Tu sĩ Ấn Độ chơi sang đeo 15 kg vàng trên người
Một tu sĩ 53 tuổi người Ấn Độ đã gây sốt cộng đồng nước này trong thời gian vừa qua bởi hành động đeo 15 kg vàng ròng trên người.
Hành động đeo 15 kg vàng ròng trên người của tu sĩ “đại gia” này khiến nhiều người tò mò.
Cận cảnh vàng ròng trên bàn tay tu sĩ.
Nguồn tin cho biết, bất kể người tu sĩ này đi đến đâu, ông đều có 7 người bảo vệ hộ tống.
Tổng giá trị số vàng ròng lên tới 300.000 USD. Chính điều này đã thu hút ánh mắt hiếu kỳ của mọi người xung quanh, thậm chí khiến người khác không thể tập trung vào việc cầu nguyện.
Người đàn ông này thích được người khác gọi là “người cha vàng”, ông thường xuyên xuất hiện với hình ảnh của 7 vệ sĩ và số vàng khổng lồ trên người.
Video đang HOT
Theo_Kiến Thức
Ám ảnh đeo bám Syria - Vấn đề nổi bật nhất tuần qua
Sự ám ảnh về khủng bố dường như tiếp tục đeo bám Syria khi tuần qua một vụ đánh bom kép nhằm ở thành phố Homs, Syria đã khiến 122 người thương vong.
Ngay sau khi xảy ra, vụ đánh bom tại Syria đã được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm và cũng là sự kiện đáng chú ý nhất tuần qua (25/1 - 31/1).
1. Đánh bom kép ở Syria, 122 người thương vong
Hôm 26/1, một vụ đánh bom kép nhằm vào chốt kiểm soát của quân đội ở thành phố Homs, miền Trung Syria đã khiến 122 người thương vong.
Vụ đánh bom đã khiến 22 người chết và hơn 100 người bị thương. Hai kẻ đánh bom liều chết đã dừng xe tại chốt kiểm tra của quân đội. Một tên đã cho bom nổ khi vẫn còn ở trong xe.
Lợi dụng tình hình bất ổn do hậu quả của vụ nổ thứ nhất và đám đông đang tụ tập, tên còn lại tiếp tục kích hoạt số thuốc nổ mang trên người.
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, trong số người thiệt mạng có 13 binh sĩ chính phủ.
Ngay sau đó, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã lên tiếng thừa nhận tiến hành vụ đánh bom liều chết này.
2. Europol ra mắt trung tâm chống khủng bố mới
Tại hội nghị Bộ trưởng nội vụ EU tại Hà Lan, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) hôm 25/1 đã ra mắt Trung tâm chống khủng bố mới.
Đây được xem là "bước tiến quan trọng" nhằm sẵn sàng đối phó với các hình thức tấn công mới của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Trung tâm này trước mắt sẽ có từ 40 - 50 chuyên gia làm việc, giúp tăng cường trao đổi thông tin tình báo giữa các nước thành viên trong cuộc chiến chống khủng bố.
Giám đốc Europol cũng cho biết Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có nhiều chiêu thức tấn công mới và có thể tiến hành hàng loạt vụ tấn công khủng bố quy mô lớn ở đâu đó tại châu Âu "nhằm thảm sát dân thường". Trong đó, Pháp có thể tiếp tục là mục tiêu bị tấn công.
3. Virus Zika xuất hiện tại 30 quốc gia
Tốc độ lây lan của virus Zika đang diễn ra nhanh chóng. Đến ngày 29/1, virus Zika đã xuất hiện tại khoảng 30 quốc gia trên thế giới và có nguy cơ tiếp tục lan rộng.
Sau khi Pháp và Canada xác nhận những ca nhiễm virus Zika đầu tiên, ngày 29/1, Bộ Y tế New Zealand thông báo, 9 công dân nước này đã bị nhiễm virus Zika. Toàn bộ những người này đều vừa trở về từ các đảo quốc Nam Thái Bình Dương, trong đó có 4 người từ Tonga, 4 người từ Samoa và người còn lại chưa rõ địa điểm.
Để đối phó với dịch bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố sẽ triệu tập cuộc họp khẩn vào ngày 1/2 để đánh giá về khả năng virus lây lan cũng như tìm kiếm các biện pháp phòng chống virus Zika.
Bà Margaret Chan, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phát biểu: "Chúng ta cần có những câu trả lời với tình hình này thật sớm. Vì vậy, tôi đã quyết định triệu tập một ủy ban khẩn cấp vào ngày 1/2. Ủy ban này sẽ cố vấn và đề xuất các biện pháp đối với những quốc gia bị ảnh hưởng cũng như những lĩnh vực cần được nghiên cứu khẩn cấp".
Được phát hiện đầu tiên ở những con khỉ trong rừng Zika ở Uganda từ năm 1947, virus Zika lây nhiễm qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes. Triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm virus là sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban. Bệnh sẽ kéo dài từ 4 - 7 ngày. Đáng lo ngại hơn, virus Zika được cho là có liên quan đến chứng đầu nhỏ bất thường ở trẻ sơ sinh. Theo WHO, khoảng 3 - 4 triệu người ở châu Mỹ, trong đó có 1,5 triệu người ở Brazil, có thể sẽ bị lây nhiễm loại virus này.
Tổng thống Brazil Rousseff ngày 29/1 cũng đã lên tiếng thừa nhận thua cuộc trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của virus Zika, đồng thời kêu gọi sự nỗ lực của toàn quốc nhằm ngăn chặn dịch bệnh này.
Cũng theo bà Rousseff, vào ngày 13/2 tới, hơn 200.000 binh sĩ Brazil sẽ được huy động tham gia chiến dịch diệt trừ ký sinh trùng muỗi trên phạm vi toàn quốc. Virus Zika được cho là nguyên nhân gây ra hiện tượng đầu nhỏ với hàng nghìn trẻ em sơ sinh tại Brazil.
Sự lây lan nhanh chóng của loại virus này đã khiến giới chức y tế Brazil và nhiều quốc gia khác trên thế giới phải đưa ra cảnh báo trì hoãn có thai với phụ nữ và dấy lên những lo ngại khi Brazil đang chuẩn bị tổ chức Thế vận hội vào tháng 8 tới.
4. Hà Lan tham gia không kích IS tại Syria
Ngày 29/1, Chính phủ Hà Lan đã quyết định mở rộng vai trò trong liên minh do Mỹ đứng đầu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.
Phát biểu tại thành phố La Haye, Thủ tướng Hà Lan Mark Ruttecho biết Hà Lan sẽ triển khai các máy bay chiến đấu F-16 tham gia không kích các mục tiêu IS tại Syria theo yêu cầu của Mỹ và Pháp.
Ngoài ra, Hà Lan cũng xem xét đưa thêm khí tài quân sự đến Iraq để hỗ trợ lực lượng chống IS ở đây.
Hà Lan đã tham gia liên minh do Mỹ đứng đầu không kích IS ở Iraq từ tháng 10 năm 2014. Nếu Quốc hội Hà Lan thông qua quyết định mở rông chiến dịch không kích, các máy bay chiến đấu F-16 của Hà Lan đã hiện diện tại Trung Đông sẽ tiến hành không kích các vị trí của IS tại miền Đông Syria.
5. Mỹ không công bố một số thư điện tử của bà Hillary Clinton
Chính phủ Mỹ hôm 29/1 cho biết, một số nội dung thư điện tử cá nhân của bà Hillary Clinton trong thời gian đương chức Ngoại trưởng có chứa thông tin "tối mật" và sẽ không được công bố.
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 29/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho hay, những tài liệu này không được công bố bởi chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia nếu bị rò rỉ ra ngoài.
Theo giới chức tình báo Mỹ, 37 trang tài liệu trong thư cá nhân của bà Hillary được coi là tối mật do liên quan đến "các chương trình truy cập đặc biệt", bao gồm các dự án như tấn công bằng máy bay không người lái hay chương trình nghe lén. Vụ bê bối sử dụng thư cá nhân cho công việc Chính phủ trong thời gian giữ cương vị Ngoại trưởng đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến dịch tranh cử Tổng thống thời gian qua của bà Hillary. Bà thừa nhận, việc làm của bà là một sai sót.
Theo_VTV
Ấn Độ: Cô gái tự thiêu vì bố mẹ không xây nhà vệ sinh Một cô gái người Ấn Độ đã tự thiêu vì bố mẹ không đầu tư sắm toilet trong nhà. Cô tử vong tại chỗ. Vụ việc xảy ra mới đây tại thị trấn Hyderabab, Ấn Độ, khi bố mẹ cô vắng nhà. Thiếu nữ này đã đổ thuốc tẩy lên người rồi châm lửa, gây bỏng toàn thân và tử vong tại chỗ....