Tự sinh, mẹ trẻ vứt con ra mương nước
19 tuổi, tự vượt cạn, bà mẹ trẻ đã nhẫn tâm bỏ con trong bọc vứt ra ngoài cửa sổ.
Hài nhi bị nhẫn tâm bỏ rơi
Sáng 18/11, Trung tá Trần Văn Nhiên – Trưởng công an P.Phước Long B, Q.9 TP.HCM xác nhận, sau nhiều giờ điều tra, công an đã tìm ra tung tích người phụ nữ bỏ rơi con tại khu vực gò mả thuộc tổ 6 KP.4, P.Phước Long B vào rạng sáng ngày 16/11.
Hiện trường ngay mương nước mà bà Nguyễn Thị Bé phát hiện cháu bé sơ sinh bị vứt bỏ nhẫn tâm
Hiện trường ngay mương nước mà bà Nguyễn Thị Bé phát hiện cháu bé sơ sinh bị vứt bỏ nhẫn tâm. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa Bà Nguyễn Thị Bé (61 tuổi, ngụ tại số 44/18 đường Tăng Nhơn Phú) thuật lại: “Sáng hôm ấy (16/11), tôi cầm dao ra phía sau nhà nơi có nhiều mồ mả để cắt lá lốt. Chưa kịp cắt, tôi nghe có tiếng động rất nhỏ từ trong một chiếc bao nilon màu đen cột chặt. Nghi là chuột được những người lân cận vứt ra, tôi rất bực bội có ý định sẽ đá văng đi nơi khác”.
Bà Bé kể tiếp “Nhưng khi đến gần, tiếng kêu rõ hơn và có hiện tượng cử động từ bên trong chiếc bao. Định dùng lưỡi dao để hất chiếc bao đi nơi khác nhưng khi tôi vừa chạm vào chiếc bao bị rách bên trong thò ra cánh tay nhỏ. Định thần nhìn kỹ, có nhiếu vết máu tôi gọi nhiều người láng giềng cùng đến chuyển bao lên ngôi mộ gần đó và quyết định xé bọc. Một hài nhi vừa chào đời còn sống, miệng vẫn còn ngậm cuống nhau và chưa cắt dây rốn”.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, bà Bé cùng nhiều bà con đã cùng nhau gom góp kẻ chiếc khăn người tấm áo lau khô cho bé và nhanh chóng chuyển đến trạm y tế phường cách đó khoảng 200m.
Bà Bé đã cho chúng tôi biết thêm, chiếc bao được vứt ra từ hướng của sổ của căn nhà trọ sát vách nhà bà, cách mặt đất hơn 1m. Phòng trọ này có 3 công nhân làm việc tại Công ty dệt may Phong Phú. Bà chỉ cho chúng tôi xem vết máu còn dính trên lá của bụi chuối và chiếc bao đựng đứa bé được vứt xuống con mương cạnh đó.
Nhiều người dân chứng kiến cho biết, điều rất may cho sinh linh bé nhỏ này là đã không bị chấn thương khi rơi từ độ cao. Càng may hơn là bà Bé không đá chiếc bao hoặc dùng dao xiên thẳng vào mà chỉ định dùng mũi dao hích đi nơi khác nên tính mạng bé vẫn bảo toàn.
Cứu chữa kịp thời!
Tại trạm y tế phường, cháu bé được các nữ hộ sinh đặc biệt chăm sóc. Cắt dây rốn, làm ấm, chỉ trong một giờ cháu đã hồng hào trở lại và cất tiếng khóc. Đó là một bé gái nặng 2,4kg rất kháu khỉnh. Mọi người chứng kiến thở phào nhẹ nhõm và vui mừng đã cứu được một mạng người trong phút ngàn cân treo sợi tóc.
Video đang HOT
Vị trì cửa sổ, chiếc bao bị ném xuống ngay vị trí bà Bé đứng
Y sĩ Nguyễn Văn Thắng – Trưởng trạm y – tế vui mừng cho chúng tôi biết tình trạng sức khỏe của cháu hiện rất tốt. Khi người dân đưa vào trạm y tế, cháu được bọc trong khăn dính đầy máu và còn cả bánh nhau. Cháu được tắm rửa và thực hiện các thao tác y tế dành cho trẻ sơ sinh. Hiện cháu được giao cho một gia đình ở gần đó chăm sóc trong lúc chờ đợi hướng giải quyết từ chính quyền.
Y sĩ Thắng cho biết thêm, đến chiều cùng ngày, một phụ nữ trẻ tự đến trạm y tế để xin chữa bệnh hậu sản. Phụ nữ này khai tên Bùi Thị L. (19 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Trị), đặc biệt người thiếu nữ đã thừa nhận là mẹ đứa bé. Sau khi khám, các hộ sinh xác nhận bệnh nhân tự sinh nên đã bị tổn thương, rách tầng sinh môn và có dấu hiệu nhiễm trùng nên đã chuyển đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức để điều trị.
Theo trung tá Trần Văn Nhiên – Trưởng công an phường Phước Long B – trong quá trình điều tra đã mất khá nhiều thời gian và rất khó khăn chị L. mới thừa nhận hành vi bỏ rơi con. Hiện nội vụ đã được chuyển về công an quận để có hướng xử lý tiếp.
Xin nhận lại sớm…
Tại phòng số 5 khoa sản Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức, một người cô của L. là bà Hạnh đã khẩn khoản đề nghị chúng tôi không nên tiếp xúc với bệnh nhân trong lúc này. Chị cho biết đã mấy hôm nay, L. không nói một lời. Rất yếu và giảm sút rõ rệt nên mọi biến động về tinh thần sẽ không có lợi cho sức khỏe của L.
Chị Hương vui bên đứa con gái nuôi mới nhận
Bà Hạnh cho biết thêm, L. thường ngày rất ít nói, không ai biết cuộc sống tình cảm của L. ra sao và cũng chưa biết được cha đứa bé là ai. Gia đình của L. ở Quảng Trị đã hay tin, tuy rất khó khăn nhưng cũng sẽ vào trong nay mai để nhận lại cháu.
Chị Nguyễn Thị Thu Hương, người hiện nuôi giữ cháu bé, rất hồn nhiên nở nụ cười đôn hậu bên chiếc nôi có cháu bé đang ngủ say. Chị nói nhận bé về chị chỉ có một ước nguyện là giúp cho cháu được một tuổi thơ tốt đẹp. Chị đặt tên cho cháu là Mơ vì từ lâu chị mơ có một đứa con gái bởi sau hai lần sinh nở đều là con trai.
Trong căn nhà của chị, khi chúng tôi vào có khá đông người. Tất cả cùng vây quanh chiếc nôi nhỏ bé của cháu. Nhiều chị có con nhỏ đã tình nguyện đến cho cháu… bú ké. Tất cả vật dụng dành cho trẻ sơ sinh và sữa hộp đều được chị Hương sắm đầy đủ, mặc dù chị cũng không khấm khá gì.
Chị Hương trần tình, nguyện vọng sau cùng của mình là chị không mong giữ cháu bé nếu ông bà hoặc mẹ cháu bé đến nhận. Chị nói pha một chút buồn : “Nếu nhận lại xin nhận sớm cho. Để lâu mến tay mến chân khi rời cháu chúng tôi càng buồn hơn anh ạ”.
Theo Vietnamnet
"Lạc lối" trên Đại lộ Thăng Long
Đại lộ Thăng Long giống như... đường làng
Chỉ sau hai tuần Đại lộ Thăng Long chính thức thông xe, cả người đi đường và người dân sống hai bên Đại lộ mới cảm nhận được những điều "phiền toái" mà con đường mang đến.
"Mua thêm" gần... 4 km mỗi ngày
Dường như, chỉ đến khi đường cao tốc Láng - Hoà Lạc chính thức được thông tuyến, đặt tên là Đại lộ Thăng Long, những người dân quê sống hai bên đường có đèn cao áp sáng thâu đêm mới có cảm giác mình "thực sự" trở thành "người thành phố".
Dù trên phương diện quản lý hành chính, họ đã trở thành công dân Thủ đô từ trước đó cả mấy năm rồi.
Một người đi đường "lạc lối" phải nhờ đến dịch vụ thoát hiểm trên Đại lộ Thăng Long
Thế nhưng, niềm vui "ngắn chẳng tày gang". Vì ngay sau khi thông xe, người dân sống hai bên đường bắt đầu cảm thấy những "phiền toái" và cuộc sống một phần bị xáo trộn, khi những đường ngang ngõ dọc hai bên đường dần dần bị bịt kín.
Chị Nguyễn Thị Lan, người thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: Quyết Tiến là thôn duy nhất của xã Vân Côn bị Đại lộ Thăng Long chia cắt khỏi trung tâm hành chính xã.
Trước kia, khi những lối ngang đi tắt qua đường cao tốc chưa được bịt kín, việc đến UBND xã và đi chợ của người dân hay đến trường đi học của con cái chị còn dễ dàng. Nhưng từ khi Đại lộ thông xe, những lối đi tắt ngang đường bị bịt kín, người thôn Quyết Tiến chịu cảnh "gần nhà xa ngõ", muốn đi chợ hay con em đi học phải đi vòng thêm gần 2 km mới đến hầm chui dân sinh, rồi quay lại bằng đó quãng đường. Nghĩa là đoạn đường họ phải đi hàng ngày xa thêm gần 4 km nữa.
Những hộ dân thuộc Xóm Mới, thị trấn Quốc Oai, do nằm ở bên này đại lộ, giáp với thị trấn huyện Thạch Thất, ngày ngày cũng phải đi vòng thêm vài cây số để đưa con em sang thị trấn Quốc Oai học, đưa con cái đi tiêm phòng hay đưa người ốm đi trạm y tế.
Tương tự, nhiều hộ dân sống ở làn đường bên kia, nghĩa là nằm ngay cạnh thị trấn, nhưng khi đại lộ hoàn thành, muốn đến thị trấn, nếu không chấp nhận vi phạm giao thông bằng cách đi ngược đường thì họ cũng phải đi vòng đường xa thêm 4,5km nữa.
Làn đường dành cho xe mô tô nhếch nhác là lý do khiến nhiều người tham gia giao thông không đi đúng phần đường, càng làm cho giao thông trên Đại lộ Thăng Long thêm rối loạn!
Chị Nguyễn Thị Mai, nhà ở ngay sát Đại lộ Thăng Long, thuộc thị trấn Quốc Oai cho biết: Khi đại lộ chưa hoàn thành, chị chỉ mất vài phút để đưa con đến lớp hay đi chợ. Nhưng giờ, nếu không đi ngược chiều đường, chị phải đi vòng thêm 3,4 km nữa mới đến điểm rẽ vào thị trấn vốn chỉ cách nhà chị có mấy chục mét. Đường đi lối lại có nhiều thay đổi nên cuộc sống sinh hoạt người dân gặp nhiều xáo trộn.
Dở khóc, dở cười trên Đại lộ
Không chỉ những người dân địa phương sống hai bên đường mới gặp khó khăn trong đi lại và sinh hoạt, rất nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường này đã phải gặp những chuyện dở khóc dở cười.
Tại điểm đầu của Đại lộ Thăng Long, giáp Trung tâm Hội nghị Quốc gia hay điểm cuối Đại lộ là ngã tư Hoà Lạc, phóng viên quan sát thấy rất nhiều người điều khiển xe gắn máy, vì không muốn đi vào phần đường dành cho xe mô tô và xe thô sơ vốn chật trội, bụi bẩn, thậm chí có cả gia súc đi lại nên đã chọn làn đường dành cho xe ô tô để đi.
Và Đại lộ Thăng Long giống như... đường làng, khi xe cộ thoải mái đi ngược chiều mà không bị xử lý.
Thế nhưng, vì làn đường dành cho xe ô tô có rất ít lối thoát. Vì vậy, nhiều người trót đi vào phần đường này vẫn phải đi... miên man, lạc lối thêm hàng chục cây số mối có lối thoát. Nhiều người, vì muốn chuyển đường sớm thì phải chấp nhận móc túi, mất từ 10 đến 15 nghìn đồng để nhờ dịch vụ khiêng xe thoát hiểm.
Cũng chính vì có quá nhiều người đi xe gắn máy tham gia giao thông thiếu ý thức đi vào làn đường dành cho xe ô tô nên "dịch vụ thoát hiểm" trên Đại lộ Thăng Long mọc lên như nấm và làm ăn rất phát đạt trong những ngày qua.
Anh Nguyễn Văn Luân, người thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn, tự nhận là người đầu tiên bắc cầu gỗ làm dịch vụ thoát hiểm cho xe máy lạc lối trên Đại Lộ Thăng Long tiết lộ: Mỗi ngày, anh vẫn kiếm được bạc triệu nhờ vào dịch vụ thoát hiểm đặc biệt này.
Thế nhưng, chính vì anh làm ăn được nên dọc tuyến Đại lộ, giờ cũng có vài nhóm người bắt trước, dựng cầu gỗ làm dịch vụ thoát hiểm cho xe gắn máy. Và giá cước thoát hiểm thì muôn hình ngàn vẻ, tuỳ đối tượng mà nhà chủ dịch vụ hét nhiều hay ít.
Sau hai tuần thông xe Đại lộ Thăng Long, chúng tôi nhận thấy trên toàn tuyến đường, nhất là làn đường nhỏ dành cho xe mô tô và xe thô sơ, những chiếc xe tải hạng nặng vẫn nối đuôi nhau chạy ngược chiều, nhưng không hề có ai xử lý.
Trong khi đó, người dân sống hai bên đường, vì sợ phải đi xa và vì theo thói quen nên hầu hết không chịu đi vòng theo hướng đường cầu chui dân sinh. Hầu hết họ vẫn coi Đại lộ hiện đại và dài nhất Việt Nam như con "đường làng", đi ngược chiều vô tư, khiến những đoạn đại lộ chạy qua khu dân cư, tình trạng giao thông rất hỗn loạn và vô cùng nguy hiểm.
Theo Vietnamnet
Đẻ trên 'đỉnh lũ' Trong những ngày kinh hoàng của đỉnh lũ ngày 3 đến ngày 8/10/2010 cả xã có 4 đứa trẻ ra đời. Bụng đói ran, nhịn đói 2 ngày, chỉ tới khi ăn vội vàng được gói mỳ tôm sống thì chị Lý trở dạ. "Ăn được gói mỳ tôm lấy sức đẻ" Ngày 9/10 sau khi nước đã rút gần hết ở địa...