Tử tế bị lừa đảo: Vì sao người tốt thường … “mắc bẫy”?
“Đã là những người thánh thiện, trong sáng, hồn nhiên thì sẽ không bao giờ phát hiện kẻ gian” nhà văn Phan Huyền Thư.
“Tử tế không phải sự tốt bụng vô điều kiện”!
Trước việc, hiện nay xảy ra nhiều hiện tượng người tử tế bị lừa đảo, nhà văn Trang Hạ, chia sẻ với Đất Việt: “những sự việc này không phải bây giờ mới xảy ra mà có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào.
Ở VN chuyện ăn cắp, ăn mày, giả vờ lừa đảo để lấy lòng từ tâm ở bệnh viện, trên truyền hình đều có thể xảy ra. Nói ngay đến như câu chuyện hai người hát rong trong chương trình Điều ước thứ 7 vừa gây xôn xao dư luận là điển hình”.
Tử tế bị lừa đảo:Thời cơ vàng để điều xấu “tác oai”
Theo nhà văn Trang Hạ, đây là hành vi đi “bắt cóc” sự tử tế của người khác và cái nhận được là tiền bạc. Thế nhưng, những người tử tế không chỉ là mất tiền, mất đồ trong nhà, mà còn mất hoàn toàn niềm tin vào con người, vào sự tử tế, thậm chí quay ngược trở lại, nguyền rủa sự tử tế của bản thân.
Ngay bản thân nhà văn cũng đã từng chứng kiến các câu chuyện có thật trên thực tế: “Tôi đã từng chứng kiến câu chuyện, một người con gái hiến máu cho người yêu, hiến thận cho người yêu, có thai với người yêu. Nhưng anh người yêu bội bạc, bắt phá thai, rồi đi cưới người khác. Sự tử tế ở đây, còn đến mức sẵn sàng chia sẻ sinh mệnh, tính mạng cho nhau, nhưng đáp lại là sự cay đắng.
Cho nên người lợi dụng sự tử tế trong xã hội, hoàn toàn không chỉ đơn thuần là kẻ đi trục lợi tiền bạc, mà còn là bắt cóc sự lương thiện, sự tử tế của người khác. Khi đó, họ làm cho người tử tế không chỉ mất tiền bạc mà còn mất lòng tin vào con người, đó là một điều khủng khiếp. Lòng tin mất đi không quan trọng bằng xã hội đánh mất đi niềm tin vào sự tử tế”.
Đặc biệt, theo chia sẻ của nhà văn Trang Hạ, thì một khi tồn tại sự đề cao cảnh giác, thì đó là lúc mà sự ích kỷ, sự tàn nhẫn bắt đầu lên ngôi. Chỉ nghĩ rằng, cuộc đời này, ai biết đâu là trái phải xấu tốt, ai biết ai là nhân quả của đời ai?
Tuy nhiên, nhìn nhận ở một góc độ khác, nhà văn Trang Hạ nhận định: “Sẽ không có cách nào phân biệt được người tốt và người xấu. Bởi vì, vốn dĩ cái ác được bao bọc bằng nhiều lý lẽ, có thể là sự cảm động, sự tội nghiệp, sự khốn nạn hay tai họa…thậm chí nhiều người trong xã hội còn bao biện cho cái ác bằng cách nói rằng khổ quá thì người ta mới thế, chứ ai chả muốn làm ông này bà kia, chứ làm sao phải đi lừa đảo để trục lợi.
Video đang HOT
Không nên tốt bụng vô điều kiện
Họ là những người không ác nhưng hờ hững với cái ác, bao biện cho cái ác trong xã hội. Tôi luôn tâm niệm rằng: “Tử tế không phải sự tốt bụng vô điều kiện”! Có thể hiểu rằng, đó là một lời cảnh báo, kể cả trong lúc hôn người khác thì vẫn phải mở to mắt, dỏng tai lên nghe, đó không phải là cảnh giác với đời, mà là bảo vệ chính cái sự tốt đẹp của bản thân mình.
Đơn giản là vì chẳng ai đeo lên trán mình câu nói: tôi là kẻ khốn nạn, đi lừa đảo, ham tiền, lợi dụng, háo danh hay đang muốn lợi dụng cộng đồng.
Nhiều khi sự tử tế cũng chẳng có ai khen ngợi, đôi khi còn bị nghi ngờ. Cho nên tử tế đôi khi là thái độ sống, mà khi đã lựa chọn tử tế là thái độ sống thì phải nhận sự tổn thương từ xã hội này, từ cả những người vô tình lẫn người lợi dụng, nhưng tôi tin không có điều tốt đẹp nào trong xã hội này mà không phải trá giá”.
Đặc biệt, không ai trưởng thành trên đỉnh của chiếc bánh ga tô, không có sự trưởng thành nào không đau đớn, không có sự tốt đẹp nào trên trời rơi xuống. Cho nên nếu như chấp nhận sự tử tế là thái độ sống, thì phải chấp nhận có những thứ phải trả giá.
Tất cả người tốt đều … “dốt” như nhau?
Trong khi đó, cũng chia sẻ với Đất Việt, nhà văn Phan Huyền Thư cho biết: “Cuộc sống hành thiện để hướng đến những điều tốt đẹp, thì sẽ không có gì làm chúng ta phải lo lắng. Bản thân tôi cũng gặp nhiều trường hợp lợi dụng lòng tốt rất nhiều, nhưng theo tôi không nên vì thế mà nhìn thấy việc cần giúp không giúp, nhìn thấy hoàn cảnh cần giúp đỡ mà không để ý.
Tử tế bị lừa đảo: Không biết tốt-xấu thì nên… vô cảm
Thực ra cái tốt, cái hướng thiện, muốn chia sẻ với những người xung quanh, nằm trong cá tính con người. Vì vậy, nên đừng bao giờ vì 1 vài trường hợp mà hồ nghi xã hội, con người”.
Bởi vì, theo nhà văn Phan Huyền Thư thì trong xã hội có quá nhiều hình thức muôn hình vạn trạng tạo nên sự phức tạp, nên đừng bao giờ nhìn vào trường hợp đơn lẻ, mà suy diễn ra cả xã hội.
Hơn nữa, tất cả những người tốt đều… “dốt nát” như nhau trước chuyện nhìn nhận kẻ gian. Đã là những người thánh thiện, trong sáng, hồn nhiên thì sẽ không bao giờ phát hiện kẻ gian, thông thường chỉ những người mưu mô, đủ ranh ma thì mới phát hiện ra nhau.
Những người tốt thì trái tim hay mù lòa, ngoài công an có biện pháp nghiệp vụ cao cường thì rất khó phát hiện.
Và tất cả những gì đang xảy ra dù dẫn đến sự thay đổi nhận thức trong xã hội như thế nào thì nhà văn này khẳng định: “Thực sự cái tồi tệ nhất là khi con người không yêu thương và không muốn giúp nhau nữa, trở lên lạnh lùng, vô cảm”.
Thanh Huyền
Theo_Báo Đất Việt
Ăn Tết hay Tết "ăn"?
Dân gian mình thường nhắc đến dịp nghỉ Tết âm lich bằng một từ rất dân dã: "Ăn Tết!". Nhưng kèm theo cái Tết truyền thống trong xã hội hiện đại ngày nay cũng có lắm bi hài và người viết có cảm tưởng như chúng ta đang bị Tết... "ăn". Và trong Tết, người phụ nữ bỗng trở thành "con mồi" truyền thống.
Khi còn nhỏ xíu, tôi cứ nhớ mãi hình ảnh bà nội tôi lưng còng như đòn gánh lúi húi bắc bếp để chuẩn bị nấu bánh tét (thứ bánh đặc trưng Nam bộ ngày Tết, chỉ khác hình dáng bánh chưng ngoài Bắc). Mọi công đoạn nấu bánh gần như bà nội tôi lo hết, việc canh lửa canh nồi thì đám cháu chắt gọi là coi để mà coi. Gà gáy khuya thì chỉ còn lại những người phụ nữ trong nhà tỉ mẩn lùa than, thêm củi để nồi bánh tét đều lửa.
Ba tôi, một người đàn ông "của xã hội" khi ông luôn đi sớm về khuya vì tính chất công việc. Hình như hơn 10 năm nay ông không có bữa giao thừa nào tại nhà trừ một lần bất ngờ đổ bệnh, cũng là vì công việc. Con gà, tô cháo, mâm cúng rước ông bà một tay mẹ tôi lo hết vì lúc ấy thằng con trai là tôi đây đang bận đi dạo phố phường bên lũ bạn hoặc sánh bước cùng một cô gái mình thầm thương đi hái lộc. Khoảnh khắc giao thừa là khoảng khắc tôi bưng tô (bát) cháo lên ăn sảng khoái, nghe trên tivi lời chúc Tết năm sau giống nhau năm trước, rồi yên tâm đi ngủ để sáng mồng Một vui vẻ đến tìm. Tất cả mọi công việc, mẹ tôi là người chu tất. Âm thầm và đều đặn, như mọi năm...
Năm nào cũng như năm nào. Tết truyền thống gắn với những truyền thống. Cây niêu giờ vắng bóng, câu đối đỏ dần ít đi, tràng pháo thì bị cấm nhưng bánh chưng xanh vẫn còn và thịt mỡ, dưa hành vẫn hiện diện ở mỗi nhà. Trong cái Tết truyền thống của người Việt, sự mắc định về việc dựng cây niêu, đốt tràng pháo, viết câu đối thường do người đàn ông thực hiện. Nấu nồi bánh chưng, kho mớ thịt mỡ, ngâm hũ dưa hành là chuyện của đàn bà.
Bỗng dưng ngẫm phận đàn bà thấy buồn quá (dù Mai Cồ tôi là đàn ông chính hiệu)!
Cuộc sống như một vòng bánh xe, càng hiện đại càng lăn nhanh. Bánh chưng, dưa hành, thịt mỡ đều có thể mua sau khi được chế biến nên người phụ nữ cũng đỡ vất vả hơn. Nhưng cái sự vất vả đó đâu chỉ nằm ở khâu chuẩn bị mà còn ở khâu phục vụ. Họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp của chồng, con đến chơi nhà thì y như rằng chỉ có người phụ nữ lại bày biện, chăm nom, tiếp đãi và dọn dẹp. Sau một trận say của đức ông chồng hay cậu con quý tử, người phụ nữ đâu đã được nghỉ ngơi mà còn phải tất bật xoa dầu cho chồng, đắp chăn cho con kẻo trận gió độc nào đấy làm người say nhập viện.
Cái gánh nặng trách nhiệm đó mấy ai thấu hiểu?
Lỉnh kỉnh đồ đạc cùng chồng con về quê nội chúc Tết cũng là một thứ mệt mỏi của người phụ nữ Việt Nam, tôi nghĩ vậy. Cả năm chỉ có một cái Tết! Đó là thứ lý do thô thiển để yêu cầu người phụ nữ phải thể này thế nọ như họ phải luôn thế nọ, thế kia để phục vụ các quý ông. Tin tôi đi, có những cô, những chị của tôi chỉ mong ngày Tết được rảnh rang để... ngủ. Họ mất ngủ cả năm vì chồng con đấy các bạn ạ! Và nhiều khi giấc ngủ "cho đã" cũng chỉ là thứ để mơ ước vì đám đàn ông lười biếng chúng tôi hay những phụ nữ đã "quen" với truyền thống hầu hạ muốn thế...
"Ăn Tết!" là một câu cửa miệng nhưng tại sao lại là "Ăn Tết!" mà không là nghỉ Tết? Hay cái Tết bây giờ đang "ăn" chúng ta bằng những cách hành xử lỗi thời khi để những điều được cho là truyền thống đè nặng lên suy nghĩ và cách hành xử của mình.
Mà ở đó, phụ nữ là người chịu thiệt...
Theo NTD
Trộm vàng nhà quan và chuyện tìm nguồn tài sản Từ chuyện dzô dzô đến chuyện... đô, đô, thật ra, là vấn đề của nền luật pháp, trước sau phải hướng tới sự thượng tôn, sự công khai minh bạch trong thiết chế quản lý. Chỉ khi đó, văn minh, văn hóa mới có cơ ngự trị. I-Tuần này, giữa lúc thế giới, các bên có liên quan đang "say máu" tranh cãi...