuất hiện những cảnh đẫm máu, dùng súng ống uy hiếp nhau v.v... thì khi sang đến Chị Mười Ba, những phân đoạn bạo lực đều được thực hiện rất... giơ cao đánh khẽ.
Cảnh bắn nhau khá đẫm máu trong bản web drama.
Chuyển sang những cảnh đâm chém khá nhẹ nhàng trong "Chị Mười Ba".
Thời buổi nào rồi còn cầm gậy gộc đi đánh nhau trong khi ai cũng có... súng.
Kết:
Thu Trang gần như đã phải "nâng tầm" đứa con tinh thần của mình để cho phù hợp với chuẩn mực của một phim chiếu rạp, nhưng nếu làm vậy thì cô đối mặt với một khó khăn đó là phải duy trì được những bản sắc của phim giang hồ vốn có mà "Chị Mười Ba" đã tạo ra được trong lòng khán giả. Trong đoạn trailer mà phim mới tung ra, mới chỉ là những điều chỉnh nhỏ, nhưng nhìn sơ có vẻ như Chị Mười Ba đã không giữ được cái "chất" giang hồ như phiên bản trước của mình. Có điều, Thu Trang cũng đã từng chia sẻ rằng cô sẽ có những vũ khí bí mật, những cách xử lý riêng để mang được cái "chất" giang hồ từ web drama lên màn ảnh.
Vì vậy khán giả hãy chờ xem Thu Trang sẽ làm thế nào khi Chị Mười Ba: Phần Kết Thập Tam Muội ra rạp vào ngày 29/03 này nhé.
Theo trí thức trẻ
4 cái tên sau, ai đủ sức trở thành tử thù của chị đại Thu Trang ở phim điện ảnh "Chị Mười Ba"? Tuy danh tính người diễn viên đảm nhiệm vai Hắc Hổ trong "Chị Mười Ba" đến nay vẫn chưa được công bố, nhưng thông qua tạo hình được tiết lộ trong trailer chúng ta đã có thể nghĩ đến vài cái tên ứng cử viên thích hợp cho nhân vật này. Trong đoạn trailer của dự án điện ảnh Chị Mười Ba tiết...