Tử thần dưới mặt đất mang tên M-225
Nga đang tiến hành thử nghiệm lần cuối trước khi trang bị mìn M-225 được điều khiển và độc nhất trên thế giới.
Tử thần dưới mặt đất mang tên M-225
Trong đầu những năm 2000, Nga bắt đầu tiến hành tái thiết lực lượng vũ trang, họ đã bắt đầu nỗ lực để tạo ra các loại vũ khí mới và tiến hành thử nghiệm chúng. Một trong những vũ khí phổ biến đó là mìn phản ứng M-225.
Đầu đạn này thực tế không phải là của mìn mà là động cơ tên lửa riêng với đầu đạn được điều khiển, nó có khả năng tiêu diệt cả bộ binh và xe bọc thép của đối phương và hiện nay chúng là độc nhất trên thế giới.
Mìn có dạng hình trụ, cao khoảng một mét và khi đặt có thể đặt sâu dưới đất đến một nữa vỏ. Việc kích nổ mìn được điều khiển từ xa hoặc nhờ các ngòi nổ cùng với các cảm biến (địa chấn, từ tính, nhiệt) khi phát hiện mục tiêu.
Như vậy, mìn M-225 hoàn toàn có khả năng phát hiện và nhận ra các xe bọc thép và bộ binh địch đến gần.
Trong trường hợp chúng đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trực chiến, khi các mục tiêu tiềm năng xâm nhập vào vùng phát hiện của mìn, chúng sẽ thông báo cho người chỉ huy điều khiển các tính chất của mục tiêu, số lượng của chúng, vận tốc di chuyển và hướng chuyển động của địch.
Bảng điều khiển từ xa sẽ xử lý dữ liệu và đưa ra phương án nổ đầu đạn để có thể gây thiệt hại tối đa cho địch. Khối điện tử sẽ có nhiệm vụ đưa ra các phương án nổ cho người điều khiển, người điều khiển xem xét và cuối cùng đưa ra quyết định.
Sau khi nhận được lệnh phát nổ nắp phía trên của mìn và lớp lót bị bung ra. Sau đó dẫn tới khởi động động cơ tên lửa và nhờ động cơ này phần chiến đấu của mìn có thể bay lên đến độ cao 45 – 60 m, tại đây các đầu đạn nổ và các mảnh văng tiêu diệt mục tiêu bay ra với bán kính tiêu diệt 17 m.
Nhờ bộ phận băng dải cân bằng ném phần đầu xuống dưới, điều này làm cho các đầu đạn nổ hoàn toàn. Mìn M-225 có khả năng bao phủ diện tích lên tới 25.000 m2 và cho phép tiêu diệt các xe bọc thép hạng nhẹ của địch. Tùy vào mục đích sử dụng sức mạnh của các đầu đạn có thể tăng lên và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các loại xe tăng hiện đại.
Việc cài đặt mìn trong khu vực chướng ngại vật được thực hiện nhờ các thiết bị đặt chuyên dụng, chúng được đặt trên xe ZIL-131 hoặc KamAZ-4310. Để thực hiện nhiệm vụ này, chiếc xe tải quân sự được trang bị giàn, cần cẩu để đặt mìn và các thiết bị để thử nghiệm đầu đạn.
Mìn có điều khiển M-225(Nguồn : reibert.info)
Video đang HOT
Ngoài ra, M-225 còn được trang bị thêm một loạt các chức năng bổ sung. Thứ nhất, mìn có hệ thống bảo vệ riêng khỏi sự khử độc. Khi phá hủy các đường dây dẫn điều khiển hoặc tác động vào kênh điều khiển vô tuyến sẽ xuất hiện các cảnh bảo cho người điều khiển và có thể tiến hành tự sửa chữa hoặc chuyển sang trạng thái không hoạt động.
Thứ hai, M-225 có thể được trang bị hệ thống ngăn chặn tất cả các loại máy dò kim loại.
Thứ ba, sự điều khiển của mìn có thể được thực hiện không chỉ bằng các cảm biến mà còn cả hệ thống máy quay video, hình ảnh của chúng được hiển thị trực tiếp lên bảng điều khiển của người điều khiển.
Bảng điều khiển từ xa( Nguồn : blogspot.com)
Hầu hết các tính năng của mìn đã được đề cập ở trên. Đặc biệt mìn M-225 không phát nổ khi tiếp xúc trực tiếp với địch mà thực hiện theo lệnh của người điều khiển.
Điều này cho phép làm tăng tính hiệu quả tiêu diệt mục tiêu của mìn. Hiện nay nó vẩn chưa được cung cấp cho quân đội Nga và cũng chưa được phép xuất khẩu.
Chúng đang tiếp tục trải qua các cuộc thử nghiệm và sẽ sớm được trang bị cho các lực lượng quân đội.
Với những tính năng vượt trội và có một không hai trên thế giới, mìn M-225 nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Bộ quốc phòng Nga.
Theo Đất Việt
Đến thiên đàng bằng... 44 khúc cua nghẹt thở!
Nhìn trên Google Earth, Maninjau trông thật dịu dàng giữa núi rừng xanh mát. Nhưng để đây ai cũng không ít lần nín thở, không chỉ vì phải lượn qua 44 khúc cua tử thần mà còn bởi ngỡ mình đã lên tận cõi thiên đàng.
Nằm trên cao nguyên Bukittinggi (Sumatra, Indonesia), Maninjau chỉ cách trung tâm thành phố có 25 km. Tuy nhiên, anh chàng tiếp tân khách sạn giục chúng tôi đi sớm vì "sẽ mất rất nhiều thời gian" và tránh bị mắc mưa.
Tuy nhiên, do mải mê dạo chợ, ngắm nghía, ăn uống, đến gần 13 giờ tôi mới bắt đầu ra ngoại thành Bukittinggi, Maninjau thẳng tiến. Trưa nắng chói lòa con đường nhựa, cảm giác không mấy vui.
Vừa ra khỏi ngoại thành chừng vài cây số, rẽ vào con đường chỉ hướng đi Maninjau, không khí mát lạnh không biết từ đâu ùa về. Hai bên đường cảnh vật thay đổi dần. Nhà cửa thay bằng những thửa ruộng xanh mướt, rồi núi hiện ra, qua vài khúc cua đột nhiên mình rơi vào nơi cứ như ngoại thành Đà Lạt. Nhà cửa be bé xinh xinh với những khóm hoa đặc trưng cao nguyên như hồng dây leo, cẩm tú cầu, loa kèn,...; cạnh bên là thửa bắp cải, cà chua xanh tốt.
Đường đi Maninjau
Qua vài con dốc, mấy khúc cua, tưởng như mình đang ở Tây Bắc Việt Nam mà điểm nhấn là thung lũng Panorama Sungai Landia. Nhưng chưa kịp làm gì thì mây ở đâu kéo tới mù mịt và một cơn mưa nặng trịch ập xuống.
Thiếu nắng, nhiều mù khiến thung lũng kém tươi nhưng lãng đãng đến lạ. Những thửa ruộng bậc thang thâm thấp, những nếp nhà chụm vào nhau ấm cúng và nổi bật nhất là ngôi nhà thờ hồi giáo sáng bóng, uy nghiêm.
Tới lúc này tôi mới biết mình đã sai lầm khi không nghe lời anh chàng tiếp tân ở khách sạn. Mây và mưa liên tục kéo đến, ở bên này núi vừa tạnh, sang bên kia lại mưa. Đường đến Maninjau như xa thăm thẳm khi những khúc cua tử thần hiện ra dưới làn mưa rừng dày đặc.
thung lũng Panorama Sungai Landia
Không phải là những khúc cua dịu dàng như đèo Prenn hay rộng thênh thang như ở Hải Vân; ở đây đường thì nhỏ, cua thì gắt và dốc thì khỏi nói, giữ thắng đến rã cả tay mà xe cứ ào ào xuống dốc.
Sau khoảng 10 khúc cua nghẹt thở, nỗi sợ tan dần vì dù có lưu thông bên trái ngược ngạo, dù đường nhỏ, dốc cao nhưng cứ yên tâm từ từ mà chạy vì người Indonesia đi đường rất điềm đạm và biết nhường nhịn.
Đường rất nhỏ, xe rất đông, toàn là ô tô lên xuống liên tục nhưng người ta đi chậm hoặc đứng chờ nhường nhau rất trật tự. Thậm chí chỉ một chiếc xe máy quèn mà cũng được cả một đoàn xe hơi hàng chục chiếc xếp hàng chờ khi chúng tôi ì ạch trèo lên một khúc cua cao ngất.
Hoa nở vàng bên một khúc cua tay áo
Làng quê thanh bình ven đường đi
Sau khi bớt căng thẳng với tay lái, mưa tạnh, trời sáng dần, tôi mới thư thả nhìn ra xung quanh và rơi vào một trạng thái khác cũng nghẹt thở không kém.
Ở Việt Nam, tôi yêu những con đèo miền Trung bởi một bên là đồi núi chập chùng, một bên là trời nước bao la khiến người ta có cảm giác cân bằng, thư thả. Và khi đi Maninjau, tôi có thêm một cảm khác khi một bên là đồi núi, một bên là ruộng bậc thang và xa hơn nữa mặt hồ tĩnh tại dưới mây.
Cảnh đẹp quá khiến những khúc cua trở nên thi vị hơn gấp bội. Trườn từ từ xuống hồ, ngắm nghía một lát chúng tôi lại trườn từ từ lên, thu lại một lần nữa những cảnh trí đẹp như cõi thiên đàng. Chọn một quán cà phê xinh xắn nằm ở khoảng khúc cua thứ 20, chúng tôi ngồi ngắm Maninjau trong ánh chiều tà đang tắt dần.
Chiều tím ở Maninjau
Ngắm Maninjau từ trên cao là một trải nghiệm tuyệt vời
Trời mù mưa nên không nắng, cảnh vật như nhộm một màu lam, lạnh lẽo nhưng trong trẻo. Nhâm nhi tách cà phê sữa nóng, nhìn những đám mây trắng tinh bay lang thang tràn trên mặt hồ, nhìn những ruộng lúa xanh mướt, những khóm hoa đọng sương tôi cứ ước thời gian dừng lại...
Nhưng thời gian không dừng lại, chiều xuống thật nhanh, mây ở đâu bay về ngày càng nhiều, thoáng chốc phủ trắng không gian báo hiệu những cơn mưa nặng hạt. Thế là chúng tôi đành ra về để chạy mưa.
"Tình chỉ đẹp khi còn dang dở..." (Hồ Dzếnh). Mối tình của tôi với Maninjau dang dở như vậy đó nên đến giờ vẫn còn tiếc nuối mãi không nguôi.
Hứa với lòng sẽ có ngày trở lại vùng đất cao nguyên xinh đẹp Bukittinggi để lại trải qua cảm giác nghẹt thở khi đến với Maninjau.
Và nhất định có lần sau sẽ nghe theo lời khuyên của anh chàng tiếp tân khách sạn, đi Maninjau thật sớm, thậm chí ở lại để tận hưởng thật trọn vẹn cõi bồng lai tiên cảnh này.
Theo_Người lao động
Rợn người ảnh "con đường tử thần" trong chiến tranh vùng Vịnh Tuyến cao tốc tử thần với gần 3.000 xe cơ giới bị phá hủy, cháy đen thui cùng vô số xác người là hình ảnh ghê rợn nhất trong chiến tranh vùng Vịnh 1991. Vào cuối tháng 2/1991, các đơn vị vũ trang thuộc Quân đội Cộng hòa Iraq bắt đầu tìm cách rút khỏi Kuwait trước các tổn thất nặng nề sau...