Từ Snow White cho đến Frozen – Công chúa Disney đã thay đổi thế nào sau 80 năm?
Cùng xem những nàng công chúa Disney đã thay đổi thế nào kể từ thời Snow White nhé!
Trong khoảng hơn 80 năm qua, những nàng công chúa của Disney đã được xây dựng càng lúc càng cải tiến. Từ nàng Bạch Tuyết của Snow White and the Seven Dwarfs cho đến Frozen 2, di sản hoàng gia của nhà Chuột liên tục được cải tiến. Vậy nàng công chúa cần được giải cứu của những năm 30 đã thay đổi như thế nào khi được đặt vào bối cảnh hiện đại?
1937: Snow White
Snow White and the Seven Dwarfs (hay còn được biết đến với cái tên Nàng Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn), ra mắt năm 1937 và trở thành phim công chúa Disney đầu tiên. Snow White do Adriana Caselotti lồng tiếng và là một nhân vật tuyệt vời, xét trên thời điểm hơn 80 năm trước. Xinh đẹp, biết nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa giúp 7 chú lùn không biết tự chăm sóc bản thân, đây là hình mẫu một người vợ, người mẹ nói riêng và phụ nữ điển hình nói chung vào thời điểm đó.
1950: Cinderella
Một nàng công chúa Disney có vẻ như đã lỗi thời nữa nếu chúng ta nhìn qua lăng kính hiện đại đó là Cinderella (Lọ Lem) do Ilene Woods lồng tiếng. Bị bắt phải nấu ăn và dọn dẹp cho mẹ kế và 2 cô con gái của mụ, tất cả những gì cô cần để tìm được hạnh phúc là một bộ váy đẹp và người chồng đẹp trai, giàu có, yêu cô ngay từ cái nhìn đầu tiên và giúp đỡ cô thoát khỏi cuộc sống khó khăn hiện tại? Một thông điệp có vẻ như không thực tế lắm để truyền tải đến thế hệ trẻ ngày nay.
1959: Aurora
Đứng cạnh Snow White và Cinderella là Aurora của Sleeping Beauty (Công Chúa Ngủ Trong Rừng) do Mary Costa lồng tiếng. Nàng công chúa chờ đợi được đánh thức khỏi giấc ngủ ngàn năm nhờ nụ hôn của một người lạ mặt. Tuy vậy, Aurora là người kết thúc thời kỳ những nàng công chúa Disney luôn cần được giải cứu.
1989: Ariel
Sau 30 năm vắng bóng, một nàng công chúa khác của Disney đã xuất hiện trong The Little Mermaid với cái tên Ariel. Do Jodi Benson lồng tiếng, Ariel không giống như những nàng công chúa trước đó, cô nổi loạn, tò mò, tự tin và quyết tâm theo đuổi những gì mình muốn. Cô phá luật và tìm kiếm những cuộc phiêu lưu, sau đó còn cứu chính hoàng tử của mình. Và đừng nghĩ đơn giản rằng Ariel từ bỏ giọng hát để có được hoàng tử mà cô đã thực sự hi sinh giọng hát để trở thành con người, nhằm đạt được ước mơ của mình là được sống trên đất liền cứ không còn bị giam cầm nơi biển cả. Chuyện tình với chàng hoàng tử đẹp trai và yêu chó chỉ là một điểm nhấn khác của câu chuyện mà thôi. Ariel chính là nàng công chúa Disney đầu tiên cố gắng tự làm chủ số phận, đánh dấu bước ngoặt mới trong việc nhìn nhận giá trị của nhà Chuột.
1991: Belle
Video đang HOT
Chỉ 2 năm sau, Beauty and the Beast (Người Đẹp và Quái Vật) giới thiệu đến khán giả nàng Belle (Paige O’Hara). Cũng giống như Ariel, Belle mong muốn một cuộc sống ý nghĩa hơn. Cô thông minh và đọc càng nhiều sách nhất có thể, thay vì ngồi mơ mộng về anh chàng đẹp trai nhưng tính cách tồi nhất thị trấn. Sau đó cô còn yêu một người đàn ông mặc cho vẻ ngoài xấu xí của anh ta.
1992: Jasmine
Cho đến thời điểm năm 1992, tất cả các nàng công chúa Disney đều là da trắng cho đến khi Jasmine (Linda Larkin lồng tiếng) xuất hiện. Cô được xem là nàng công chúa Disney đầu tiên mang chủng tộc khác.
1995: Pocahontas
Tiếp tục làn sóng xuất hiện những nàng công chúa Disney không phải da trắng, Pocahontas ra mắt năm 1995 mang đến cho khán giả nữ anh hùng người Mỹ bản địa nổi tiếng trong lịch sử do Irene Bedard lồng tiếng. Bedard đồng thời cũng là một trong những diễn viên người Mỹ bản địa nổi tiếng nhất. Đây được xem là bước tiến đúng đắn trong hướng đi thể hiện giá trị của Disney. Pocahontas thực sự là người thúc đẩy việc chấm dứt chiến tranh và đi đến chấp thuận sự khác biệt mặc cho màu da bạn là gì.
1998: Mulan
3 năm sau, Mulan (Hoa Mộc Lan) xuất hiện, tiếp nối bước đường của Pocahontas. Do Ming-Na Wen lồng tiếng, Mulan chiến đấu và đánh bại quân Hung Nô, đồng thời đứng lên đối đầu sự phân biệt giới tính khi trở thành một nữ chiến binh giỏi giang không kém phái nam.
2007: Giselle
Là nàng công chúa live action đầu tiên của Disney, mặc dù Giselle do Amy Adams thủ vai vẫn là người mang lối suy nghĩ tích cực ngây thơ theo kiểu cũ của các nàng công chúa, tuy nhiên bộ phim hài lãng mạn này đã gạt bỏ những ý tưởng và định kiến lỗi thời trong các câu chuyện thơ mộng bằng cách đày Giselle khỏi thế giới cổ tích và bước vào thực tế ở thành phố New York sôi động.
2009: Tiana
Tiana (Anika Noni Rose lồng tiếng) giới thiệu đến fan của Disney một người phụ nữ làm việc cực kỳ chăm chỉ để đạt được ước mơ của mình, từ chối mọi con đường tắt chẳng hạn như dựa dẫm vào một người đàn ông. Nhưng đồng thời, cô cũng là người biết ra những quyết định đúng đắn, mặc dù đó là một quyết đinh khó khăn. Không nhiều những hình những hình mẫu nhân vật đáng để noi theo như Tiana.
2010: Rapunzel
Disney biến câu chuyện cổ tích kinh điển Rapunzel trở thành phiên bản hiện đại mang tên Tangled. Do Mandy Moore lồng tiếng, Rapunzel là nàng công chúa dám mạo hiểm để tìm một cuộc sống tốt hơn cho bản thân mình. Cô thậm chí còn lừa phỉnh được một tên trộm bậc thầy để có được thứ mình muốn. Không tệ đối với một cô gái đã sống cả quãng đời dài trong một tòa lâu đài chẳng có ai để bầu bạn.
2012: Merida
Nếu bạn muốn biết công chúa Disney kể từ thời Snow White đến nay đã “tiến hóa” bao xa thì có thể nhìn vào Brave. Merida (Kelly Macdonald) mạnh mẽ từ chối cưới một hoàng tử mà thay vào đó giành quyền được có tiếng nói trong cuộc hôn nhân của chính mình. Quá trình trưởng thành của cô trong phim không phải là đi tìm tình yêu đích thực, mà là chữa lành mối quan hệ rạn nứt với mẹ.
2012: Vanellope von Schweetz
Nhân vật dễ thương và tinh nghịch này là nàng công chúa Disney người Do Thái đầu tiên, khi cuối phim Wreck-It Ralph, cô được tiết lộ là một nàng công chúa thật sự chứ không chỉ là một tay đua. Cô luôn cố gắng chiến thắng trong mọi đường đua mặc dù lỗi nhân vật khiến Vanellope yếu thế trước các tay đua khác. Cuối phim, cô đón nhận khuyết điểm của mình và biến nó trở thành sức mạnh.
2013: Anna và Elsa
Cả 2 nàng công chúa trong phần phim Frozen đầu tiên đều đại diện cho những nét tính cách mạnh mẽ, tích cực và hiện đại. Trung tâm của câu chuyện chủ yếu là về tình chị em giữa Anna (Kristen Bell) và Elsa (Idina Menzel) hơn là về tình cảm với một chàng trai. Thêm vào đó, Elsa còn học cách điều khiển sức mạnh của mình thay vì kiềm nén hay sợ hãi nó. Kết quả là chúng ta có được một bản nhạc nổi tiếng và biểu tượng của bộ phim này. Với Frozen 2, Elsa và Anna sẽ tiếp tục thúc đẩy giá trị của những nàng công chúa Disney thế hệ mới lên một tầm cao khác.
2016: Moana
Song song với việc giới thiệu giọng ca nội lực Auli’I Cravalho đến khán giả trên toàn thế giới, Moana cũng mang đến một nàng công chúa mạo hiểm tính mạng để cứu lấy người dân của mình. Cô không để sự sợ hãi hay nghi ngờ ngăn cô làm điều đúng đắn. Và đương nhiên là không để bất cứ ai ngăn cản cô – kể cả có là một bán thần đi chăng nữa.
2019: Công Chúa Leia
Mặc dù Star Wars: Episode IV – A New Hope đã mắt từ năm 1977 và giới thiệu đến khán giả nàng công chúa mạnh mẽ Leia đến toàn thế giới, mãi đến khi Disney và Fox sáp nhập thì Leia mới trở thành một nàng công chúa Disney đích thực. Và cô chính là nàng công chúa Disney hoàn hảo ở thời điểm hiện tại với tính cách nổi loạn, mạnh mẽ, một lãnh đạo đích thực, tham gia một cuộc chiến để chống lại cái ác mặc cho khó khăn chồng chất. Nữ diễn viên quá cố Carrie Fisher sau đó đã trở thành báu vật của nước Mỹ khi dùng nền tảng của mình để nâng cao nhận thức về nghiện ngập và các bệnh tâm thần, mặc dù mọi chuyện không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Theo moveek
Bất chấp chuyện bị chê diễn dở tệ khiến "Mulan" phải quay lại, Lưu Diệc Phi vẫn đẹp nức nở trên poster phim
Nhiều khán giả cho rằng, so với poster Mulan phiên bản toàn cầu thì phiên bản Nhật Bản có phần cuốn hút, bắt mắt hơn.
Disney vừa tung poster mới cho Mulan - Hoa Mộc Lan với phiên bản phát hành tại Nhật Bản. Trên poster này, Lưu Diệc Phi lộ nửa mặt, thần thái và nhan sắc khiến người xem phải thốt lên vì quá xinh đẹp. Nhiều khán giả cho rằng, so với poster Mulan phiên bản toàn cầu thì phiên bản Nhật Bản có phần cuốn hút, bắt mắt hơn.
Hiện tại, từ khóa poster phim Mulan ở Nhật Bản đang chễm chệ nằm trên bảng Hot Search của Weibo với vị trí thứ 5.
Vào tháng 7/2019, Disney đã công bố trailer chính thức của phim. Dẫu vậy, thay vì háo hức mong chờ, nhiều khán giả lại bày tỏ sự thất vọng bởi nữ chính Lưu Diệc Phi đóng quá tệ. Xuất hiện xuyên suốt trailer, Lưu Diệc Phi chẳng có gì ngoài gương mặt đơ cứng vô hồn. Ở nhiều phân cảnh, cô nàng còn bị cho là chỉ thể hiện 1 gương mặt duy nhất.
Poster phim ở Nhật Bản vừa được tung ra.
Poster phim phiên bản toàn cầu.
Đến tháng 10/2019, Disney đột nhiên thông báo rằng sẽ quay bù 4 tháng trước khi tung ra bản chính thức của Mulan. Nhiều người cho rằng vì Lưu Diệc Phi diễn quá dở, cộng với chuyện bộ phim cắt giảm quá nhiều chi tiết hay ho của phiên bản hoạt hình nên mới phải quay lại hẳn 4 tháng.
Trước thông tin tiêu cực, phía Disney phản ứng rằng để hoàn thiện bộ phim quả thực cần quay bù một số khung hình, nhưng đây chỉ là hình thức quay bổ khuyết thông thường của bom tấn Hollywood. Thời gian quay không phải 4 tháng mà là 1 tới 2 tuần.
Mulan là dự án live-action mới nhất của Disney. Mulan được kỳ vọng sẽ thắng đậm doanh thu giống như những dự án trước đó là Cinderella và Beauty and the Beast. Hoa Mộc Lan dự kiến bấm máy vào khoảng tháng 7/2018 và dự kiến ra mắt vào đầu năm 2020.
Nội dung phim xoay quanh cuộc đời nhân vật nữ chính Hoa Mộc Lan - người con gái tài giỏi, hiếu thảo và tính cách cũng cực kỳ mạnh mẽ. Về sau, Hoa Mộc Lan nảy sinh tình cảm với chủ tướng của mình. Ngoài Lưu Diệc Phi và Yoson An, bộ phim còn có sự góp mặt của Chân Tử Đan, Củng Lợi, Lý Liên Kiệt.
Theo afamily
Ba nàng công chúa được Disney giới thiệu gần đây đều gây tranh cãi Từ những nhân vật hoạt hình gắn với tuổi thơ nhiều thế hệ bước lên màn ảnh rộng, các công chúa qua màn thể hiện của Elle Fanning, Lưu Diệc Phi và Helle Bailey gây ít nhiều tranh cãi. Disney hiện khiến khán giả đại chúng rúng động với những trailer bom tấn được tung ra liên tục, giới thiệu các công chúa...