Từ tháng 9, quy định mới người nuôi chó phải biết
Khi đưa chó ra nơi công cộng nếu không có người dắt, không rọ mõm sẽ bị xử phạt nặng.
Từ 15/9, nếu chó ra đường không được rọ mõm, chủ nuôi sẽ bị xử phạt nặng
Nghị định 90/2017 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y sẽ có hiệu lực từ ngày 15/9. Đáng chú ý, nếu không đeo rọ mõm cho chó khi đưa chúng đến nơi công cộng, chủ nuôi sẽ bị phạt nặng.
Cụ thể, phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng đối với hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
Trường hợp chủ nuôi không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo cũng chịu mức phạt tương tự như trên.
Còn quy định cũ, chó chạy rông bị Chi cục Thú y bắt giữ thì chủ nuôi chỉ đóng phạt hành vi “thả rông động vật nuôi trong TP, thị xã hoặc nơi công cộng”, mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng.
Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) cho biết thêm, theo Thông tư quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn (Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT) của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nêu rõ, chủ nuôi chó khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt.
Video đang HOT
Trường hợp chó cắn, cào người khác thì chủ phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định.
Theo luật sư Tuấn Anh, người thả rông chó trong thành phố, nơi công cộng hoặc để vật nuôi gây thiệt hại cho người khác sẽ bị phạt từ 100.000 – 1.000.000 đồng. Với những trường hợp chó dữ tấn công gây tổn hại sức khỏe, tài sản cho người khác thì chủ chó sẽ phải bồi thường tuy theo mức độ thiệt hại.
Theo Danviet
Nuôi chó không đăng ký, bị phạt ra sao?
Theo quy định, người nuôi chó, mèo phải báo cho xã, phường nhưng thực tế người dân không thực hiện vì chưa có chế tài.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 193/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021". Theo đó, chủ nuôi chó phải thông báo việc nuôi chó với trưởng thôn hoặc UBND cấp xã để xã lập danh sách thống kê nhằm hỗ trợ việc tiêm phòng vaccine dại.
Thực ra quy định này đã có từ lâu nhưng có lẽ do chưa có chế tài nên người dân không thực hiện.
Chưa quan tâm vì... thấy không cần thiết
Chị Châu Bàng, nhà ở Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP.HCM có nuôi một chú chó cưng từ ba tháng nay nhưng không hề báo với UBND phường. Chị nói: "Thú thật hồi nào giờ tôi không biết có quy định này; mới đây đọc tin trên báo Pháp Luật TP.HCM tôi mới biết chuyện nuôi chó, mèo phải báo với UBND xã. Tưởng gì khó chứ chỉ lên báo phường thì nay mai tôi sẽ tranh thủ đi làm ngay".
Còn anh ĐVS (ngụ quận 7, TP.HCM) thì cho biết gia đình anh nuôi hơn 10 con chó, anh có biết quy định phải đăng ký với UBND phường nhưng thấy việc này không cần thiết, không ai làm nên anh cũng không quan tâm. "Việc tiêm ngừa bệnh dại cho chó tự gia đình tôi kêu thú y đến nhà tiêm và trả tiền. Cán bộ phường cũng như cán bộ thú y chưa từng đến nhà để yêu cầu hay hỏi han gì" - anh S. cho biết.
Một cán bộ tư pháp phường ở quận 10, TP.HCM cho biết: Theo quy định người dân muốn nuôi chó, mèo phải đăng ký với phường nhưng thực tế thì người dân không ai đăng ký, phường cũng không bắt buộc. Tuy nhiên, khu phố phát hiện hộ dân nào nuôi thì sẽ ghi vào danh sách, đến đợt tiêm ngừa dại cho chó, cán bộ thú y sẽ đến từng nhà để tiêm ngừa.
Người dân TP.HCM dắt chó đi chơi ở phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ảnh: VIỆT HOA
Phường chủ động rà soát, theo dõi
Chủ tịch một phường ở quận 7, TP.HCM nói quy định tương tự trên thì các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines đều đã thực hiện. "Còn ở nước ta, chính quyền cơ sở như phường tôi thực ra còn rất nhiều việc khác phải lo, mà lực lượng thì mỏng, một cán bộ phải chuyên trách nhiều lĩnh vực. Người dân cũng bận bịu công ăn việc làm. Việc chó, mèo phóng uế không đúng nơi quy định hay cắn người gây nguy cơ bệnh dại là có nhưng thực sự không phải vấn đề bức xúc trong dân" - vị này nói.
Theo chủ tịch phường này, UBND phường chủ yếu tuyên truyền, vận động, khi họp tổ dân phố có đưa ra nhắc chung các trường hợp vi phạm. "Người dân cũng hiếm khi đăng ký; cán bộ chuyên trách sẽ vô sổ theo dõi nếu có người đăng ký, tuy nhiên việc này rất lẻ mẻ" - ông nói.
Ông Đỗ Minh Tấn, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hiệp, Củ Chi, cho biết hằng năm xã thường xuyên rà soát, nắm số liệu các hộ nuôi chó, mèo trên địa bàn. Từng tổ nhân dân đến tận nhà phát phiếu để điều tra, ghi nhận số hộ nuôi để đăng ký mới các trường hợp phát sinh. Cơ quan thú y sẽ tổ chức các đợt tiêm phòng bệnh dại định kỳ.
Ông Trương Thanh Tú, Chủ tịch UBND phường Thạnh Lộc, quận 12, cho biết phường đã giao cho các trưởng khu phố lập danh sách các hộ nuôi để quản lý và kết hợp với đơn vị thú y tiêm ngừa theo định kỳ. Đối với hộ nào đã tiêm ngừa cho các vật nuôi thì chỉ cần xuất trình sổ tiêm ngừa và không cần phải tiêm tiếp.
Muốn làm nghiêm phải có chế tài
Theo ông Trương Thanh Tú, Chủ tịch UBND phường Thạnh Lộc, quy định mới buộc người dân nuôi chó, mèo phải trình báo đến chính quyền địa phương cũng có cái khó. Bởi đa phần người dân bận rộn việc làm ăn nên cũng ít khi có thời gian đến phường trình báo.
"Nếu quy định đưa ra như thế thì cũng nên có một hình thức chế tài để người dân thực hiện. Ví dụ như nếu chính quyền địa phương phát hiện có hộ nuôi chó, mèo mà không trình báo thì sẽ bị phạt..., có như thế người dân và chính quyền mới thực hiện nghiêm quy định" - ông Tú đề xuất.
Trong Quyết định 193, Thủ tướng cũng yêu cầu cơ quan hữu quan sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y theo hướng tăng mức xử phạt vi phạm trong phòng, chống bệnh dại ở động vật. Ngoài ra, Thủ tướng còn yêu cầu bổ sung chính sách bảo hiểm y tế đối với người bị chó cắn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự với người nuôi chó...
Không xã, phường nào thực hiện Ngày 31-5-2016, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 07/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. Điều 2 của phụ lục 15 về hướng dẫn phòng, chống bệnh dại động vật (ban hành kèm theo Thông tư 07/2016) quy định: Chủ nuôi chó, mèo phải đăng ký việc nuôi chó, mèo với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư. Phụ lục 15 còn quy định: UBND cấp xã lập sổ quản lý chó, mèo nuôi trên địa bàn bao gồm các thông tin: Họ tên và địa chỉ của chủ vật nuôi; số lượng chó, mèo nuôi; ngày, tháng, năm tiêm phòng vaccine dại. Mặc dù có quy định rõ ràng như vậy nhưng hầu như không có UBND phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP.HCM thực hiện việc đăng ký chó, mèo nuôi. Do vậy, nhân viên của Chi cục Thú y TP.HCM phải đến hộ dân có nuôi chó, mèo vận động tiêm ngừa bệnh dại cho vật nuôi. Ông HUỲNH TẤN PHÁT, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM TRẦN NGỌC ghi Khó quản lý mèo hoang Trên địa bàn phường tôi thường xảy ra tình trạng một số hộ dân nuôi chó, mèo thả chúng ra ngoài tiểu tiện, làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Vì thế, phường không những quản lý chặt việc nuôi chó, mèo để ngăn bệnh dại mà còn nhằm bảo vệ môi trường. Cách làm của phường là giao cho khu phố thống kê các hộ nuôi chó, mèo và phường kết hợp với trạm thú y quận đến từng nhà nhắc nhở, tiêm ngừa theo định kỳ. Tuy nhiên, tình trạng một số mèo hoang xuất hiện trên địa bàn thì khó kiểm soát và chỉ khi nào phường phát hiện, bắt giữ được mới báo cho thú y quận xử lý. Ông TRƯƠNG HOÀI PHONG, Chủ tịch UBND phường 15, quận 10, TP.HCM
Theo N.HIỀN - P.LOAN - L.TRINH (Pháp Luật TPHCM)
Vụ đùn đẩy cấp phép kiểm dịch: Đã có quyết định cuối cùng Từ 15.7, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. HCM sẽ chính thức thực hiện thủ tục cấp giấy kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển khỏi TP. HCM thay cho Chi cục Thú y. Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM sẽ quản lý thịt trong quá trình sơ chế, chế biến, kinh doanh, vận chuyển ngoại tỉnh....