Từ thảm án Bình Phước, nghĩ về tâm lý tội phạm trẻ tuổi
Sự lười nhác, sự nóng vội, sự ỷ lại, sự ích kỷ cá nhân ở một số bạn trẻ dễ đẩy các bạn đi đến sự ứng xử sai, sự hành động lệch lạc và việc phạm tội là rất gần.
Lấy ý kiến nhân dân về Bộ luật Hình sự phải nghiêm túc, chính xácQuân Vương, tội ác và trừng phạtThời văn minh, án mạng kiểu trung cổ và sự bất ổn xã hộiThông tin chuẩn xác nhất về vụ thảm sát tại Bình Phước từ Bộ C ông an
Sau vụ án ở Bình Phước xảy ra gần đây đã báo động tình trạng giới trẻ phạm tội đang có xu hướng gia tăng về số vụ cũng như mức độ tàn bạo, máu lạnh của hành vi.
Vấn đề này Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc phỏng vấn Nhà nghiên cứu tâm lý PGS. TS Huỳnh Văn Sơn – Phó Chủ tịch Hội Tâm lý Xã hội Việt Nam.
Phóng viên: Qua nhiều vụ án, hoàn cảnh gia đình không tốt thường dẫn đến các em ít được quan tâm nên dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường phạm tội.
Tuy nhiên, thủ phạm giết 6 người trong vụ án ở Bình Phước không nằm trong hoàn cảnh đó. PGS.TS lý giải như thế nào về trường hợp này?
PGS. TS Huỳnh Văn Sơn: Tôi nghĩ đây là một sự việc rất đáng buồn. Đầu tiên, nhiều người tự hỏi sao có thể đang tâm giết người mình từng thương yêu? Sao có thể nhẫn tâm giết người mình từng yêu quý và ăn sống chung một ngôi nhà.
Chỉ có thể là cái ác mất hết tính người, mất hết lương tâm mới có thể tàn độc đến mức khủng khiếp như thế.
Diễn tiến tâm lý có quyền sở hữu người khác ngay cả việc người ấy đã từng là của mình, đã ăn ở với nhau đã diễn ra trong tâm lý nghi phạm.
Tâm lý trả thù xuất phát từ sự ích kỷ, sự ghen tuông một cách quá đáng, sự hung hãn và cả sự độc tài của một con người.
Đó là chưa kể canh bạc của cuộc đời, canh bạc của tương lai, sự kỳ vọng về một mối tình đã có, sự xúc cảm sâu sắc với những biểu tượng sâu sắc về mối quan hệ đã có dễ đẩy hành vi phạm tội xảy ra…
Thời gian gần đây, tình trạng giới trẻ phạm tội đang có xu hướng gia tăng về số vụ cũng như mức độ tàn bạo, máu lạnh của hành vi. Theo ông, những nhân tố nào dẫn đến tình trạng này?
PGS. TS Huỳnh Văn Sơn: Lý giải theo cách giản đơn nhất đó là kiểu sống và lối suy nghĩ của nhiều bạn trẻ có vấn đề. Các bạn dễ chán với cuộc sống nhạt nhẽo của mình, thiếu những gia vị mạnh trong “nồi lẩu” thập cẩm tuổi trẻ, nên phải làm cái gì đó mang tính độc đáo và thậm chí là đình đám.
Một số bạn trẻ dễ nổi cáu vì những chuyện đâu đâu. Các bạn cũng không sẵn sàng để có thể hướng đến mục tiêu đã xác lập bằng sự kỳ vọng của chính mình với sự nỗ lực cao độ.
Video đang HOT
Sự dễ dàng nản chí, sự lười nhác, sự nóng vội, sự ỷ lại, sự ích kỷ cá nhân ở một số bạn trẻ dễ đẩy các bạn đi đến sự ứng xử sai, sự hành động lệch lạc và việc phạm tội là rất gần.
Đó là chưa kể những tác động rất tiêu cực từ phía gia đình dẫn đến sự chới với trong tâm hồn. Nhiều bạn trẻ cảm thấy không có chân đế ngay trong chính gia đình của mình.
Không ít nỗi buồn hay sự thất bại của các bạn trẻ không có dịp sẻ chia, một phần là do nghĩ rằng mình đã tự lập, một phần thì cha mẹ không gần gũi hay không đồng cảm… Tất cả đẩy bạn trẻ vào sự chới với và hành vi phạm tội cũng càng dễ xảy ra.
Không ít thầy cô ở Nhà trường thì chỉ nghĩ đến chuyện nếu không dạy dỗ được thì đuổi học mà quên rằng các em sẽ vào đời bằng cách nào. Việc kỷ luật thiếu hẳn một số tác động mang tính giáo dụ.
Nhà nghiên cứu tâm lý PGS. TS Huỳnh Văn Sơn – Phó Chủ tịch Hội Tâm lý Xã hội Việt Nam
Một thực tế cũng cần được thừa nhận là các tác động về nhân văn của Nhà trường thiếu đồng bộ, hệ thống và sâu sắc. Một số trẻ chưa cảm nhận được các rung động về tình thương, về lòng nhân ái và sự bao dung trong cuộc sống.
Bản thân một số bạn trẻ cũng tỏ ra rất thoải mái và hợp tác khi học tập. Nhưng ẩn chứa đằng sau đó là những thái độ tiêu cực, là sự nản lòng, là sự bực tức hay có những cảm xúc tiêu cực không thẳng thắn bày tỏ… hành vi tội ác hay phạm tội lại có thể xuất phát không ít thì nhiều từ những hẫng hụt trong cuộc sống.
Vậy theo PGS.TS, làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế tình trạng này?
PGS. TS Huỳnh Văn Sơn: Trách nhiệm của các lực lượng cần phải sát sao hơn với việc giáo dục pháp luật, giáo dục giá trị nhân văn trong cuộc sống.
Xử lý kịp thời, rốt ráo, nghiêm khắc, đầy trách nhiệm và hết lòng về giáo dục là trách nhiệm không thể chỉ bằng lời thực sự cấp thiết hiện nay. Đó được xem là chiến lược phòng ngừa và hạn chế tình trạng này.
Cha mẹ cũng cần gần gũi hơn với con cái và thực hiện thật hiệu quả các tác động giáo dục con cái về việc chọn bạn, ứng xử, định hướng cuộc sống. Tuy nhiên, cũng cần giúp con hiểu rằng chính con cái là người quyết định.
Nhưng cũng nhấn mạnh rằng một mặt, con cái chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Một mặt cũng nhấn mạnh rằng quyết định của con cái có ảnh hưởng đến người thân và gia đình.
Sự gần gũi, sẻ chia và quan tâm đích thực đến những nỗi buồn, sự trăn trở và thất bại của con để định hướng hành vi cũng trở nên cần thiết.
Về phía các bạn trẻ, mỗi cá nhân đặc biệt là các bạn trẻ cần tỉnh táo trong những mối quan hệ khác nhau.
Cần thực sự cẩn trọng khi chọn cho mình một mối quan hệ. Cần hết lòng nhưng đừng quên rằng phải nghiêm túc và chịu trách nhiệm nếu đã xác lập mối quan hệ.
Chính sự cân nhắc và sự lựa chọn quan hệ yêu đương sẽ làm cho mỗi cá nhân, mỗi con người biết bảo vệ sự an toàn của chính mình cũng như của những người thân.
Theo PGS.TS, khi rơi vào hoàn cảnh bất lợi như bị tội phạm tấn công, cướp tài sản thì mọi người cần làm gì để bảo toàn tính mạng, tài sản?
PGS. TS Huỳnh Văn Sơn: Hãy trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết. Cụ thể cần thực sự bình tĩnh và cầu cứu thật nhanh chóng các lực lượng phản ứng nhanh. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc và xử lý tình huống mang tính tình thế rất quan trọng.
Kỹ năng ứng xử sao cho thật mềm dẻo để nhằm thoát thân, cứu mạng sống của gia đình, tìm cách thoát hiểm sẽ có thể là giải pháp tạm thời.
Quan trọng nhất đó là sự tự vệ cũng như sự ứng xử thông minh, có kỹ năng trong những tình huống nguy cấp.
Thùy Linh
Ngổn ngang nỗi lo "hậu" vụ thảm án ở Bình Phước
Vụ thảm sát khiến 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ (47 tuổi, ngụ xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành) tử vong, xưởng gỗ của Công ty Quốc Anh tạm ngừng hoạt động, kéo theo hàng chục công nhân mất việc làm, cuộc sống lâm vào cảnh khó khăn, bấp bênh.
Cho đến thời điểm này, sau khi nhận được tiền lương của Công ty chi trả, một số công nhân ở vùng miền sông nước miệt vườn như Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang...đã nhanh chóng trả tiền thuê phòng trọ để quay về quê với gánh nặng mưu sinh bấp bênh.
Công nhân Trần Văn Tiến (22 tuổi, ngụ Bình Phước), trải lòng: Anh làm ở xưởng gỗ của Công ty Quốc Anh 3 năm nay. Sau khi ông chủ bị sát hại, người thân của nạn nhân đã đứng ra lo trả tiền lương cho công nhân đầy đủ. Hầu hết công nhân đều đã đi kiếm việc ở nhiều nơi khác nhau. Một số công nhân ở các tỉnh miền Tây đã về quê sinh sống cùng gia đình một thời gian, rồi sẽ quay lại TP Hồ Chí Minh tìm cơ hội việc làm mới.
Một số công nhân ở gần công ty chờ xin việc làm.
Các công nhân đã có gia đình thì cuộc sống khốn khó hơn vì chưa kiếm được việc làm ổn định. Các công nhân đến thời điểm này còn chưa hết sốc, thời gian qua, họ đang có nơi làm ổn định thì xảy ra sự việc đau lòng trên.
Cùng lâm vào cảnh tương tự, công nhân Vũ Văn Hải (25 tuổi, ngụ huyện Hớn Quản), sẻ chia: "Tôi làm ở Quốc Anh lương tháng được khoảng 6 triệu đồng/tháng, giờ mất việc nên cuộc sống cũng rất khó khăn, phải xin làm đủ thứ việc để sống lay lắt qua ngày. Đang làm ổn định, có nghề cưa xẻ trong tay mà giờ phải đi làm những việc tay trái nên không được thuận lợi và thoải mái cho lắm. Đã không có việc làm, thêm con nhỏ không biết gửi ở đâu nên tôi ở nhà làm nội trợ với chăm con luôn. Trước đây, cả hai vợ chồng cùng đi làm nên đời sống cũng đỡ, giờ chỉ còn một người đi làm thì phải thắt chặt chi tiêu, chấp nhận khó khăn".
"Những công nhân cùng làm cùng đội với tôi giờ cũng mỗi người một nơi, người thì xin được việc làm, người thì vẫn đang tìm kiếm khắp nơi mà chưa có việc. Phía công ty Quốc Anh đã thông báo nếu anh em công nhân nào còn muốn làm thì nhận sang 2 xưởng gỗ của em bà Nga ngay bên cạnh, số lượng tiếp nhận được khoảng 40 người. Còn khoảng 120 người nữa thì phải đi xin việc nơi khác làm"... anh Hải buồn rầu nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ những công nhân như anh Tiến, anh Hải...mà còn rất nhiều công nhân khác cũng khó khăn tìm kiếm việc làm mới khi Công ty Quốc Anh ngừng hoạt động.
Một số công nhân mất việc vẫn ở phòng trọ chờ việc làm.
Chiều 16/7, tiếp xúc với chúng tôi tại Bình Dương, anh Lê Văn Chính (50 tuổi, quản đốc Công ty Quốc Anh), cho biết: "Những ngày qua, hàng trăm công nhân Công ty Quốc Anh đã khóc và bản thân ông cũng rơi nước mắt khi đến nhận lương, tiền công để rời công ty. Ngày 14 và 15/7, khoảng 175 công nhân đã được chi trả lương từ số tiền 1,7 tỷ đồng mà cơ quan điều tra đã trao trả cho người thân của nạn nhân".
"Đến nay, đã giải quyết chế độ tiền lương cho hơn 90% công nhân. Các công nhân ở các tỉnh Miền Tây như Sóc Trăng, Trà Vinh...đã được ưu tiên giải quyết chế độ từ ngày đầu tiên, và một số người trong số họ đã trả tiền thuê phòng trọ để về quê. Chỉ có khoảng 13 - 14 công nhân được giữ lại để dọn dẹp vệ sinh nhà xưởng trong một vài ngày" - ông Chính cho hay.
"Thương tiếc gia đình ông chủ, đến tối 15/7, nhiều công nhân vẫn lưu lại ở trong xưởng để thắp nén nhang cho người đã khuất lần cuối trước khi họ rời khỏi công ty. Mấy ngày rồi, công nhân chúng tôi khóc cạn nước mắt vì tiếc thương gia đình ông bà chủ. Mọi người khóc nhiều lắm, vì làm quản đốc ở đây từ khi thành lập công ty nên khi công nhân phải nghỉ việc họ xúm lại quanh tôi hỏi xem có công việc gì không để họ đi theo làm" - quản đốc Chính nói.
"Liên quan đến vấn đề việc làm, một số cơ sở khác trước có mối quan hệ làm ăn công ty Quốc Anh đã liên lạc với tôi để nhận công nhân vào làm việc trong phân xưởng của họ nên sẽ giải quyết việc làm cho nhiều công nhân. Tôi cũng đã liên hệ với Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Phước chốt bảo hiểm thất nghiệp giải quyết chế độ, chính sách cho anh em. Sau khi về nhà ở TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) nghỉ ngơi vài ngày rồi tôi quay lại xuống sắp xếp công việc mới cho công nhân chưa tìm được việc làm", anh Chính cho biết thêm.
Ông Lê Văn Mãi, Phó Giám đốc Sở LĐ-TBXH tỉnh Bình Phước, cho biết: Sở đang cùng các bộ phận chuyên môn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội để giải quyết các chế độ theo quy định như bảo hiểm thất nghiệp cho cho công nhân. Những công nhân có đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tư vấn việc làm miễn phí, hỗ trợ dạy nghề chuyển đổi công việc mới, đảm bảo chế độ bảo hiểm để khám chữa bệnh cho đến khi tìm được việc làm mới. Còn những trường hợp chưa được đóng bảo hiểm thất nghiệp hãy liên hệ với Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc sở để tư vấn, giới thiệu tìm việc làm mới phù hợp tại các doanh nghiệp trên địa bàn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ hết mình để họ có thể tìm được việc làm mới theo chuyên môn. Đề nghị người đại diện cho công ty nên sớm tập hợp danh sách các công nhân rồi phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh để kịp thời tư vấn, giải quyết chế độ, chính sách hỗ trợ các công nhân vượt qua khó khăn.
Theo Đ. Mừng - D. Anh
Công an nhân dân
Thảm sát Bình Phước: Ảo tưởng thoát tội nhờ kế hoạch tinh vi? Hầu hết trong những vụ thảm án, để có thể thoát tội, kẻ sát nhân đều lên kế hoạch thực hiện và phi tang nhân chứng, vật chứng rất chi tiết, tỉ mỉ như những tên tội phạm chuyên nghiệp. Không thể lọt lưới! Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 của Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống...