Tự sự nhói lòng từ Vô Hối
“Em bồn chồn lắm. Những lúc bồn chồn, chả biết làm gì thì vẽ tranh thôi. Họ trả em giá cao lắm, có bức lên tới cả chục tỷ, nhưng em không bán. Nếu bán, họ mang đi thì… tường nó đổ mất” – “danh họa tranh tường” kể chuyện với ánh mắt lấp lánh…
LTS: Đông Kinh (huyện Đông Hưng, Thái Bình) là xã thuần nông như bao xã khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, vựa lúa quê hương Năm Tấn. Ở đây có địa danh Vô Hối – Trại Tâm thần kinh đầu tiên dành cho thương bệnh binh, người có công của tỉnh. Đây cũng là cơ sở được thành lập chỉ sau một năm Thông tư số 06 được Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Định ký ngày 18/3/1978 về một số chế độ đối với người bệnh tâm thần mãn tính nặng được nhận vào các khu điều trị tâm thần mãn tính dành cho các thương bệnh binh, người có công với xã hội. Với Thông tư 06 được ban hành, những thương bệnh binh, những đối tượng chính sách bị ảnh hưởng chất độc da cam do cha/mẹ mình tham gia chiến tranh để lại của quê lúa đã có cơ hội được chăm sóc tập trung, không phải lang thang màn trời chiếu đất, và góp phần làm nhẹ gánh nặng cho người thân, gia đình, hàng xóm… mỗi khi họ lên cơn, kích động. Những gì PV được chứng kiến, là những câu “chuyện cười” mà nước mắt ròng ròng, bởi hơn hết, đó là một cuộc sống bi kịch, không hạnh phúc, may mắn như những đồng đội khác, của một số người lính trở về quê hương sau thời quân ngũ
“Tỷ phú tranh tường” và “Ngôi sao sân khấu chèo” đất Bắc
Bùi Văn Kiệm, “danh họa tranh tường”, hay còn được gọi với một cái tên khác “tỷ phú trại điên” – chỉ cho tôi xem “tác phẩm” của mình là những nét nghuệch ngoạc bằng than đen… trên bức tường của khu nấu ăn trong trại tâm thần Vô Hối.
Bùi Văn Kiệm (người ngồi giữa – “tỷ phú tranh tường” của Trại tâm thần Vô Hối.
Bùi Văn Kiệm (người ngồi giữa – “tỷ phú tranh tường” của Trại tâm thần Vô Hối.
Kiệm người nhỏ nhắn, chừng ngoài 40 tuổi, nhưng khá thân thiện và dễ gần. Vào trại tâm thần Vô Hối vì chứng hoang tưởng, theo lời kể của anh, thì “vợ em công tác ở xã, làm kế toán. Con gái em đang học năm thứ 2 Đại học Công tác tự nhiên xã hội khoa học…”.
Hùa theo câu chuyện của Kiệm, Đàm Văn Minh, bệnh nhân người Thụy Thanh, Thái Thụy – gương mặt vuông chữ điền, nước da ngăm ngăm đen với bộ râu quai nón rất nam tính, nhưng giọng nói lại bẽn lẽn, vừa nói vừa hấp háy mắt liên tục: “Kiệm nó đi công tác, đến mùa xuân mới về nhà”.
Tôi hỏi: “Thế bao giờ đến mùa xuân?”. Kiệm mau mắn: “Mùa xuân qua rồi anh. Hôm nay là Rằm, như thế là mùa xuân đã qua được ba tháng 15 ngày rồi anh”. Tôi giật mình vì cái sự tỉnh rất đúng ấy. Thời điểm tôi có mặt, lịch âm đang rơi vào ngày 15/3.
“Tác phẩm” của Kiệm được các bệnh nhân ở đây hồ hởi đón nhận.
Anh Minh bỗng cầm tay tôi lắc lắc rất tình cảm: “Anh về đưa tin viết bài về chúng em. Chúng em chả có gì nhiều nhặn làm quà. Chúng em biếu anh mấy chục, lát anh lên gặp bác giám đốc lấy giúp em. Anh lấy về mua cái ô tô đi du lịch chơi…”.
Nói về Kiệm, chị Hạ – nhân viên nhà bếp, cười: “Ôi anh Kiệm nhiều người quý lắm. Anh ấy nhiệt tình, tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. Anh ấy thỉnh thoảng bảo em: “Nhà tớ giàu lắm, có mấy chục tỷ… chôn dưới gầm giường. Hôm nào tớ cho cậu cục vàng bằng nắm tay về chơi. Thỉnh thoảng, em vẫn trêu anh ấy là bao giờ thì tặng em cục vàng…”.
Kiệm có biệt danh là “họa sỹ tranh tường”. Đồ nghề sáng tác của Kiệm là… than nấu bếp, “giá vẽ” là… những bức tường trong khu điều trị.
“Sao Kiệm vẽ được nhiều thế? Có ai dạy anh vẽ không?” – tôi hỏi Kiệm. Anh cười: “Em bồn chồn lắm. Ở đây chả có việc gì làm, mà em thì hay bồn chồn. Thế là em vẽ để giết thời gian. Mà tranh của em, người ta trả giá cao lắm, nhưng em không bán”.
“Sao Kiệm lại vẽ trên tường? Sao không vẽ trên giấy?”. – “Ô anh không biết à, bọn trộm nó rình, chỉ chờ em vắng là chúng nó trộm tranh em. Em phải vẽ lên tường, vì nếu trộm nó lấy tranh là em biết ngay”.
Trỏ tay lên bức tường quét ve vàng của nhà bếp, Kiệm bảo: “Đấy, tác phẩm mới nhất của em đấy. Em tự vẽ chân dung em. Cái hình đầu tròn tròn có đôi mắt đang cười đấy…”.
Theo hướng tay chỉ của Kiệm, tôi nhìn lên “tác phẩm kinh điển” của họa sỹ tranh tường Bùi Văn Kiệm: chủ yếu là những chữ nghuệch ngoạc vô nghĩa, những con số, nhưng nét chữ cứng cỏi và rất đẹp: Cậu tiên 666 lấy 90; “thiếu 1000 băng giá, “20 năm chủ nhiệm”…, có cả những chữ nước ngoài…
Ngoài Bùi Văn Kiệm, Trung tâm thần kinh Vô Hối còn có một “vỹ nhân” khác, đó là “ngôi sao sân khấu chèo” của tỉnh lúa Ngô Văn Tuấn.
Video đang HOT
Ông Tuấn năm nay đã 57 tuổi, nguyên là diễn viên chèo của Đoàn chèo Thái Bình “nhập cư” vào đây đã ngót 30 năm. Cho rằng mình là ngôi sao sáng của sân khấu chèo tầm cỡ… quốc gia, nhưng ở trung tâm Vô Hối này, không ai nhìn thấy được tài năng của ông cả.
“Ngôi sao sân khấu chèo đất Lúa” Ngô Văn Tuấn.
Tôi gặp ông Tuấn khi ông đang cầm vỏ lon nước ngọt chạy xuống nhà bếp xin nước uống. Chị Hạ động viên: “Nghệ sỹ Tuấn hát chèo cho chúng cháu nghe với”. Ông Tuấn không ngần ngại, hỏi: thế muốn nghe vở gì? Toàn những vở nổi tiếng Non tiên giời nước non tiên; Thiên binh vạn mã triệu triệu trời; Hàng dương mùa hạ… Trung ương về đây mua vở chèo của em phát lên trời suốt cơ đấy.
Rồi ông cầm cái vỏ lon làm micro, cất giọng khê đặc vì thuốc lào. Hát được nửa câu, không lấy hơi được, ông quay sang bảo: “Mấy ngày hút thuốc lào nhiều quá, khản hết cả tiếng, hôm khác đến nghe nhé…”. Rồi ông bỏ đi, nhưng vẫn không quên vung chân múa tay giữa trời chang chang nắng.
Cắt phăng của quý vì… không cần dùng nữa
Thấy tôi giơ máy ảnh, một người phụ nữ trung tuổi cười ngây dại, tiến lại gần: “Bác cho em một pô, em thích chụp ảnh lắm”. Bác sỹ Duệ giải thích: “Đó là chị Vũ Thị Vân, thanh niên xung phong”.
Chị Vân lấy lại nét nghiêm trang, hai tay buông xuống thẳng gấu quần, theo đúng quân lệnh, rồi rất nhịp nhàng, chị vừa vung tay, dậm chân “mốt hai mốt”, vừa hát vang:..
Thấy chị Vân hát, các bệnh nhân khác cũng túm tụm lại, hát váng theo. Bệnh nhân Nguyễn Trọng Đức, bệnh binh 1/3, người có thâm niên ở trại điên Vô Hối gần 30 năm, tất tưởi chạy lại. Nụ cười rất tươi thường trực, ông Đức hát át cả tiếng của chị Vân.
Những ánh nhìn nhói lòng của những bệnh nhân bị mắc bệnh thần kinh.
Nguyễn Thị Mai, nạn nhân chất độc da cam, sinh năm 1980, phanh cúc áo ngực, giơ tay làm micro tưởng tượng: “Em hát tặng anh nhà báo bài “Nắng ấm quê hương” ca ngợi quê em”. Rồi, rất tự nhiên, Mai cất giọng ồm ồm, câu được câu mất, câu quên câu nhớ…
Khu bệnh nhân bị kích động mạnh – nơi “điên nhất của những nơi điên” theo cách nói hài hước của điều dưỡng viên Trần Xuân Quý gồm ba dãy nhà cấp bốn xếp theo hình chữ U, cách “Khu điều trị người có công” bằng một… bờ tường tôn cao trên 2 mét. Nơi đây tập trung những bệnh nhân nặng, và bao gồm cả đối tượng xã hội bị bệnh tâm thần.
Trỏ một bệnh nhân chừng ngoài 30 tuổi, cao dong dỏng, cắt đầu cua, anh Quý bảo: bệnh nhân đó tên Duy, mỗi khi lên cơn lại lấy tay giả làm súng, bắn “pằng pằng pằng” như bắn sung liên thanh. Duy bị ảo giác nghĩ rằng đang bị kẻ địch tấn công…
Nguyễn Thị Mai, nữ bệnh nhân sinh năm 1980, đối tượng chất độc da cam bị mắc bệnh tâm thần đang hát tặng chúng tôi bài hát về quê hương của em.
Bên ngoài phòng ăn đặt một chiếc ghế sô-pha đệm mút đã bị trầy tróc, một người đàn ông trung tuổi ngồi đăm chiêu, mắt nhìn đám bệnh nhân điên đang lang thang, hoặc xếp hàng dưới sân chờ đến giờ cơm.
Anh Quý kể: “đó là bệnh nhân Phạm Ngọc Liêm, một trong năm người được cử đi du học nước ngoài hơn chục năm trước. Khi ấy, anh Liêm tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, làm việc ở một cơ quan trên Trung ương.
“Có nhiều chuyện kinh dị lắm, mà các anh không thể tin được đâu. Bệnh nhân Bùi Văn Vinh (quê xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy) tự tay cắt phăng… “của quý”, vứt xuống sông. Hỏi, sao làm thế? Đáp, “vì không cần dùng đến nữa!!!”.
Bệnh nhân Bằng, quê xã Đông Cơ, Tiền Hải ra tay giết hai đứa con ruột. Công an huyện về bắt Bằng giam giữ, điều tra, Bằng khai: Đi về nhà, Bằng nhìn thấy hai con rắn độc đang phùng mang trợn mắt cố tình… cắn chết mình, thế nên, nếu không đập chết nó thì nó cắn chết. Hai “con rắn độc” ấy, là hai đứa con đẻ của Bằng…
Vì chứng hoang tưởng như thế, cơ quan công an phải thả Bằng. Gia đình đưa Bằng đến điều trị tại Trại tâm thần Vô Hối, để lại nỗi chua xót, đau đớn cho những người tỉnh táo, và cái chết oan uổng của hai đứa trẻ.
Kiên Trung
(còn tiếp)
Theo_VietNamNet
Treo cổ tự vẫn dưới... gầm giường
Khi lên cơn, bị kích động mạnh, họ đã xuống tay hạ sát những đứa con đẻ của chính mình, vì nghĩ đó là... rắn độc; hay tự tay đập... lòi con ngươi mắt, vì nghĩ rằng... có ma ở trong đó...
LTS: Đông Kinh (huyện Đông Hưng, Thái Bình) là xã thuần nông như bao xã khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, vựa lúa quê hương Năm Tấn. Ở đây có địa danh Vô Hối - Trại Tâm thần kinh đầu tiên dành cho thương bệnh binh, người có công của tỉnh. Đây cũng là cơ sở được thành lập chỉ sau một năm Thông tư số 06 được Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Định ký ngày 18/3/1978 về một số chế độ đối với người bệnh tâm thần mãn tính nặng được nhận vào các khu điều trị tâm thần mãn tính dành cho các thương bệnh binh, người có công với xã hội. Với Thông tư 06 được ban hành, những thương bệnh binh, những đối tượng chính sách bị ảnh hưởng chất độc da cam do cha/mẹ mình tham gia chiến tranh để lại của quê lúa đã có cơ hội được chăm sóc tập trung, không phải lang thang màn trời chiếu đất, và góp phần làm nhẹ gánh nặng cho người thân, gia đình, hàng xóm... mỗi khi họ lên cơn, kích động. Những gì PV được chứng kiến, là những câu "chuyện cười" mà nước mắt ròng ròng, bởi hơn hết, đó là một cuộc sống bi kịch, không hạnh phúc, may mắn như những đồng đội khác, của một số người lính trở về quê hương sau thời quân ngũ.
Những nỗi niềm bên trong khu nhà rộng 1.6ha nằm sát con sông Trà Lý, gần 40 năm qua, đã chứng kiến biết bao chuyện đau lòng như thế...
Hoang tưởng tự treo cổ dưới... gầm giường
Thời điểm tôi có mặt tại Trung tâm tâm thần Vô Hối, ban lãnh đạo trung tâm đang cho thanh lý toàn bộ giường nằm của bệnh nhân và... 40 cái chăn bông. Lý do: cũng để đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh tâm thần, và độ tiêu hao của các vật dụng ở đây chỉ bằng một phần rất nhỏ so với hạn sử dụng của nhà sản xuất!
Biết có khách đến thăm trung tâm, các bệnh nhân tranh nhau hát... tặng, những bài hát nửa quên, nửa nhớ...
Biết có khách đến thăm trung tâm, các bệnh nhân tranh nhau hát... tặng, những bài hát nửa quên, nửa nhớ...
Nguyên nhân như thế này:
Trước, toàn bộ giường nằm của bệnh nhân là giường sắt. Giường sắt kiểu cũ, làm từ những năm 80 thế kỷ trước, rất nặng, và có nhiều bộ phận, nhiều thanh ngang thanh dọc gia cố. Với người bệnh tâm thần, đó là những trò chơi để... tiêu khiển giết thời gian, hoặc nó cũng có thể là nguyên nhân để những người bị bệnh hoang tưởng nhìn thấy trong đó đủ hình thù ma quái.
Người tâm thần khi lên cơn, họ có sức khỏe phi thường, cả chục người bình thường cũng phải rất vất vả mới giữ được chân tay họ. Thế nên, vài mối hàn để níu những thanh dọc, thanh ngang đó, với họ chỉ là những... trò đùa.
Giường i-nox làm theo thời hiện đại rõ ràng là hợp lý và độ an toàn cao hơn. Ban lãnh đạo làm tờ trình xin thay giường sắt thành giường i-nox, loại bỏ bớt những thanh dọc, thanh ngang...
Hình ảnh thường gặp ở Trại tâm thần kinh Vô Hối: Những nồi nước đun sôi để nguội, ca được gắn... xích trên mép xoong.
Nhưng, giường i-nox cũng có cái dở, đó là bốn cái cột để... mắc màn. Nó dài, cao chừng hơn 1m, bị các bệnh nhân khi lên cơn "búng tay" là có thể bẻ xoắn cong như đứa trẻ con bẻ... ống nhựa hút sữa, và đầu những chiếc cột màn ấy rất sắc nhọn, với những mối "cứt hàn" không được làm sạch.
Có bệnh nhân khi lên cơn cứ lao đầu vào đó, bị vết hàn cào cho xước hết cả mặt. Ông Vỵ lại tập trung nhân viên trong Trung tâm khuân hết giường ra bên ngoài để... đánh cho sạch những mối "cứt hàn", và mài nhẵn cái cột màn để giảm thiểu tối đa khả năng gây sát thương cho người bệnh.
Còn về những chiếc chăn, nó cũng là nỗi đau đầu với ông Vỵ.
"Có một nhóm tình nguyện quyên góp ủng hộ cho Trung tâm được vài chục chiếc chăn bông, chăn siêu nhẹ hẳn hoi. Thế nhưng, chỉ vài ngày, chăn bông, chăn siêu nhẹ bị bệnh nhân tháo tung hết chỉ, rồi xóc đám ruột bên trong lại, vo tròn thành một cục bằng... nửa cái thúng.
Khoảnh khắc bình yên hiếm hoi trên gương mặt của những bệnh nhân có thể lên cơn... bất cứ lúc nào.
Thế nên, ở đây, cái chăn chiên là phù hợp, tối ưu nhất. Vừa giờ, các cháu nó làm tờ trình xin thanh lý... 40 cái chăn bông, vì bị bệnh nhân họ tháo chỉ, vo viên lại như cái kẹo.
Một câu chuyện bi kịch khác, mà khi ông giám đốc tên Vỵ kể lại, chỉ có tiếng thở dài:
"Cách đây vài năm, có một trường hợp bệnh nhân thắt cổ tự tử bằng... chiếc chăn chiên. Mà nhà báo có tưởng tượng họ chết trong tư thế như thế nào không? Họ xé chiếc chăn, rồi chui vào gầm giường, mảnh chăn chiên xé được buộc vào... thanh đầu giường.
Họ tử vong vì thắt cổ trong tư thế... nằm, chứ chẳng phải thắt cổ treo lên cành cây hay bờ tường nào cả, cách mặt đất chưa được 30cm.
Nhưng vì chẳng có cái gì thay thế được cái chăn chiên, nên chúng tôi vẫn phải sử dụng, và anh em phải chấp nhận vất vả để mắt đến người bệnh nhiều hơn...".
Nơi "điên nhất trong những nơi điên"
Có thể, với những người lần đầu bước chân vào Trung tâm Thần kinh Vô Hối, sẽ có ngay cảm giác chua xót vì hình ảnh xập xệ, xuống cấp của một trung tâm điều trị bệnh nhân tâm thần có tuổi đời non nửa thế kỷ. Nhưng, với các cán bộ y bác sỹ tại đây, hình ảnh này đã là rất "lung linh" so với các thời kỳ trước đó.
Cảnh phơi chăn và... tắm nắng tập thể ở trại tâm thần Vô Hối.
Tôi tìm đường về Vô Hối vào những ngày sau tiết Thanh minh.
Điều dưỡng viên Trần Xuân Quý (cán bộ Khu bệnh nhân kích động mạnh) đã có thâm niên 8 năm ở đây, hài hước đùa: "Khu của em là khu "điên nhất", vì trong Trung tâm tâm thần Vô Hối, khoa của em là khoa nặng nhất; ở Thái Bình, những bệnh nhân không điều trị được thì đều được đưa về đây, cho nên, đây là nơi điên nặng nhất của các nơi điên".
"Xác nhận" lời của điều dưỡng Quý là cảnh tượng rất... ngộ: vài chục người mặc áo bệnh nhân kẻ sọc xanh, mỗi người một... kiểu. Trên mảnh sân đổ xi-măng khá rộng, cảnh "tắm nắng tập thể" diễn ra khá... nhộn nhịp: vài bệnh nhân nằm còng queo theo tư thế nằm nghiêng, cúc áo ngực phanh hết để lộ gần như đủ 36 rẻ xương sườn, có bệnh nhân nằm ngửa, ngủ ngon lành dưới cái nắng trưa oi nực.
Nhiều ngày trước đó, thời tiết tại Thái Bình mưa kéo dài, vài ngày trở lại đây trời mới trở nắng. Đó cũng là cơ hội để các nhân viên, điều dưỡng... dọn dẹp vệ sinh khu buồng bệnh, và chỉ đạo... bệnh nhân mang chăn của mình ra phơi.
Chừng chục chiếc chăn chiên, hầu hết đã ngả sang màu xám, nguyên bản của nó màu hồng nhạt, được trải thẳng trên mặt đất như người ta... phơi chiếu. Những bệnh nhân "tắm nắng" nằm ngả ngốn trên mặt sân xi măng, trong khi những chiếc chăn đang trải phơi bên cạnh.
Hơn một tháng nay, các bệnh nhân được tập trung sang "Khu điều trị bệnh người có công" để lấy mặt bằng thi công xây dựng hai dãy nhà cấp bốn mới, tổng số 40 phòng. Việc xây dựng mới hạ tầng này cũng là một câu chuyện dài, sau rất nhiều ngày tháng chờ đợi, mà theo cách nói của ông Vỵ, giám đốc, là chúng tôi đã phải "van nài, chờ đợi, chờ đợi và chờ đợi"...
Kiên Trung
(Còn tiếp)
Theo_VietNamNet
Một hoạt động đầy ý nghĩa Với tinh thần giáo dục chính trị, tư tưởng, gắn kết chuyên môn nghiệp vụ với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", chiều 23-5, tập thể lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước và kỹ năng lãnh đạo khóa 5 - CATP Hà Nội đã đến thăm và tặng quà cho những người có công với cách mạng tại Trung tâm...