‘Tự sướng’ (selfie) vào từ điển Oxford
Những bức ảnh tự chụp rồi khoe trên mạng xã hội mà giới trẻ Việt Nam gọi nôm na là “ảnh tự sướng” nay đàng hoàng được đưa vào từ điển Oxford là ’ selfie’.
Trào lưu khoe ảnh tự sướng “lây” qua cả chính khách. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (trái) tự chụp ảnh của ông với Thủ tướng Malaysia Najib Razak bằng điện thoại thông minh tại Đại hội Khối Thịnh vượng chung ở thủ đô Colombo, Sri Lanka, rồi khoe trên Facebook hôm 15.11 – Ảnh: Facebook Lee Hsien Loong
Oxford Dictionaries – nhà xuất bản từ điển nổi tiếng thế giới của Anh – định nghĩa selfie là một bức ảnh tự chụp, đặc biệt là bằng điện thoại thông minh hoặc webcam, và đăng tải lên mạng xã hội.
Như vậy, từ một từ ngữ có tính chất nghịch ngợm trên mạng xã hội, selfie đã trở thành tên gọi chính thống cho loại ảnh chân dung tự thân.
Video đang HOT
Selfie cũng được chọn là “từ ngữ của năm 2013″ do số lượt dùng tăng vọt đến 17.000% trong vòng 12 tháng qua, đánh bật những từ ngữ mới xuất hiện và đang thịnh hành trên thế giới như bitcoin (đơn vị tiền tệ kỹ thuật số), twerk (khiêu vũ có tính chất khiêu dâm), Oxford Dictionaries trong thông cáo ngày 19.11 cho biết.
“Chúng ta có thể thấy một trào lưu có tính chất hiện tượng đang trỗi mạnh trong việc sử dụng từ selfie trong năm 2013. Điều đó giúp từ này được chọn là từ ngữ của năm”, Giám đốc biên tập Judy Pearsall của Oxford Dictionaries nói.
Bà Pearsall cũng cho hay chương trình nghiên cứu ngôn ngữ của Oxford Dictionaries mỗi tháng thu thập khoảng 150 triệu từ ngữ tiếng Anh đang được sử dụng trên toàn thế giới.
Từ selfie được cho là xuất hiện đầu tiên trên một diễn đàn điện tử của Tập đoàn Truyền hình Úc (ABC) vào tháng 9.2002.
Khi đó, cậu sinh viên có nickname Hopey đã tự chụp khuôn mặt mình với môi dưới bị rách toác do vấp té trong lúc say rượu, rồi đưa lên diễn đàn của ABC với chú thích: “Um, xỉn ngoắc cần câu ở tiệc sinh nhật thứ 21, tớ bước khập khiễng… rồi ngã sấp và chạm đất bằng môi (theo sau là cái răng cửa). Môi dưới của tớ bị xẻ dài 1 cm. Xin lỗi vì hình tập trung vào điểm này, đó là một ảnh tự sướng”.
Theo TNO
Gian nan đi kiện bác sĩ
Một doanh nhân Hồng Kông được bồi thường số tiền tương đương hơn 4 tỉ đồng trong vụ kiện bác sĩ Singapore. Nhưng chi phí vụ kiện kéo dài 4 năm cao hơn 4 lần số tiền ông thắng được.
Doanh nhân Lý Triệu Luân bị bác sĩ cắt đứt dây thần kinh tay và âm thầm nối lại - Ảnh: Lianhe Zaobao
Ông Lý Triệu Luân, 56 tuổi, sống ở Hồng Kông nhưng mang quốc tịch Anh, bị bệnh lý ở bàn tay phải khiến các ngón tay khó cử động. Năm 2006, ông được bác sĩ Looi Kok Poh - chủ nhân Trung tâm cổ tay và vi phẫu thuật đặt tại Bệnh viện Gleneagles - mổ tách các sợi gân bàn tay phải bị dính vào nhau. Gleneagles là một trong các bệnh viện của tập đoàn y tế tư nhân Parkway của Singapore, nơi các bác sĩ như ông Looi có thể thuê mặt bằng và thiết bị để hành nghề.
Trong cuộc phẫu thuật đó, bác sĩ Looi đã cắt đứt nhiều sợi thần kinh ở bàn tay ông Lý, rồi tự gắn lại mà không có sự đồng ý của bệnh nhân. Để hợp thức hóa hành vi sai trái của mình, sau phẫu thuật, bác sĩ Looi đã yêu cầu một y tá của bệnh viện âm thầm viết thêm vào mẫu đơn cam kết rủi ro mà ông Lý đã ký trước khi được phẫu thuật, rồi đưa cho bệnh nhân. Khi phát hiện, ông Lý đưa đơn kiện lên Tòa án dân sự tối cao Singapore, nơi chỉ thụ lý những vụ án có mức đòi bồi thường trên 250.000 SGD (4,25 tỉ đồng). Ông Lý đòi Bệnh viện Gleneagles bồi thường 200.000 SGD cho những thiệt hại về sức khỏe và 500.000 SGD phạt bồi thường cho hành vi trợ giúp bác sĩ Looi che giấu sai sót. Năm 2010, bác sĩ Looi nhận trách nhiệm và việc bồi thường thiệt hại do ông gây ra đã được dàn xếp riêng.
Về phía Gleneagles, mãi đến năm 2011, bệnh viện này mới thừa nhận trách nhiệm. Và tại phiên tòa ngày 14.11, Lục sự Tòa tối cao Jordan Tan ra phán quyết yêu cầu Gleneagles bồi thường cho ông Lý 240.000 SGD vì thiệt hại về sức khỏe và 10.000 SGD thiệt hại chung, tổng cộng cao hơn mức ông Lý yêu cầu. Tuy nhiên, yêu cầu phạt bồi thường 500.000 SGD đã bị tòa bác bỏ. Theo báo Straits Times, khoản phạt này là một hình thức trừng phạt nhằm ngăn chặn bị đơn tái phạm và được áp dụng ở nhiều quốc gia, nhưng "chưa có tiền lệ" tại Singapore.
Luật sư của ông Lý cho hay doanh nhân này có ý định đem hết tiền bồi thường cho từ thiện, nếu chi phí kiện tụng ít hơn số tiền thắng kiện. Tuy nhiên, trong 4 năm theo đuổi vụ này, ông Lý đã phải chi hết hơn 800.000 SGD, phần lớn là để thuê các chuyên gia y khoa nước ngoài. Còn án phí thì chưa được tính tới. Ông Lý từng nói rằng ông theo vụ kiện này vì "hy vọng đây là lần đầu mà cũng là lần cuối một chuyện bất hạnh như vậy xảy ra với bệnh nhân".
Theo TNO
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh gặp Thủ tướng Singapore Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có cuộc tiếp kiến Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sáng 7.11 trong khuôn khổ chuyến thăm 4 ngày ở đảo quốc này. Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh (trái) và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại cuộc tiếp kiến sáng 7.11 - Ảnh: Thục Minh Bộ Ngoại giao Singapore (MFA) cho biết chuyến thăm...