Từ tấm bình phong giản dị
Không ít các diễn đàn kiến trúc, cuộc thi thiết kế gần đây đã nêu cao yếu tố kế thừa văn hóa truyền thống, tôn trọng thiên nhiên, chắt lọc họa tiết dân gian… như là những mệnh đề cơ bản để giải các bài toán thiết kế đương đại.
Thế nhưng khi đi vào không gian nhà ở cụ thể, thì yếu tố truyền thống hay hiện đại trong các vị trí đặc thù hay sản phẩm hữu hình dường như khó xác lập. Hoặc là các gia chủ thuần túy sắp xếp vật dụng như một không gian đậm chất hoài niệm, hoặc ở thái cực khác là sự hiện đại tối đa. Tuy nhiên, câu chuyện nhỏ muốn đề cập ở đây chỉ xoay quanh một chi tiết khá phổ biến trong không gian truyền thống Đông phương: tấm bình phong.
Trong ngôi nhà truyền thống Đông phương, tấm bình phong thường không chỉ là một bức vách di động linh hoạt, mà còn mang ý nghĩa che chắn. Bình phong có thể cố định, có thể phân cách tạm thời không gian giữa trong và ngoài, giữa chung với riêng, giúp giảm tầm nhìn và ngăn cản phần nào gió thổi trực diện, hay che chắn nắng chiếu xuyên phòng.
Ở nơi tư dinh, phủ doanh, bình phong còn là mảng trang trí cầu kỳ thể hiện đẳng cấp gia chủ, nơi các đền miếu hay công cộng giữ vai trò phong thủy mang ý nghĩa bắt buộc phải có để ngăn sự đi lại trực diện đường đột, tăng tính đóng mở cho cảnh quan phía trước công trình.
Về mặt thiết kế cảnh quan, sân vườn thì bình phong xây gạch, bằng rào cây, hay kết hợp với hồ bán nguyệt, giúp trong ngoài thấp thoáng e ấp, lối vào nhà được dẫn dắt đầy ý nhị, như một “lời chào” nhẹ nhàng và đủ lễ nghĩa. Có thể thấy ở không gian resort đương đại, nhà hàng, khách sạn… mang nét Đông phương các tấm bình phong phục cổ hay biến thể khá phong phú, gần như kiêm luôn vai trò “bảng hiệu”, mảng đặt logo của công trình.
Không chỉ dùng nơi trang trọng, bình phong được biến tấu, như một vách ngăn nhẹ giản đơn mà hiệu quả trong các căn hộ nhỏ, không gian liên thông, giảm ngăn chia cứng và mở ra các góc nhìn nội thất thú vị hơn.
Kiểu bình phong truyền thống trong nhà Việt: khung sắt hoặc gỗ, có họa tiết trang trí phong phú, đặt để cơ động. Bình phong dạng hiện đại với thiế t kế tùy biến, có thể làm đặc hoặc rỗng thoáng tùy theo mẫu, làm nên một chỗ dựa trang nhã và chủ động trong che chắn.
Với những ai quan tâm đến văn hóa kiến trúc, quay về với truyền thống chắc chắn sẽ không đơn thuần chỉ sao chép nguyên bản, mà còn cần biết sáng tạo trên tinh thần chắt lọc tinh hoa. Quay về truyền thống cũng không phải là điều phải áp đặt hay bị bắt buộc, mà đơn thuần là sức hút của giá trị truyền thống có đủ mạnh để thôi thúc các nhà thiết kế tìm thấy những ý tưởng mới mẻ trên nền tảng cũ hay không, các giá trị đã được khẳng định trong quá khứ sẽ thể hiện với sắc vóc mới như thế nào. Những tấm bình phong, dù nhỏ, nếu khéo khai thác cũng có thể trở thành gạch nối thú vị cho không ít các sáng tạo ở bối cảnh mới, vật liệu mới, nơi công trình công cộng hay nhà ở.
Còn khi vào nội thất, những tấm bình phong bằng gỗ, sơn mài hay bọc vải lụa hôm qua đang dần được hôm nay biến tấu trên tinh thần vốn có, trở thành điểm nhấn mới mẻ, điểm tựa của không ít thủ pháp trang trí với nhiều cải biên về hình dáng, chất liệu và cách thức bố trí, đem lại những sắc thái mới cho không gian nhà ở trong điều kiện “đất chật người đông”.
Đầu xuân, chợt nhớ câu hát sâu sắc ý nhị “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt” như để hàm ý nhắc nhở những lữ khách trên đường dài sáng tạo chớ quên cái ngoái nhìn – dù chỉ đôi ba lần – về những giá trị truyền thống, mà tấm bình phong là vật dụng tuy nhỏ nhưng lại có nhiều ý nghĩa ứng dụng linh hoạt trong không gian hiện đại.
Bình phong xây gạch, khảm sành trong nhà vườn Huế, một giải pháp phong thủy đặc sắc.
Video đang HOT
Biến tấu bình phong nơi công cộng giúp che chắn lối vào trực diện. Mảng bình phong bằng gạch bông gió xanh đơn giản nhưng khá điệu đà, tạo nên một khoảng đệm tại tiền sảnh kín đáo mà vẫn thoáng đãng
Những đường nét tạo dáng và xử lý bề mặt theo lối design hiện đại đã giúp tấm bình phong thoát khỏi ràng buộc cổ điển như sơn mài, tứ bình, long ly quy phượng… mà trở nên có cá tính hơn, cũng là phù hợp hơn với những gia chủ thế hệ trẻ hôm nay.
Ảnh: Trường Ân
Bản đồ Việt Nam kết bằng hoa tươi rực rỡ ở làng hoa Xuân Quan
Rất nhiều tác phẩm được người dân trồng hoa làng Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) đưa đến lễ hội hoa thu hút sự chú ý của du khách, độc đáo nhất chính là bức tranh 'Bản đồ Việt Nam' rực rỡ với nền đỏ và ngôi sao vàng.
Nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 20km, làng hoa Xuân Quan có hơn 500 hộ làm nghề trồng hoa và chăm sóc cây cảnh với tổng diện tích trên 100ha. Dù mới phát triển khoảng chục năm gần đây nhưng những hộ trồng hoa tại Xuân Quan đã có những bước phát triển, đầu tư vượt bậc, xuất hoa đi khắp mọi miền Tổ quốc.
Tại lễ hội hoa Xuân Quan năm 2020, hàng trăm loại hoa đua nhau khoe sắc. Lễ hội được xem là hoạt động quảng bá, giới thiệu làng hoa đến du khách, đồng thời thúc đẩy tiềm năng du lịch và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Tại Lễ hội hoa Xuân Quan năm 2020, khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng nhiều loại hoa và các mô hình được trang trí bằng hoa của người dân nơi đây.
Đặc biệt, tại đây có mô hình bản đồ Việt Nam được làm hoàn toàn bằng sản phẩm của các hộ trồng hoa ở thôn 4, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
"Đến với lễ hội hoa, thôn 4 chúng tôi đã mang đến tác phẩm "Bản đồ Việt Nam", có các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Côn Đảo, Phú Quốc... Để làm lên tác phẩm này, chúng tôi đã mang đến 3.000 cây hoa xác pháo màu đỏ, tượng trưng cho lá cờ Việt Nam, 70 cây cúc vàng để làm hình ngôi sao. Mỗi ngày chúng tôi huy động 18 - 20 người, làm trong 3 ngày để hoàn thành tác phẩm này", ông Đàm Văn Hưng, đại diện thôn 4, xã Xuân Quan cho biết.
Ông Đàm Văn Hưng thường xuyên tưới nước để hoa tươi, bản đồ rực rỡ
Tác phẩm bản đồ Việt Nam của thôn 4 xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) thu hút du khách
Hoa xác pháo làm nền màu đỏ rực rỡ cho "bức tranh" bản đồ Việt Nam ở lễ hội hoa Xuân Quan.
Hoa cúc kết thành hình ngôi sao vàng.
Hình ảnh các quần đảo tượng trưng được kết khéo léo, hài hòa màu sắc bằng cây và hoa.
Du khách rất hào hứng với hàng trăm loại hoa độc đáo và các tác phẩm ấn tượng của người dân làng hoa Xuân Quan.
Từ Côn Đảo ra thăm người thân tại Hưng Yên, anh Nguyễn Hải Đăng được người nhà đưa tới lễ hội hoa để tham quan và chụp hình. Lễ hội hoa đã gây ấn tượng mạnh với anh bởi vẻ đẹp đặc trưng miền Bắc, gợi không khí Tết đoàn viên đầm ấm.
"Tôi xa quê từ bé nên cũng không biết ở quê mình có một vùng hoa lớn như thế này. Tại đây tôi có cảm giác rất khác lạ so với các hội chợ hoa Sa Đéc trong miền Tây nơi tôi sinh sống".
Chị Nguyễn Thị Hà, một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: "Tôi đến đây cùng bạn để ngắm hoa và chụp ảnh. Điều tôi cảm thấy thích thú nhất ở đây là con người rất nhiệt huyết và thân thiện. Họ đã mất rất nhiều công sức để tạo nên một khung cảnh đẹp như thế này nhưng du khách tới tham quan và chụp ảnh không mất một loại phí dịch vụ nào".
Toàn cảnh hội chợ hoa xã Xuân Quan nhìn từ trên cao.
Ông Lê Quý Đôn (Chủ tịch UBND xã Xuân Quan) cho biết: "Đây là dịp để Xuân Quan tri ân các khách hàng đã tin cậy tìm đến với làng hoa; đồng thời là dịp để địa phương quảng bá thương hiệu sản phẩm hoa do chính người dân nơi đây làm ra".
Nhiều tác phẩm trưng bày tại lễ hội hoa rất độc đáo, bắt mắt, thu hút du khách chụp hình lưu niệm.
Tác phẩm hoa chào mừng Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Hoa được phun tưới thường xuyên để đảm bảo luôn tươi xanh, rực rỡ.
Lễ hội hoa nhằm quảng bá sản phẩm hoa Xuân Quan tới mọi miền và mời gọi các nhà đầu tư chắp cánh cho thương hiệu "hoa Xuân Quan".
Nhiều người lớn tuổi cũng đến lễ hội hoa để chụp hình kỷ niệm. Ở đây có nhiều mô hình rất gần gũi với thôn quê, ít xuất hiện ở các địa điểm trưng bày hoa khác.
Huyện Văn Giang hiện có hơn 1.000ha chuyên trồng hoa cây cảnh, tập trung thành 3 vùng chuyên canh và hình thành 8 làng nghề chuyên sản xuất hoa cây cảnh thu hút trên 5.000 hộ tham gia, tạo việc làm cho trên 13.000 lao động. Tổng thu nhập từ trồng hoa cây cảnh mỗi năm của huyện đạt gần 800 tỷ đồng.
Lễ hội hoa Xuân Quan là dịp để khách tham quan được thưởng thức, mua sắm các loại hoa cây cảnh đẹp, độc và lạ; được giao lưu chia sẻ kinh nghiệm từ các nghệ nhân của các làng nghề về bí quyết chăm sóc hoa cây cảnh và thú chơi tao nhã của người Việt khi Tết đến Xuân về.
Hóa giải lỗi phong thủy trong nhà với bình phong vua chúa xưa kia cũng dùng Tấm bình phong không chỉ có tác dụng ngăn cách không gian mà còn là vật có tác động không nhỏ tới phong thủy ngôi nhà. Tự cổ chí kim, tấm bình phong đã là một vật dụng được sử dụng nhiều trong cung điện, tư thất của các bậc vua chúa, đế vương nhằm cản nắng chói chang và gió trực tiếp...