Từ nông dân thành “thánh cô chữa bách bệnh”
Đang là một nông dân hàng chục năm quần quật với đồng ruộng, bỗng một ngày, sau một trận ốm, bà Thu tự nhận là đã thành “thánh cô”, có thể chữa được bách bệnh.
Cách đây vài ba tháng, bỗng rộ lên một tin đồn xuất hiện “thánh cô” chữa được bách bệnh ở thôn Hợp Én, xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa). Tin đồn rằng ngay cả những bệnh nan y, sắp chết cũng được “thánh cô” chữa khỏi. Lời đồn khiến mỗi ngày có hàng trăm lượt khách về làng Hợp Én để được “thánh cô” “cứu nhân độ thế”.
“Thánh cô” được người dân nhắc đến là bà Hoàng Thị Thu (khoảng ngoài 40 tuổi). “Thánh cô” này có khả năng chữa được bách bệnh bằng cách… xịtnước lã và xoa bóp. Việc chữa bệnh của “thánh cô” nổi tiếng đến mức quanh vùng ai ai cũng biết.
Sau khi phun “nước thánh” lên người bệnh, cô Thu bắt đầu xoa bóp
Trong vai người bệnh, chúng tôi đã được vào tận nơi người phụ nữ được mệnh danh là “thánh nhập hồn” để tận mắt mục sở thị cách khám, chữa bệnh lạ lùng này. Ngôi nhà khang trang vừa là nơi ở của gia đình “thánh cô” vừa là nơi để hành nghề chữa bệnh.
Vì có quá nhiều bệnh nhân nên phải mấy ngày sau chúng tôi mới đến lượt được “thánh cô” khám và chữa bệnh.
Việc đầu tiên của công đoạn khám bệnh là bệnh nhân được người con gái của “thánh cô” dẫn đi thắp hương và đặt lễ lên bàn thờ. Sau đó bệnh nhânngồi chờ đến lượt. Theo quan sát thì quy trình chữa bệnh của bà Thu chỉ là dùng nước lã để “phù phép” và dùng đôi tay xoa bóp. Bất kỳ căn bệnh nào cũng chỉ dùng một cách chữa bệnh duy nhất đó.
Sau khi người bệnh thắp hương, “thánh cô” sẽ hỏi người bệnh mắc bệnh gì, sau đó dùng một chai nước lã được gọi là “nước thánh” xịt lên người bệnh rồi lấy tay xoa bóp lên những chỗ đau. Sau khoảng 3 – 5 phút xịt nước lên người và tiến hành xoa bóp, bà Thu gật đầu bảo là được rồi.
Với cách này, mỗi ngày “thánh cô” chữa bệnh cho hàng trăm người. Ai chữa xong cũng đều phải tạ lễ dù bệnh có khỏi hay không.
Những người bị bệnh nặng, sau khi được khám xong, bà Thu còn đưa thêm cho một ống nước thánh uống và nói: “Đây là nước thánh uống vào cho nhanh khỏi bệnh và nhớ là phải đến đây vài hôm nữa để ta chữa cho thì bệnh mới khỏi hẳn được”.
Video đang HOT
“Ta chữa bệnh không lấy tiền, chỉ làm phúc thôi. Lễ dâng lên trên là tùy tâm, thành ý của mỗi người” – bà Thu phân trần với người bệnh.
Rất đông người bệnh bao quanh “thánh cô” để đến lượt được khám, chữa bệnh
Một người là hàng xóm của bà Thu kể, trước đây bà là người bình thường, làm nông nghiệp. Khoảng gần 2 năm nay, bà Thu có tin đồn bị “bề trên” đày, tính tình bỗng nhiên thay đổi, suốt ngày chỉ nói, cười, hát. Đầu năm nay, người nhà phải đưa bà vào Bệnh viện Đồng Nai chữa trị. Sau đó đến khoảng đầu tháng 6, bà Thu xưng là “thánh mẫu” giáng trần để chữa bệnh cho người dân.
Từ đó đến nay, hàng ngày có đến vài trăm người dân ở vùng lân cận như Thọ Xuân, Tĩnh Gia, Hậu Lộc… chầu chực ở nhà bà để được khám chữa bệnh. Thậm chí, có người bệnh còn xin ở lại nhà của “thánh mẫu” để được chữa bệnh khiến cho làng quê này bỗng nhiên náo động. Cũng điều lạ lùng là chỉ có những người ở địa phương khác đến chữa bệnh chứ người quanh làng này thì lại không hề có một ai.
Hầu hết những con bệnh đến đây đều rất tin tưởng vào cách chữa bệnh của “thánh cô” này. Họ cho biết bà Thu có thể chữa được bách bệnh như người tàn tật, câm điếc, đau lưng, dạ dày, người đi bệnh viện trả về…
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hợp xác nhận sự việc gần 3 tháng qua, bà Thu ở thôn Én Hợp đã tự ý chữa bệnh mặc dù không phải là một lang y, không có giấy phép hành nghề chữa bệnh.
“Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần xuống kiểm tra, thu giữ đồ hành nghề nhưng đến nay bà Thu vẫn ngang nhiên hành nghề. Vừa rồi chúng tôi có yêu cầu gia đình bà Thu cam kết với chính quyền xã là trong 7 ngày phải dừng việc hành nghề mê tín dị đoan, chữa bệnh trái quy định. Nếu không chấm dứt, chúng tôi sẽ tiến hành phạt hành chính và dùng các biện pháp khác để buộc bà Thu phải thôi hành nghề” – Ông Chinh nói.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Vụ hỗn chiến kinh hoàng trên sông: Trả hồ sơ điều tra bổ sung
Hai bị cáo bị truy tố tội danh "Giết người" trong cáo trạng không thừa nhận hành vi. Một bị cáo "tố" bị công an dùng nhục hình, ép cung nên mới nhận tội. Vụ án xuất hiện những tình tiết mới khiến HĐXX đã quyết định trả hồ sơ, điều tra bổ sung.
Ngày 3/4 , TAND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục mở phiên tòa xét xử vụ án hỗn chiến kinh hoàng trên sông Yên.
Theo bị cáo Phạm Văn Thành, trưa 7/7/2013, sau khi cùng hàng trăm người xông vào đánh nhau với người dân xã Hải Châu, Thành về nhà, 4 ngày sau mới bị cơ quan công an mời lên lấy lời khai. Những lần xét hỏi, Thành thường xuyên bị 1 điều tra viên tên Đ.V.T và 1 người nữa (không nhớ tên) đánh, ép cung.
Thành khai: "Tôi bị điều tra viên Đ.V.T tát vào mặt, cầm tóc (do lúc đó tóc tôi dài) dập đầu xuống bàn, đe dọa bắt nhận tội. Điều tra viên nói "không khai tao đánh chết". Tôi bị đánh từ sáng đến trưa thì tôi nhận tội do quá choáng. Những lời khai sau đó thì dựa trên lần đầu".
Bị cáo Tuyển (trái) cho rằng bị mớm cung, bị cáo Thành "tố" bị dùng nhục hình
Bị cáo Thành nhận chém người nhưng không chém ông Dũng.
Còn bị cáo Tô Văn Thêm (cũng là con của nạn nhân Tô Quốc Dũng) thì không biết ai đã chém chết bố mình.
Luật sư Vũ Văn Thiệu, người bào chữa cho bị cáo Thành, cho biết ngày 30/12/2013, Thành có nói: "Em bị ép cung".
Có một sự việc bất ngờ xảy ra trong ngày xét xử đầu tiên khi luật sư Trịnh Ngọc Ninh được chỉ định bào chữa cho bị cáo Thành nhưng bị cáo này chưa gặp lần nào, luật sư Ninh cũng không tham gia trong phần xét hỏi tại CQĐT nhưng lại có chữ ký xác nhận. Về điều này, luật sư của bị cáo cho rằng đã vi phạm quy trình tố tụng nên cũng yêu cầu được làm rõ.
Bị cáo Nguyễn Văn Tuyển thừa nhận chém người không cầm sẵn hung khí mà cướp được của một số người dân xã Hải Châu khi 2 thuyền áp sát nhau. Bị cáo Tuyển cũng "tố" bị công an "mớm cung".
Tuyển khai: Tôi chém người chỉ để tự vệ chứ không cố ý giết người. Lúc chém anh Quân, thấy anh ấy hô hoán là người xã Quảng Bình và xin tha nên bị cáo không chém nữa. Nếu bị cáo mà cố ý chém anh Quân đến chết thì khi anh Quân được cứu lên bè của anh Dũng (Phạm Văn Dũng) thì bị cáo thừa sức chém chết anh Quân".
Bị cáo Tô Văn Thêm không biết ai đã chém bố mình
Trong cáo trạng, bị cáo Tuyển truy tố tội "Giết người" là giết anh Dương Văn Quân tuy nhiên anh Quân không chết. Tại tòa, anh Quân cũng không nhớ ai đã chém mình. Nhân chứng cho biết khi cứu anh Quân thấy Quân không hề bị bất tỉnh mà chỉ có vết chém trên má.
Trong phần tranh tụng, luật sư Vũ Văn Thiệu, đại diện cho 11 bị cáo trong đó có bị cáo Thành và Tuyển có đưa ra một số chi tiết cho rằng Tuyển không cố ý giết người và người bị Tuyển chém không phải là anh Quân (người bị tổn hại sức khỏe 38%). "Tuyển khẳng định chém người dưới nước đội mũ bảo hiểm, còn anh Quân khẳng định mình không đội mũ bảo hiểm mà đội mũ phớt. Như vậy ở đây xuất hiện thêm 1 người khác nữa đội mũ bảo hiểm, nên thân chủ của tôi không thể bị truy tố về tội giết người, vì không có căn cứ" - luật sư Thiệu khẳng định.
Trong khi đó luật sư Lê Văn Kiên, đại diện cho gia đình bị hại Tô Quốc Dũng thì cho rằng Cơ quan CSĐT đã bỏ lọt tội phạm. Theo luật sư Kiên, những người lái tàu, bè tham gia cuộc hỗn chiến trên sông cũng cần phải đưa ra xét xử mới công bằng và luật sư này cũng yêu cầu tòa án trả lại hồ sơ điều tra lại.
Phiên tòa được sự quan tâm của đông đảo nhân dân khiến đoạn đường vào tòa bị ách tắc giao thông
Trước diễn biến của vụ án có nhiều tình tiết mới, nên sau 2 ngày diễn ra phiên xử, chiều ngày hôm nay (3/4), Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Lê Thanh Hùng đã quyết định trả lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Đi tập thể dục phát phiện va li chứa nhiều tiền, vàng Đi tập thể dục buổi sáng, ông Phạm Văn Vần phát hiện chiếc va li nhựa màu đen ở vỉa hè, mở ra thấy có gần 40 triệu đồng và nhiều trang sức bằng vàng. Trao trả tài sản cho gia đình anh Hoàng VĂn Hân - Ảnh do công an cung cấp Ngày 4/7, thượng tá Nguyễn Văn Quang, Trưởng Công an...