Từ Tehran, ông Putin gửi thông điệp cho phương Tây
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19/7 nói rằng phương Tây phải dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu ngũ cốc của Nga.
“Chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, nhưng chúng tôi đang thực hiện điều đó trên thực tế bất lợi với tất cả hạn chế trong vận chuyển bằng đường hàng không đối với xuất khẩu ngũ cốc của Nga”, ông Putin nói với các phóng viên tại Tehran sau cuộc hội đàm với các tổng thống Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, theo AFP.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran hội đàm tại lâu đài Saadabad ở Tehran, Iran, hôm 19/7. Ảnh: AP.
“Như quý vị đã biết, Mỹ đã dỡ bỏ – về cơ bản đã dỡ bỏ – các hạn chế đối với việc cung cấp phân bón của Nga cho thị trường thế giới”, ông Putin nói.
“Nếu họ thực sự muốn cải thiện tình hình trên thị trường lương thực quốc tế, tôi hy vọng điều tương tự sẽ xảy ra với nguồn cung cấp ngũ cốc xuất khẩu của Nga”, nhà lãnh đạo Nga nói thêm.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 19/7 đã tới Tehran để hội đàm với các nhà lãnh đạo đồng cấp Iran và Thổ Nhĩ Kỳ về các vấn đề cấp bách mà khu vực đang đối mặt.
Những vấn đề này bao gồm xung đột ở Syria và cơ chế nối lại xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Ukraine ở biển Đen để xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái), Tổng thống Iran Ebrahim Raisi (giữa) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chụp ảnh trước cuộc hội đàm ở lâu đài Saadabad tại Tehran hôm 19/7. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Theo Guardian, ông Putin khẳng định trong chuyến thăm Tehran rằng tiến bộ đạt được có thể cho phép Nga dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với lúa mì của Ukraine, một vấn đề đang đe dọa gây khan hiếm lương thực trên khắp châu Phi.
“Tôi muốn cảm ơn nỗ lực hòa giải của ngài”, Tổng thống Nga nói với ông Recep Tayyip Erdoğan, người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, theo thông cáo từ Điện Kremlin.
“Với sự hòa giải đó, chúng tôi đang đạt được những bước tiến”, ông Putin khẳng định.
“Không phải tất cả vấn đề đã được giải quyết nhưng thực tế là có những bước chuyển biến tốt”, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh.
Ông Putin rời chuyên cơ sau khi tới Tehran hôm 19/7. Ảnh: AFP.
Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông Putin, và là chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Nga bên ngoài khu vực Liên Xô cũ, kể từ khi Mocsow mở “chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine.
Ukraine có thể 'xả kho' ngũ cốc qua 4 ngả đường này
Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc đang tích cực thảo luận để giải quyết số ngũ cốc bị ùn ứ ở Ukraine.
Để đạt được mục tiêu đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng lập một trung tâm ngũ cốc ở Istanbul.
Máy gặt liên hợp làm việc trên cánh đồng lúa mì ở Ukraine. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Hãng thông tấn TASS đưa tin việc thiết lập hàng lang vận chuyển an toàn là yếu tố quan trọng để giải phóng ngũ cốc từ Ukraine ra thị trường thế giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất một số phương án giải quyết vấn đề trên, đồng thời bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Ukraine xuất khẩu ngũ cốc. Tuy nhiên, Kiev khẳng định rằng Nga nên rút quân khỏi Ukraine trước khi các chuyến giao hàng có thể bắt đầu.
Giá lúa mì và ngô toàn cầu đã tăng đáng kể từ đầu năm nay. Tại phiên họp ngày 21/5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tuyên bố thế giới chỉ còn lượng lúa mì đủ dùng trong 10 tuần, cũng như đưa ra những dự báo còn tồi tệ hơn so với thời kỳ khủng hoảng năm 2007 và năm 2008.
Dưới đây là các tuyến đường và kịch bản khả thi để giúp Ukraine xuất khẩu ngũ cốc:
Qua Berdyansk và Mariupol
Theo lời Tổng thống Nga Vladimir Putin, Nga đã sẵn sàng tạo điều kiện hậu cần cần thiết, cũng như đảm bảo các chuyến hàng dễ dàng di chuyển qua cảng Berdyansk và Mariupol mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Moskva cũng có thể đảm bảo an ninh hàng hải trên Biển Đen và Biển Azov. Trên thực tế, hoạt động rà phá bom mìn trên biển xung quanh Berdyansk và Mariupol đã được hoàn thành.
Qua Odessa
Nga tuyên bố không phản đối vận chuyển ngũ cốc qua cảng biển Odessa do Kiev kiểm soát ở phía Nam Ukraine và sẵn sàng đảm bảo an toàn cho tàu bè qua lại. Tuy nhiên, các tàu chở ngũ cốc chỉ có thể rời Odessa sau khi vùng biển lân cận được dọn sạch bom, mìn, cũng như xử lý toàn bộ xác tàu bị đánh chìm trước đó.
Tổng thống Putin đảm bảo rằng Moskva sẽ không lợi dụng tình hình để thực hiện một cuộc tấn công vào Odessa.
Theo báo cáo của hãng Bloomberg, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý khai thông bến cảng Odessa. Ankara có kế hoạch thành lập một trung tâm đặc biệt ở Istanbul để theo dõi và điều phối các tàu chở hàng. Trong khi đó, Ukraine kiên quyết yêu cầu kiểm tra tất cả các tàu đến Odessa để ngăn chặn khả năng giao vũ khí cho Kiev.
Một cánh đồng lúa mì ở làng Mala Dyvitsya, cách thủ đô Kiev khoảng 160km. Ảnh: AFP/TTXVN
Qua các nước phương Tây
Nhà lãnh đạo Nga cũng gợi ý về khả năng vận chuyển ngũ cốc của Ukraine qua sông Danube, hướng tới các cảng ở Romania. Nông sản cũng có thể được chuyển bằng đường sắt đến Hungary, Romania và Ba Lan. Tuy nhiên, vì chiều rộng đường ray của Ukraine là 1.520 mm nên các toa tàu cần được điều chỉnh lại theo tiêu chuẩn châu Âu là 1.435 mm. Quá trình này có thể mất một chút thời gian.
Theo các nhà chức trách Ukraine, quốc gia này có 6 nhà ga có thể điều chỉnh lại đường ray, bao gồm hai cơ sở ở biên giới với Ba Lan (Yagodin với công suất phục vụ 28 toa mỗi ngày và Mostiska với 18 toa), Yesen sát biên giới với Hungary với công suất 30 toa và Vadul-Siret sát biên giới Romania với 40 toa. Ước tính mỗi ngày sẽ có khoảng 175 toa tàu chở hàng qua biên giới Ukraine.
Litva đã đề xuất sử dụng cảng Klaipeda của nước này để xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, cũng như gửi một số đoàn tàu đến Ukraine qua Ba Lan. Tuy nhiên, thời gian trung chuyển của chuyến tàu này thiếu khả thi về mặt thương mại. Một thách thức khác là thiếu toa tàu. Để thực hiện kế hoạch trên cần đến 4.000 toa tàu, nhưng cả Ukraine và Litva đều không sở hữu nhiều như vậy.
Qua Belarus
Vận chuyển ngũ cốc từ Ukraine qua Belarus sẽ không yêu cầu bất kỳ điều chỉnh nào. Tuyến đường này cũng giúp hàng hóa được giao trực tiếp đến các cảng ở vùng Baltic. Tuy nhiên, các quốc gia phương Tây và Ukraine đã từ chối sáng kiến này vì sẽ phải hủy bỏ những lệnh trừng phạt áp đặt lên Belarus.
Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Nga và Ukraine lần lượt là các nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và lớn thứ 5 thế giới. Hai nước này đóng góp 19% nguồn cung lúa mạch thế giới, 14% lúa mỳ và 4% ngô, chiếm hơn 30% lượng ngũ cốc xuất khẩu trên toàn cầu.
Tại Ukraine - nơi được coi là "vựa" lúa mỳ của châu Âu, xung đột đã khiến lúa mỳ chưa thể thu hoạch được, trong khi các diện tích trồng ngô và hoa hướng dương không được chăm bón đúng cách. Ước tính, sản lượng ngũ cốc của Ukraine vụ mùa này có thể giảm hơn 50%.
Trong khi đó, Nga là nhà sản xuất phân bón hàng đầu, chiếm 13% sản lượng toàn cầu. Việc hoạt động xuất khẩu phân bón của Nga bị hạn chế do các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã khiến giá mặt hàng này tăng vọt trên toàn cầu. Nông dân ở Brazil, Mỹ và các nước nông nghiệp lớn khác phải giảm sử dụng phân bón và tình trạng này có thể ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa sau đó.
Ông Putin: Phương Tây đóng mọi cánh cửa rồi tìm người để đổ lỗi Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 19/7 nói rằng tập đoàn dầu khí Gazprom sẽ thực hiện "đầy đủ" mọi nghĩa vụ của mình. "Gazprom đã, đang và sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình", ông Putin nói với các phóng viên tại Tehran sau cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ hôm...