Từ tài xế đến làm chủ lâu đài
Những người tới khu vực quận 9, TP.HCM gần đây thường được nghe về “tòa lâu đài đá” theo kiến trúc Gothic nằm trên khu đất rộng 5 hecta, phía trước có đường hào chạy dọc, tường đá và khuôn viên được chăm chút. “Lâu đài” thật ra là trụ sở công ty và cũng là nhà riêng của Vũ Tiến Đôn, 41 tuổi kinh doanh hàng nội thất và đồ gỗ. Thường xuyên được đối tác và bạn bè gọi là “Donny”, ông Đôn khởi nghiệp bằng nghề lái taxi và chưa bao giờ tốt nghiệp đại học. Con đường làm giàu mà ông Đôn kể lại không bí hiểm như dáng vẻ bên ngoài của “tòa lâu đài đá”.
Ông Đôn bắt đầu xây tòa nhà được đặt tên là Long Island này từ năm 2003, chỉ 5 năm sau khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Cho đến nay, ông vẫn tiếp tục xây dựng nó. Tòa nhà vừa là nơi ở, vừa là nơi đón khách và trưng bày các sản phẩm đồ gỗ, nội thất. Bạn hàng của ông chủ yếu là người nước ngoài. Kevin Lunney, một khách hàng ở Anh Quốc, trở thành khách hàng từ chín năm nay theo lời giới thiệu của một bạn hàng làm ăn. Mỗi năm ông sang Việt Nam hai lần vào tháng 3 và tháng 9 để đặt hàng và khi tới, ông được mời nghỉ lại tại lâu đài. Các khách hàng như Kevin đến lựa hàng, nghỉ ngơi, ăn uống trong các căn phòng được bày trí bằng các sản phẩm như một cách chào hàng. Tại đây, cô con gái của Joseph Mc-Glade, chủ công ty MJM Agencies ở Bắc Ireland, trong chiếc váy ngắn lang thang qua từng phòng, nhìn ngắm và lựa chọn sản phẩm với chiếc iPad trên tay. Ông Đôn khoe: “Tôi muốn biến nơi đây thành nơi trưng bày nội thất gỗ tuyệt vời và độc đáo nhất Việt Nam”.
Tự thiết kế, xây dần, lâu đài trở thành nơi trưng bày hàng nội thất của Vũ Tiến Đôn.
Vũ Tiến Đôn làm giàu nhờ biết học hỏi và dám “phất cờ” khi cơ hội đến với mình
Ông Đôn tự cho mình là người bình thường và học lực kém, “Nhiều môn chỉ có 1,2 – 1,5 điểm, tôi thi rớt chuyển cấp lớp 9 qua lớp 10, phải vào hệ B và thường bị trường mời phụ huynh lên lớp”. Học yếu nên chán nản, suốt ngày Đôn ở ngoài đường với bạn bè. Cha ông, một giáo viên dạy kế toán, không chịu được sự học hành trầy trật của con mình, thường la rầy con. Hai cha con mâu thuẫn, Đôn bỏ ra ngoài tự kiếm sống. Bước ngoặt cuộc đời chàng “Donny” bắt đầu từ đó.
Năm 1992, cơ duyên đến khi Đôn lái xe đưa rước một người khách nước ngoài làm trong ngành gỗ, chủ của công ty Plantation Grown Timbers (PGT). Sau những lần theo chân khách đến xưởng gỗ, ông nhận thấy đây là một ngành có lợi nhuận cao. Trong ba năm lái xe cho khách, ông để ý kỹ từng chi tiết, học hỏi cách làm việc chuyên nghiệp, tạo mối quan hệ với phía gia công. Hai năm kế tiếp, ông qua chạy việc cho PGT.
Sau khi học đủ các ngóc ngách trong ngành gỗ nội thất
Năm 2003, ông Đôn tách ra, mở công ty Everyday Country, chuyên xuất hàng qua vương quốc Anh (UK), Ireland, Đài Loan. Lúc đó, nguồn vốn của ông chỉ đủ tiền thuê kho từng tháng. Tận dụng mối quan hệ gầy dựng trước đó, ông thuyết phục các xí nghiệp giao hàng cho ông xuất trước, rồi khi tiền về ông trả cho họ. Ông giải thích: “Thời đó họ tin tôi nên cho vốn gối đầu”.
Video đang HOT
Vấn đề là công nhân có yêu công việc, sản phẩm? nếu có, họ chính là người kiểm soát chất lượng (QC).
Thị trường đồ gỗ năm 1996 – 1997 cầu cao hơn cung, công ty của ông chỉ có 3, 4 người. Ông Đôn làm mọi việc từ sơn, đóng gói, đóng container. Thành công đã gõ cửa nhà ông ngay từ ngày đầu. Đơn hàng đầu tiên 25 container ông xuất đi Úc cho Early Settler, đơn vị đến nay vẫn là khách hàng của ông. Ngay tháng sau, Donny đã đẩy lượng hàng xuất đến 100 container.
Năm 2008, ông Đôn thành lập Long Island chuyên xuất hàng sang Úc, New Zealand. Ông vừa là người thiết kế sản phẩm vừa là người phụ trách đối ngoại, tìm kiếm đơn hàng. Không có nhà máy sản xuất mà đặt hàng gia công qua các nhà máy vệ tinh ở Đồng Nai, Bình Dương, Sông Bé, Thủ Đức nên số nhân viên của ông có thể đếm trên đầu ngón tay.
Theo ông, công nhân phải là người kiểm soát chất lượng (QC) đầu tiên. “Tôi đã truyền đạt kinh nghiệm của mình cho họ. Tiền nhiều cũng hết, vấn đề là họ có yêu công việc không, yêu sản phẩm không. Nếu có, họ chính là QC”, ông nói. Mỗi lần đi nước ngoài, ông trực tiếp xuống các cửa hàng bán lẻ để xem sản phẩm của mình có sử dụng được không. Đối với nhân viên, ông buộc họ mua sản phẩm về sử dụng. “Khi mua về mà không xài được thì họ tức lắm. Lúc đó, họ hợp tác khắc phục lỗi tốt hơn”, ông kể. Ông tiết lộ, bí quyết tồn tại trong nghề của ông nằm ở khâu sơn sản phẩm. Đó là lý do ông có khoảng 20 xưởng sơn nhỏ quanh quận 9 để dễ kiểm soát chất lượng. Ông Đôn có vóc người nhỏ, nhanh nhẹn và thường nhìn thẳng vào người đối diện như một cách bộc lộ mình. Ông Kevin nói: “Ông ấy có cách nghĩ khác, năng động, có thể thúc đẩy công việc nhanh chóng”. Còn ông Mc-Glade, khách hàng người Ireland cho biết, ông chỉ có Donny là nhà cung cấp hàng duy nhất tại Việt Nam. Ông nói: “Donny có sản phẩm phù hợp, hoàn hảo cho thị trường UK và Ireland”.
Vũ Tiến Đôn làm giàu nhờ biết học hỏi và dám “phất cờ” khi cơ hội đến với mình.
Hai mươi năm làm việc với người nước ngoài, ông Đôn đã có những trải nghiệm văn hóa, cuộc sống của người phương Tây vào sản phẩm mình thiết kế. Ông chia sẻ: “Anh là thị trường khó tính nhất, nếu sản phẩm được chấp nhận ở đó, nghĩa là bạn có cửa vào những thị trường khác”.
Thành công của ông Đôn đã trải qua nhiều lần trả giá nhất định. Khi khởi nghiệp, ông đã lấy khách hàng của công ty cũ và điều này làm tổn hại quan hệ với ông chủ cũ, người đưa ông vào nghề. Vài năm sau, năm 2005 ông phạm tiếp sai lầm khi “phỗng tay trên” khách hàng từ bạn hàng của mình. Kenneth Robert Moras vốn là đại lý trung gian của Donny. Để có mức giá tốt hơn, thay vì giao hàng qua Moras, ông ngưng và chuyển sang cung cấp thẳng cho khách hàng của Moras. Moras đã khởi kiện Vũ Tiến Đôn với lý do cung cấp hàng hóa không như hợp đồng. Vụ kiện tụng khiến ông Đôn lao đao mất 2 năm. Vụ kiện kết thúc bằng hòa giải, ông Đôn đền cho Moras 320 nghìn đô la Mỹ. Giờ đây khi nhìn lại, ông Đôn đã thấm thía bài học này. Ông nói: “Luật nhân quả, nếu mình “chơi” người nào đó, người khác sẽ “chơi” lại”.
Nhưng ông Đôn cũng tỏ ra là người biết học từ những cú vấp ngã. Ông khoe: “ Đa số khách hàng hiện nay làm ăn với tôi từ 8 – 10 năm trở lên và hầu hết mối làm ăn của tôi là hữu xạ tự nhiên hương“.
Cách đây 5 năm, mỗi tháng công ty ông xuất đều đặn 180 container, “lãi cao” theo chia sẻ của ông. Nay kinh tế toàn cầu suy thoái, số lượng giảm xuống còn 60 container, trong đó Everyday Country mỗi tháng xuất 30 container, doanh thu khoảng 600 ngàn đô la Mỹ.
Không có bản vẽ, chấp nhận việc sửa sai, ông Đôn cho rằng, nếu phạm sai lầm nhiều thì sẽ khôn hơn.
Khủng hoảng toàn cầu, sinh tồn trong nghề gỗ khó khăn hơn. Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhưng nếu tăng giá bán thì khách hàng sẽ không mua, hoặc mua số lượng ít. Donny chọn cách liên tục cho ra đời bộ sưu tập mới và tăng giá trên sản phẩm mới đó. Ông nói: “Khách hàng luôn đánh giá cao những ý tưởng sáng tạo”
Năm 2000, Donny đầu tư 25 ngàn đô la Mỹ, tương đương 325 triệu đồng mua 1,5 hecta đất ở Thủ Đức, giờ là quận 9; sau này ông tiếp tục mua thêm 3,5 hecta. Từ năm 2003, ông chở đá từ Đà Nẵng vào xây Long Island, công trình do ông thiết kế. Là người theo công giáo nên ông chọn lối kiến trúc Gothic. “Tới giờ vẫn không có bản vẽ tổng thể mặt bằng. Thường thì tôi thảo ý kiến sơ bộ trên bản vẽ, đưa cho thợ. Thợ cầm coi xong rồi vứt luôn”. Tổng số tiền bỏ vào công trình đến nay khoảng 40 tỷ đồng. Donny tỏ ra là người căn cơ: tự thiết kế, tự gọi nguyên vật liệu, khi nào hết tiền thì ngưng, khi nào có tiền xây tiếp. Khối lượng xây sai phải đập ra làm lại khoảng 10%. Đầu tháng 4 trời mưa lớn, thợ hì hục đào lỗ thoát nước. Nhìn cảnh ấy, Donny nói: “Nếu sai lầm nhiều lần thì có thể mình khôn ngoan hơn người khác”.
Do thường xuyên xa nhà, không chăm sóc được gia đình nên cuộc hôn nhân đầu tiên của ông đã đổ vỡ cách đây ba năm. Xem đó là “cái sai lớn và cơ bản trong cuộc sống”, ông đưa công việc về nhà, vừa làm, vừa có thời gian bên các con. Ông cũng đã có người bạn gái mới và có thêm một bé gái. Người vợ đầu sống ở lâu đài cùng đại gia đình. Lâu đài vẫn tiếp tục xây.
Theo NTD
Tỷ phú Trung Đông kiện tạp chí Mỹ vì "tự dưng bị nghèo đi"
Theo tỷ phú Alwaleed bin Talal thì tạp chí Forbes đã ước tính thiêu tài sản của ông so với thực tê.
Mới đây, tạp chí Forbes vừa công bô danh sách 100 tỷ phú giàu nhât thê giới và hoàng thân Alwaleed bin Talal đứng thứ 26 trong danh sách này.
Tuy nhiên, mới đây, vị hoàng thân giàu có này đã đông thái gửi đơn kiên tạp chí Forbes vì cho rằng tạp chí này đã công bô tài sản của ông ít hơn so với dự kiên.
Theo ông Alwaleed bin Talal thì theo công bô của Forbes, sô tài sản mà ông có là khoảng 20 tỷ USD, trong khi thực tê sô tài khoảng mà ông sở hữu là 29,6 tỷ USD.
Hoàng thân Alwaleed bin Talal.
Được biêt, Alwaleed bin Talal là cháu nội của người lập quốc Saudi và là cháu trai của Vua Abdullah. Hiên tại ông giữ cô phân không hê nhỏ trong các công ty hàng đâu thê giới như Citigroup, News Corp, Apple Inc. Ngoài ra, tên tuôi Alwaleed bin Talal gắn với nhiêu khách sạn bâc nhât như the Savoy ở London và George V ở Paris, Plaza ở New York...
Theo ông, sô liêu mà Forbes đánh giá không hoàn toàn đúng với thực tê và điêu này làm ông "nghèo đi" hơn so với các tỷ phú khác. Ông cũng cho rằng, viêc định giá tài sản thâp khiên đô hâp dân của các nhà đâu tư dành cho công ty ông bị giảm sút. Đê lý giải cho điêu này, Talal cho rằng Forbes đang thê hiên sự thành kiên với các doanh nhân Trung Đông.
Tuy nhiên, đáp lại lời cáo buôc của Alwaleed bin Talal, tạp chí mỹ đã cho đăng tải bài báo chia sẻ vê các tiêu chí định giá tài sản và quyêt định không thay đôi vê con sô 20 tỷ USD.
Hiên tại đơn kiên của Alwaleed bin Talal đã tới hôi đông tòa án Anh nhưng chưa có bât kỳ phản hôi nào vê vụ viêc này.
Theo Trithuctre
Báo Mỹ: "Bản đồ mới" của Trung Quốc ngạo ngược quây 80% diện tích biển Đông Cơ quan bản đồ Trung Quốc Sinomaps Press đã ấn bản một bản đồ mới, trong đó ngạo ngược đưa tới 80% diện tích biển Đông vào lãnh thổ của nước này - tờ New York Times (Mỹ) đưa tin. Người Philippines phản đối dã tâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc trước lãnh sự quán nước này ở Los Angeles (Mỹ). Một...