Tự nhổ đinh cắm vào mắt, hai người đàn ông bị xẹp nhãn cầu
Hai bệnh nhân đến viện do bị đinh cắm vào mắt, nhưng cả hai bệnh nhân này đều “anh dũng” nhờ bạn tự rút đinh ra với lý do cho khỏi vướng, để còn đi về Hà Nội cho nhanh…
Sau khi thực hiện chủ trương “thiết lập trạng thái bình thường mới”, các hoạt động giãn cách dần được bãi bỏ, các hoạt động lao động sản xuất đang dần trở lại bình thường. Do đó tình trạng tai nạn mắt cũng gia tăng.
TS. BS Hoàng Cương ( Bệnh viện Mắt Trung ương) cho biết, những đêm trực nhàn nhã như thời đỉnh dịch Covid-19 không còn nữa. Thay vào đó, mỗi đêm các tua trực cấp cứu của Bệnh viện Mắt Trung ương phải tiếp nhận cấp cứu khoảng 10 bệnh nhân, mổ cấp cứu khoảng 5 bệnh nhân.
Thứ Bảy và Chủ nhật thì lượng tai nạn thường tăng nên gấp đôi do thời gian lao động, tương tác công việc kéo dài, bệnh viện tuyến dưới nghỉ cuối tuần nên xu hướng là bệnh nhân lên thẳng tuyến trung ương.
“ Tai nạn lao động có mấy dạng thức chính: chấn thương đụng dập, chấn thương xuyên có và không có dị vật, bỏng mắt các loại, vết thương mi và lệ đạo”, BS Hoàng Cương cho biết.
Tuy nhiên điều đáng lo ngại, theo BS Cương là ý thức phòng chống tai nạn mắt của dân ta vẫn còn ở mức đáng báo động: không ai trong các bệnh nhân bị tai nạn lao động đeo kính bảo hộ hay kính râm thông thường. Họ đều thao tác với máy móc hoặc dùng dụng cụ tác động lên các vật sắc nhọn.
Trong khi đó, nếu mang kính họ sẽ hạn chế được 50% các tai nạn dạng dị vật cắm vào mắt, độ xâm hại cũng giảm được nhiều nếu có. Dụng cụ bao chụp- che chắn cho máy móc cũng không có. Có người không sợ tai nạn, có người nghĩ là tai nạn chỉ xảy ra với người khác chứ không phải là với mình.
Thậm chí mới đây nhất, bệnh viện tiếp nhận hai bệnh nhân đến cấp cứu khi đinh cắm vào mắt, nhưng cả hai bệnh nhân này đều “anh dũng” nhờ bạn tự rút đinh ra khỏi mắt. Với lý do là cho khỏi vướng, để còn đi về Hà Nội cho nhanh.
“Cả hai bệnh nhân đều là nhân lực lao động chính của gia đình (33 và 39 tuổi), tương lai còn dài là điều đáng tiếc. Họ thao tác với đinh và máy mài có que kim loại, đều không đeo kính bảo hộ. Chấn thương là nặng bởi thuộc nhóm chấn thương xuyên, có dị vật là kim loại nhiễm bẩn nên nguy cơ nhiễm trùng rất cao, nguy cơ nhiễm uốn ván cũng vậy.
Video đang HOT
Dị vật cắm vào mắt bệnh nhân
Chấn thương có dị vật cắm thành như của họ, nếu để nguyên, chuyển bệnh nhân lên phòng mổ, có giảm đau tốt, vô trùng kỹ càng, chuẩn bị phương án khâu phục hồi tốt, làm sạch vết thương và tiêm kháng sinh nội nhãn… sẽ tối ưu hóa kết quả đầu ra của bệnh nhân, tuy rất khiêm tốn.
Ngược lại tự rút dị vật ra sẽ gây xẹp nhãn cầu, trôi chảy các dịch và mô nội nhãn, tổn hại thêm cho mô lành, tăng nguy cơ thông thương nội nhãn và môi trường bên ngoài, nguy cơ nhiễm trùng tăng gấp bội…”, BS Hoàng Cương nhấn mạnh.
Chính vì vậy với vết thương xuyên có dị vật đang cắm, BS Hoàng Cương cho rằng với mắt cũng như toàn thân: bụng, sọ não …đều không được tự rút dị vật. Với những trường hợp tự rút dị vật việc mất mô, chảy máu, mất định hướng đường đi của vết thương, nhiễm trùng là luôn có.
Do đó, vị bác sĩ chuyên khoa mắt khuyến cáo, với chấn thương mắt có chảy máu không nên đè ép, day dịt bằng khăn hay băng y tế vì có khả năng sẽ gây phòi các mô trong mắt, tổn thương nặng thêm. Chỉ nên băng che bằng gạc sạch hoặc dùng khiên che mắt- eye shield, không nên xối rửa kể cả bằng thuốc sát trùng. Y tế tuyến đầu nên tiêm kháng sinh phổ rộng, chụp X quang mắt và chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Đối với những chấn thương mắt có chảy máu, có dị vật cắm, người bệnh nên băng cẩn thật và cố định dị vật khỏi di chuyển tự do, phần cán nếu dài quá có thể cắt bỏ, chuyển bệnh nhân nhanh nhất đến chuyên khoa mắt. Tuyệt đối không tự rút ra. Động tác rút dị vật ra động nghĩa với gây hại thêm cho mô lành, chảy máu, mất mô thêm sau khi dị vật được giải phóng.
Bỏng mắt các loại đều nên rửa mắt ngay, nhanh và nhiều bẳng nước sạch tại chỗ. Sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
“Chấn thương mắt thường là nặng và kèm di chứng. Tốt hơn là phòng chống nó bằng kính bảo hộ, khiên che, mặt nạ, tấm chắn cho các loại máy mài- cưa-cắt… Ý thức phòng hộ, tỉnh táo, không chủ quan khi làm việc ở môi trường hay xảy ra tai nạn cũng là điều nên khuyến cáo với cả người lao động và chủ doanh nghiệp”, BS Hoàng Cương nhấn mạnh.
Học trực tuyến mùa dịch Covid-19: Bảo vệ đôi mắt của trẻ như thế nào?
Các chuyên gia y tế cảnh báo việc học tập thông qua các thiết bị điện tử trong nhiều giờ đồng hồ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến mắt của trẻ.
Khi làm việc với các thiết bị có màn hình, ở cự ly gần trên 7 giờ/ngày thì tiến triển của cận thị sau 5 năm là khoảng 70% sẽ mắc cận thị, nếu chưa cận thị thì sẽ cận thị, nếu đã cận thị rồi thì sẽ tăng số tương ứng với cường độ và thời gian làm việc bằng các loại màn hình.
Nhằm ứng phó với tình trạng học sinh phải nghỉ học kéo dài, quy mô lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các trường học đã tổ chức dạy học trực tuyến giúp học sinh củng cố kiến thức. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo việc học tập thông qua các thiết bị điện tử trong nhiều giờ đồng hồ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến mắt của trẻ.
Vậy học trực tuyến như thế nào để mang lại hiệu quả mà không gia tăng nguy cơ cận thị ở trẻ? Liên quan đến vấn đề này, PV VOV đã có cuộc trao đổi với TS.BS Hoàng Cương, Phó trưởng ban Thông tin Tuyên truyền, Bệnh viện Mắt Trung ương.
PV: Hiện nay, các trường học trên cả nước đều chuyển sang hình thức trực tuyến để đảm bảo chương trình học vì dịch Covid 19 vẫn diễn biến phức tạp. Vậy việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử liên tục trong thời gian dài liệu có làm gia tăng nguy cơ cận thị ở trẻ?
TS.BS Hoàng Cương: Như chúng ta đã biết, thời lượng làm việc bằng mắt với các loại máy tính, màn hình chỉ được cho phép dưới 5 giờ/ngày. Nhưng với tình trạng học hành của các cháu trong giai đoạn này thì tôi thấy là phải lên đến 7 - 8 giờ, thậm chí là nếu các cháu lại giải trí tiếp bằng các thiết bị có màn hình thì thời lượng có thể lên tới 10-12 giờ/ngày. Như thế rất đáng ngại cho mắt của trẻ.
Theo các nghiên cứu, khi chúng ta làm việc với các phương tiện có màn hình, ở cự ly gần trên 7 giờ/ngày thì tiến triển của cận thị sau 5 năm thì khoảng 70% sẽ mắc cận thị, nếu chưa cận thị thì sẽ cận thị, nếu đã cận thị rồi thì sẽ tăng số tương ứng với cường độ và thời gian làm việc bằng các loại màn hình.
PV: Khi học online, học sinh cần lưu ý những điều gì để tránh gây hại cho mắt?
TS.BS Hoàng Cương: Chúng ta cần phải lưu ý 2 vấn đề, thứ nhất là thời gian làm việc bằng mắt, thời gian học hành của con cái, tổng lượng học hành của các cháu bằng các thiết bị có màn hình đừng quá 5 tiếng/ngày.
Thứ hai, cần xem lại các trang thiết bị ở trong nhà, đừng cho các cháu dùng bất kỳ thứ gì có trong nhà mà cần chọn những thiết bị có kích thước màn hình lớn, ký tự lớn để con học dễ dàng hơn.
Ngoài ra, cần lưu ý bàn ghế ngồi học của con, nhất là khi con sử dụng máy tính bàn của bố mẹ để làm việc, đừng để các cháu bị ngồi thấp quá so với bàn làm việc, màn hình quá cao, sẽ rất hại cho mắt và mỏi mắt nhanh.
Chúng ta cũng hạn chế hiện tượng màn hình bị phân dọc bởi sáng tối khác nhau. Nếu để máy tính ở gần cửa sổ, gần các nguồn chiếu sáng thì màn hình hay bị phân cực của ánh sáng, gọi là kẻ sọc của màn hình. Vì thế, chúng ta phải giảm ánh sáng ở trong phòng hoặc chuyển màn hình sang những nơi có chiếu sáng tốt hơn.
Bên cạnh đó, khuyến cáo là góc nhìn màn hình nên chếch góc 15 độ, không được để ngang mặt hay cao quá đối với trẻ. Cự li khi sử dụng màn hình nên là 1,5 lần đường chéo của màn hình đó, tức là khoảng 60 - 80 cm với laptop và desktop.
Còn với thiết bị Ipad hay điện thoại thông minh thì cự li sẽ phải gần hơn nhưng theo tôi các phụ huynh nên hạn chế cho con sử dụng các thiết bị này vì màn hình quá bé, gây mỏi mắt.
PV: Vậy các bậc phụ huynh cần bổ sung chế độ dinh dưỡng ra sao để giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt của con em mình?
TS.BS Hoàng Cương: Các loại thức ăn bổ cho mắt thì có hải sản, thực phẩm, hoa quả có màu đỏ, xanh đậm chứa nhiều vitamin A, E.
Thứ hai là do các cháu phải học qua màn hình với cường độ cao nên dễ bị khô mắt gây mỏi mắt, mất tập trung nên phụ huynh cần chú ý đến dinh dưỡng hoặc bổ sung nước mắt nhân tạo cho trẻ.
Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý đến việc nghỉ ngơi của trẻ, khi học khoảng 2 tiếng thì nên nghỉ khoảng 10 phút vì việc nghỉ cách quãng rất quan trọng.
PV: Vâng xin cảm ơn bác sĩ./.
PV
Các cách xử lý một số tai nạn mắt ngay tại nhà Theo TS.BS Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, khi chẳng may thấy mắt có các biểu hiện như đau nhức, nhìn mờ, chảy nước mắt, cảm giác có dị vật không nhanh chóng mất đi hoặc không thể lấy ra thì cần phải đi khám ngay. Tuy nhiên, với những tai nạn nho nhỏ về mắt xảy ra trong gia đình, bạn...