Tu Sản – Hẻm vực kỳ vĩ nhất Đông Nam Á với đàn khỉ mốc đặc biệt
Tu Sản được xem là “đệ nhất hùng quan” với chiều cao vách đá lên tới 700-800m, chiều dài tới 1,7km, sâu 700-900m, là danh thắng kỳ vĩ độc nhất của vùng cao nguyên đá Đồng Văn.
Mã Pí Lèng được xem là cung đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam. Trong kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ đó, hẻm vực Tu Sản là cao và sâu nhất nước Việt và có thể là cả Đông Nam Á.
Tu Sản được xem là “đệ nhất hùng quan” với chiều cao vách đá lên tới 700-800m, chiều dài tới 1,7km, sâu 700-900m, là danh thắng kỳ vĩ độc nhất của vùng cao nguyên đá Đồng Văn.
Tu Sản là sự kỳ diệu của tạo hóa hàng triệu năm trước khi nơi đây vẫn chìm trong lòng đại dương mênh mông, trong quá trình vỏ Trái Đất thay đổi, nước rút đi để lại di sản địa chất độc nhất cho tới ngày hôm nay.
Toàn cảnh hẻm vực Tu Sản và dòng sông Nho Quế khi nhìn từ đèo Mã Pí Lèng.
Hẻm vực Tu Sản cùng dòng Nho Quế khi chưa ngăn nước làm thủy điện.
Hà Giang là mảnh đất cuối trời cực Bắc của nước Việt với cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận và Công viên địa chất toàn cầu, nơi ấy cũng là mái nhà của nhiều đồng bào dân tộc sinh sống (H’Mông, Dao, Lô Lô, Tày…) tạo nên nhiều giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo.
Nếu ai đã lên Hà Giang cũng sẽ đều choáng ngợp bởi núi non hùng vĩ, bởi bàn tay khéo léo của con người khi sinh tồn nơi đây cũng như vẻ đẹp của các loài hoa suốt cả bốn mùa.
Trên chuyến xe vòng quanh vùng cao nguyên đá, bạn sẽ như uốn mình theo từng con dốc, cung đèo để tới với đỉnh trời Quản Bạ rồi Đồng Văn và trầm trồ trước vẻ đẹp của Mã Pí Lèng và dòng Nho Quế trong xanh.
Đi thuyền khám phá hẻm vực cao nhất Việt Nam là trải nghiệm “phải làm” khi tới Hà Giang.
Cung đường xuống cầu Tràng Hương để chạm tay vào dòng nước Nho Quế.
Đường đi Xín Cái, Săm Pun, Sơn Vỹ.
Mã Pí Lèng theo tiếng của người H’Mông nghĩa là “sống mũi con ngựa” để nói về độ hiểm trở của những ngọn núi và con đường dựng đứng tựa sống mũi ngựa.
Xưa kia, con người chỉ có thể đi bộ băng rừng leo núi mới vượt qua được, nhưng từ khi con đường Hạnh Phúc được nối thông, Mã Pí Lèng đã trở thành một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam.
Video đang HOT
Và trong cái hùng vĩ đó, hẻm vực Tu Sản đứng ngay cạnh đèo Mã Pí Lèng như là nét vẽ cuối cùng cho bức tranh tuyệt sắc của tự nhiên.
Mã Pí Lèng như sợi chỉ vắt ngang lưng trời còn Tu Sản như bức thành vách hùng vĩ của tự nhiên.
Thủy điện Nho Quế 1 đã chính thức biến dòng sông này thành hồ lớn.
Chỉ mấy năm trước, khi dòng Nho Quế chưa bị chặn dòng làm thủy điện, rất ít người tiếp cận được chân của bức vách Tu Sản thẳng đứng bởi địa hình hiểm trở.
Những ngôi nhà gần hẻm vực nhất của người dân bản Mã Pí Lèng cũng cách cả trăm mét khiến cho du khách chỉ có thể chiêm ngưỡng sự hùng vĩ từ các điểm ngắm là khúc cua trên đèo mà thôi.
Khi thủy điện chặn dòng, dòng Nho Quế đã thôi róc rách mà trở thành “mặt hồ” tĩnh lặng, người dân đã nhanh chóng dùng những chiếc thuyền máy để đưa đón những vị khách muốn xuống tận chân của vách núi thẳng đứng lớn nhất Việt Nam này.
Lênh đênh trên thuyền dọc sông là trải nghiệm rất thú vị để cảm nhận sự kỳ vĩ của tự nhiên.
Dòng sông Nho Quế trước khi ngăn dòng như là dòng suối lớn.
Mùa tháng 2, 3 hoa gạo nở đỏ cả triền núi dọc bờ sông.
Từ cuối cung đèo Mã Pí Lèng hướng gần Mèo Vạc, trên con đường xuôi về Xín Cái, Săm Pun, Sơn Vỹ, bạn sẽ xuống tới cầu Tràng Hương để chạm tay vào dòng sông xanh ngắt một màu. Từ đây, ngồi thuyền chừng 20 phút sẽ tới được giữa hẻm vực độc đáo này.
Trước đó, dòng sông như là đáy của chữ V được bao bọc bởi núi, nhưng khi thuyền vào hẻm vực, bạn sẽ ở đáy của chữ U ngước lên vách đá cao vút.
Mùa tháng Hai, Ba, cả triền sông rực lên màu đỏ của hoa gạo hòa cùng màu xanh của nước tạo nên bức tranh rừng núi vô cùng đẹp mắt.
Hẻm vực Tu Sản nhìn từ sông Nho Quế.
Những căn nhà giữa trùng điệp núi đá của đồng bào người Hmong ở khu vực Mã Pí Lèng.
Cầu Tràng Hương cũ và dòng Nho Quế trong xanh.
Vách đá của hẻm vực Tu Sản nơi đàn khỉ mốc sinh sống.
Theo thông tin từ đơn vị kiểm lâm của huyện Mèo Vạc, ngoài sự độc đáo của tự nhiên khi tạo nên vách núi thẳng đứng đó thì ở hẻm vực Tu Sản còn có một đàn khỉ mốc ước chừng 30-40 cá thể sinh sống. Chúng sống trên các vách hốc đá cheo leo hoặc náu mình trong những lùm cây rậm rạp.
Thức ăn của khỉ mốc thường là trái cây, ngũ cốc và một số động vật không xương sống nhỏ, thỉnh thoảng ăn côn trùng cánh cứng hoặc ấu trùng, có thể cả thằn lằn. Khỉ mốc hoạt động mạnh vào ban ngày nên nếu may mắn thì bạn có thể bắt gặp chúng khi đi thuyền trên dòng Nho Quế.
Người dân ở đây thường bị đàn khỉ mốc ném nhành cây hoặc đá khi đánh cá vào đêm trăng dưới hẻm vực Tu Sản. Cũng do sinh sống trên vách đá dựng đứng như thế nên đàn khỉ mốc này không bị hoạt động săn bắt của con người đe dọa./.
Theo vietnamplus.vn
Chiêm ngưỡng Cao nguyên đá Đồng Văn: Vừa hùng vĩ, vừa nên thơ
Cao nguyên đá Đồng Văn hay còn gọi là Sơn nguyên Đồng Văn là một cao nguyên đá trải rộng trên 4 huyện: Quảng Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của Hà Giang và rất nổi tiếng với lễ hội hoa tam giác mạch.
Mái nhà xưa - nét văn hóa độc đáo của người Mông trên cao nguyên đá Đồng Văn. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Cột cờ Lũng Cú trên cao nguyên Đồng Văn, biểu tượng của chủ quyền quốc gia, nơi địa đầu Tổ quốc. (Ảnh: Thanh Hà/ TTXVN)
Những 'bức tường' núi đá sừng sững bao bọc, nuôi sống con người. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Toàn cảnh phố cổ Đồng Văn. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)
Nụ cười sơn cước. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Màu trắng hoa mận bên những bức tường đá tạo nên vẻ đẹp quyến rũ nơi vùng cao. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Khách du lịch lên thăm Cao nguyên đá Đồng Văn và chụp ảnh cùng hoa Tam giác mạch. (Ảnh: Đỗ Bình/TTXVN)
Mùa hoa tam giác mạch ở Đồng Văn (Hà Giang). (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Ngắm sông Nho Quế từ đỉnh Mã Pì Lèng (Hà Giang). (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Ngắm sông Nho Quế từ đỉnh Mã Pì Lèng (Hà Giang). (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Lễ hội hoa tam giác mạch ở Đồng Văn (Hà Giang). (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Cột cờ Lũng Cú là cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú, còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn), có độ cao 1.470m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - là điểm cực Bắc của Việt Nam. Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 2 hồ nước 2 bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước dược gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân nơi đây sử dụng. Cột cở Lũng Cú có lịch sử rất lâu đừoi, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo. Cột cờ mới hình bát giác có độ cao trên 30m được khánh thành ngày 25/09/2010. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Khu dinh thự của vua Mèo (Dinh thự họ Vương, hay còn được gọi với tên Nhà Vương) tọa lạc trong một thung lũng thuộc địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Khu dinh thự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp vào hạng di tích quốc gia, là điểm du lịch không thể thiếu đối với du khách khi tới Hà Giang. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Theo vietnamplus.vn
Cao nguyên đá Đồng Văn: Danh thắng hoang sơ và hùng vĩ Cao nguyên thường lạnh và buồn. Lên Đồng Văn càng cảm nhận rõ điều đó cùng sự cô liêu của miền biên viễn khi độc hành qua hàng trăm cây số miên man đá Có núi đá chiếm tới 70% diện tích tự nhiên, 30% còn lại là đất... lẫn đá, cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) có lẽ đặc biệt nhất...