Tự sự của một doanh nhân từng nghiện ma túy
“Bắt gặp một bác bơm xe đạp đang cầm trên tay mớ tiền lẻ, cơ thể tôi như được tiếp thêm nguồn sinh lực. Tôi bay ào đến, giật phăng mớ tiền rồi chạy một mạch vào một ngõ tối. Tôi cũng không nhớ mình đã đến khu xóm liều ổ chuột bằng cách nào”.
Đây là những lời tự sự của một người từng nghiện ma túy lâu năm. Hiện nay, anh là một doanh nhân thành đạt tại TP.HCM nhưng phần lớn thời gian, anh đều có mặt tại TP Vinh, Nghệ An, quê hương mình, để giúp đỡ, dìu dắt những người từng lầm lỡ, đã ra tù, cai nghiện thành công làm lại cuộc đời…
“Đó là những mảnh vụn kí ức mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại. Bởi khi ấy, cái thằng Tôi – là một con người khác bây giờ. 20 tuổi, là sinh viên của môt trường đại học danh tiếng nhưng thay vì chăm chỉ học hành, tôi lại sống vật vờ, không mục đích với những thú vui chết người…
Có một con người khác bên trong tôi đang bắt tôi phải đi. Tôi đang đói thuốc – đó là lí do duy nhất để chân tôi bước đi! Cho dù bầu trời này có sập xuống đi nữa tôi cũng phải đi. Để cướp, để trộm, để kiếm ra cái gì đó có thể mua được heroin trong lúc này.
Bắt gặp một bác bơm xe đạp đang cầm trên tay mớ tiền lẻ, cơ thể tôi như được tiếp thêm nguồn sinh lực. Tôi bay ào đến, giật phăng mớ tiền rồi chạy một mạch vào một ngõ tối. Tôi cũng không nhớ mình đã đến khu xóm liều ổ chuột bằng cách nào. Sau khi mua được thuốc, tôi ngồi xuống lấy ống tiêm nhựa trong túi ra tự tiêm.
Trong đời con nghiện, chỉ có khoảng thời gian ngắn ngủi chừng một giờ sau khi phê thuốc là có được những suy nghĩ đúng đắn phần “người”. Thời gian còn lại, nhất là khi đói thuốc, phần “con” chiếm nhiều hơn.
Sau khi phê, được trở lại phần “người”, sự ân hận và day dứt trong tôi chợt ùa tới. Tôi như thấy mẹ tôi đang đứng khóc trước mặt và bố đang vô cùng thất vọng nhìn tôi… Tất cả bắt đầu từ khi tôi đi học Đại học.
Video đang HOT
Ma túy đã hủy hoại tuổi thanh xuân của tôi… (ảnh minh họa)
…Khi tham gia những trận đấu giải bóng đá sinh viên, tôi làm quen được nhiều bạn mới, trong đó có “Thành đại gia”. Sau này tôi mới biết “Thành đại gia” là một công tử ăn chơi bạt mạng, tiêu tiền như rác.
Những năm đó, phong trào đua xe diễn ra với qui mô và mức độ ngày càng tăng. Những cuộc đua như vậy thường có mặt 9-10 nhóm, mỗi nhóm bốn tay đua. Nhóm chúng tôi góp mặt trong tất cả cuộc đua và nhanh chóng nổi tiếng trong giới “anh hùng xa lộ Hà thành”, giật hết các giải thưởng. Để có sự ngông cuồng xem thường mạng sống trong các cuộc đua, tất cả chúng tôi đều phải dùng ma túy.
Tôi nhớ mãi lần đầu tiên dùng ma túy. Phê hay sung sướng đâu chẳng thấy, chỉ thấy miệng khô, đắng ngắt, người nóng ran khó chịu và rất khát nước. Uống nước đến mấy cũng không đã khát, chỉ có ngồi lên xe máy chạy hết tốc lực thì cái nóng ở đầu và cơ thể mới dịu đi. Đặc biệt, lúc đó không biết sợ tốc độ là gì.
Chúng tôi cũng thường chui vào các vũ trường, chọn đó làm nơi gặp gỡ. Tiếng nhạc đinh tai nhức óc người bình thường không thể chịu nổi, nhưng sau khi đã “ngậm hàng” – dùng thuốc lắc – chúng tôi có thể nhảy nhót, uốn éo man dại suốt đêm.
Năm đó, trong một lần công an truy quét tệ nạn xã hội, tôi và đám bạn ăn chơi bị bắt. Công an phường dẫn giải tôi đi thử chất kích thích, tôi bị đuổi học. Kể từ lúc này, cuộc đời tôi rẽ sang một lối khác, không còn dám trở về nhà. Những ngày hết tiền mua heroin, vật vã, đau đớn, lúc này tôi mới biết mình đã nghiện, vậy mà trước đây tôi cứ nghĩ chơi ma túy chỉ là vui mà thôi. Hết thảy bạn bè và người quen cũ đều bị tôi tìm đến để vay tiền. Tôi cứ sống như vậy cho đến ngày không còn ai để vay tiền được nữa, tất cả những người tử tế đều xa lánh tôi.
“Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, tôi lại có thêm những người bạn nghiện mới và nhanh chóng cùng nhau kết thành một băng cướp giật để có tiền mua ma túy. Trong một lần giật túi xách, tôi bị công an bắt tạm giam. Ngày đầu tiên, tôi thèm thuốc nên đau đớn, vật vã như một con thú trúng tên độc! Từ trong xương trong tủy như có hàng ngàn con sâu con bọ đang đục, khoét, như có ai dùng kìm sắt kẹp, rứt… Tôi húc đầu vào tường phòng giam rầm rầm mong cho được chết đi. Ba ngày liên tục như vậy, tôi không ăn uống được gì, bỏ vào miệng bất cứ thứ gì cũng đều nôn thốc nôn tháo.
Sau một tuần vật lộn, cảm giác “giòi bò” đã hơi bớt nhưng tôi không còn sức lực nữa. Tôi nằm bất động, các khớp xương rã rời, chân tay mỏi nhừ…
Sau đó, tôi bị tòa tuyên án, phải vào trại giam cải tạo. Tôi vẫn nhớ mãi cảnh tượng chia li bố mẹ lúc ấy. Bố tôi thì khóc nức nở còn mẹ tôi ngất lên ngất xuống…hai năm trước, bố mẹ tiễn tôi ra Hà Nội học với biết bao hi vọng, ước mơ cho tương lai. Thế mà hôm nay, khi tôi chưa báo đáp được cha mẹ điều gì, họ lại phải từ biệt tôi để tiễn tôi vào trại giam….
Theo Vietnamnet
Trở lại trường múa sau mùa 'vén màn tự sự'
"Làm nghệ thuật khen chê là chuyện bình thường. Anh lên biểu diễn trên sân khấu có người vô tay, người la ó. Không lẽ chỉ vì mấy lời nhiếc mắng "xuống đi, xuống đi" mà từ bỏ sân khấu, bỏ đam mê? - thầy Trịnh Quốc Minh, Trưởng Phòng Đào tạo Trường CĐ Múa Việt Nam cho biết sau những thông tin về tự sự của sinh viên trường múa.
Thí sinh thi vào trường múa. Ảnh: Văn Chung
Phải gần cuối tháng 7 trường mới tiến hành tuyển sinh. Tuy nhiên, từ bây giờ, việc sơ tuyển đã được tiến hành tại các địa phương: Tuyên Quang, Bắk Kạn, Sơn La, Yên Bái, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình.
Năm nay, trường có 100 suất chỉ tiêu tuyển sinh. Thống kê chưa đầy đủ, đã có 137 trường hợp sơ tuyển và 91 em trong số này đã lọt vào vòng tuyển sinh. Các thí sinh này sẽ thi vào ngày 25-27/7. Riêng thí sinh tự do thi ngày 28/7.
"Nói chung với khối trường nghệ thuật tỉ lệ "chọi" không cao. Nhưng để lựa chọn được một em vào đào tạo là điều không hề đơn giản. Thí sinh cần phải đạt yêu cầu về độ mềm, độ mở, sức bật, sức khỏe và đặc biệt là có năng khiếu cảm nhận, thể hiện động tác múa. Một em nhìn 1 động tác mà phải 3 lần thể hiện mới "tạm ổn" tức là tiếp thu chậm rồi" - thầy Minh cho hay.
Đã quyết tâm theo ngành học này thì phải hi sinh, khổ luyện. Ví dụ con gái đến "ngày đặc biệt" vẫn phải tập vì nếu không cơ bắp lỏng, mất độ dẻo dai, bài học trôi qua mà không theo thì làm sao bắt kịp cùng các bạn.
Gần 65% học sinh theo học trong trường có xuất thân từ các vùng nông thôn, điều kiện kinh tế hạn hẹp, mỗi ngày bình quân chỉ có hơn 30.000 đồng. Dù đã được nhà trường hỗ trợ tiền ở KTX, học phí, áo quần, giày tập nhưng nhiều khi số tiền gia đình chu cấp không đủ để các em ăn uống, đảm bảo sức khỏe. Mà tập không đảm bảo thể lực thì chuyện bị loại cũng dễ xảy ra.
Đặc thù nghề múa rất khắc khổ. Chỉ có bó sát hình thể giáo viên mới biết khiếm khuyết của học sinh, sinh viên mà sửa, nắn. Thế nên mùa đông 10 độ C các em vẫn đến lớp, 8 độ C mới được nghỉ; mùa hè 40 độ C mới được nghỉ, còn 38 độ C thì các em vẫn phải học với không máy lạnh, điều hòa. Tập luyện cũng chỉ có một bộ đồ bó sát thôi.
Vậy mới nói, đầu vào có thể nhiều nhưng trong quá trình đào tạo nhiều em bị rơi rụng vì lí do sức khỏe hay hoàn cảnh gia đình không cho phép. Ở KTX của trường, nam nữ ở riêng. Không có chuyện các em tự thủ dâm hay dọa nạt kiểu "ma cũ bắt nạt ma mới" gì. Nhiều em thậm chí vì tập nhiều với các bạn khác giới đôi khi còn lãnh cảm".
Nhà tôi, cả nhà theo nghiệp
Trường CĐ Múa Việt Nam
Sau khi có thông tin tự sự về nữ sinh trường múa, nhiều người băn khoăn lo lắng liệu trường năm nay có lo thiếu thí sinh đăng kí tham gia. Mình nói như thế này: Làm nghệ thuật khen chê là chuyện bình thường. Anh lên biểu diễn trên sân khấu có người vỗ tay, người la ó. Không lẽ chỉ vì mấy lời nhiếc mắng "xuống đi, xuống đi" mà từ bỏ sân khấu, bỏ đam mê?
Cũng như vậy, năm nay việc đào tạo của trường vẫn diễn ra bình thường. Và dù như thế nào ,chúng tôi vẫn "đắt khách" vì thương hiệu đã được khẳng định. Hiện tại, cả nước có 9 cơ sở có đào tạo ngành múa nhưng Trường CĐ Múa Việt Nam vẫn là nơi đào tạo ra nhiều tài năng cho ngành nhất. Thậm chí, nhiều nơi phải "ghen tỵ".
Vẫn biết nghề này là vất vả, thời gian đào tạo dài (từ 4 - 6 năm tùy hệ) đi đôi với đó là tiền đầu tư học cũng nhiều hơn nhưng vừa dạy chúng tôi vẫn động viên các em luyện tập, say nghề. Rằng ra trường ngoài đi biểu diễn, học lên cao, làm giảng viên, các em cũng có nhiều cơ hội về dạy tại các địa phương,...
Tuổi biểu diễn của nghề múa ngắn, như phụ nữ đến 30 tuổi mang thai, sinh con coi như phải dừng lại, trong khi thời gian học lại dài. Bản thân nhà trường cũng đã có kiến nghị về việc nên để mức lương khởi điểm của những ngành nghệ thuật gồm tuồng, chèo, xiếc, múa được bắt đầu từ bậc 3 thay vì bậc 1, tuần tự lên bậc 9 như hiện nay để anh chị em đỡ thiệt thòi.
Nói thật, đã theo nghệ thuật mà không có đam mê thì làm được gì. Bản thân mình ngày xưa cũng mất gần 15 năm theo học, bám đuổi rồi mới về dạy rồi làm quản lí của trường. Thời gian khó khăn, nhiều anh chị em đã khuyên bỏ nhưng mình vẫn gắng bám trụ.
Nay khi cuộc sống sung túc mình cũng chẳng bỏ dù nghề có thu nhập đôi khi "bèo bọt". Gia đình mình 4 người thì vợ chồng rồi con gái mình cũng theo nghiệp này. Đấy là minh chứng rõ nhất".
Theo VNN
Tự sự một kẻ nghỉ mát bẳng đồng tiền phi pháp Mùa hè, các bãi biển trở nên đông đúc lạ thường. Nhưng trong số ấy, có một kẻ vừa nghỉ ngơi vừa lo lắng. Tôi muốn đi du lịch, tôi khát những cơn gió... Không có tiền, tôi bày trò bắt cóc trẻ con và đòi tiền chuộc của cha mẹ chúng "Công việc" trót lọt, tôi đã có thật nhiều tiền. Tôi...