Tù nhân Brazil bắt hơn 120 con tin
Các tù nhân trong một nhà tù ở bang Sergipe thuộc đông bắc Brazil đã bắt giữ 122 con tin vào hôm 17.5, hầu hết là các thân nhân đến thăm tù, AFP dẫn lời nhà chức trách cho hay.
Cảnh sát được điều tới trấn áp cuộc bạo loạn trong nhà tù Pedrinhas ở Brazil hồi tháng 1.2014 – Ảnh: Reuters
Sandra Melo, phát ngôn viên nhà tù nói rằng có bốn nhân viên nhà tù nằm trong số các con tin bị bắt giữ tại nhà tù Advogado Jacinto Filho, trong thành phố Aracaju, thủ phủ bang Sergipe.
“Cuộc bạo loạn chỉ diễn ra ở một khu vực của nhà tù”, Melo nói. Bà này là người phát ngôn của Reviver, công ty tư nhân liên kết với bang Sergipe để quản lý nhà tù.
Theo bà Melo thì nguyên nhân diễn ra tình trạng bất ổn trên là chưa rõ ràng, tuy nhiên nó có thể liên quan đến việc tù nhânyêu cầu được chuyển chỗ.
Video đang HOT
Bà này cho biết cảnh sát được gọi đến và tình hình đã lắng dịu. Các cuộc thương lượng để giải thoát con tin sẽ được tiếp tục vào sáng 18.5 (giờ địa phương).
“Chúng tôi không tin rằng các tù nhân sẽ làm tổn hại người thân của họ”, người đứng đầu cơ quan cảnh sát bang Sergipe, Mauricio Iunes, nói trên trang tin tức G1.
Tuy nhiên ông này lo ngại về sự an toàn của các con tin là nhân viên nhà tù, bởi “họ đang bị đe dọa trong đấy”.
Theo TNO
Tên lửa Nga rơi trở lại Trái đất sau khi cất cánh
Một tên lửa Proton của Nga mang theo vệ tinh viễn thông tiên tiến đã rơi trở lại Trái đất chỉ một thời gian ngắn sau khi cất cánh vào ngày 16.5, kéo dài thêm danh sách các vụ phóng tên lửa thất bại của đất nước đứng hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ không gian này.
Tên lửa Proton-M mang theo vệ tinh Express-AM4P trên bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan hôm 13.5 - Ảnh: AFP
Hãng tin AFP dẫn lời các quan chức ngành vũ trụ Nga nói rằng, động cơ điều khiển tên lửa gặp sự cố vào giây thứ 545 sau khi tên lửa rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan.
Những hình ảnh trên truyền hình nhà nước Nga cho thấy tên lửa Proton cùng vệ tinh Express-AM4P, được báo cáo là trị giá 29 triệu USD, đã bùng cháy phía trên Thái Bình Dương.
Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) nói rằng, họ đã thành lập một ủy ban đặc biệt để phân tích các dữ liệu về đợt phóng tên lửa để tìm ra các nguyên nhân của "tình huống khẩn cấp" này.
Roscosmos cũng cho biết các đợt phóng tên lửa Proton sẽ bị hoãn lại trong khi cuộc điều tra diễn ra. Theo AFP thì ngành công nghiệp vũ trụ Nga kiếm lợi hàng chục triệu USD mỗi năm nhờ vào việc phóng tên lửa thuê đưa vệ tinh của châu Á và phương Tây lên quỹ đạo.
Hồi tháng 10.2013, Nga đã sa thải Giám đốc Roscosmos Vladimir Popovkin trước thời hạn sau một loạt đợt phóng tên lửa thất bại cùng hàng loạt sự cố liên quan khác.
Người đứng đầu mới của Roscosmos là Oleg Ostapenko đã phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho cơ quan này làm một cuộc cải tổ lớn với ngân sách rót thêm hàng tỉ USD.
Được biết, phiên bản nâng cấp M của tên lửa Proton gặp một loạt sự cố gần đây khiến cho uy tín của ngành công nghiệp vũ trụ Nga bị đe dọa nghiêm trọng. Tên lửa này từng được xem là giải pháp tin cậy và giá rẻ so với các đợt phóng tên lửa của Mỹ và châu Âu.
Các đợt phóng Proton-M từng bị đình chỉ vào tháng 7.2013, sau khi nó đâm trở lại Trái đất cùng với ba vệ tinh thuộc hệ thống định vị toàn cầu Glonass của Nga, với nguyên nhân được xác định là do ba trong sáu cảm biến vận tốc góc của Proton bị lắp đặt sai.
Trước đó, Proton-M cũng bị "nằm sân" vào tháng 8.2011 sau một đợt phóng vệ tinh quân sự thất bại khi tầng tăng cường của tên lửa Briz-M gặp sự cố. Theo AFP, Briz-M cũng được sử dụng trong đợt phóng thất bại mới nhất vào hôm nay 16.5.
Theo TNO
Số người chết do MERS tăng cao, Ả Rập Xê Út lo sợ Số người chết do nhiễm virus gây bệnh MERS tại Ả Rập Xê Út vào ngày 27.4 đã tăng lên hơn 100 người, làm dấy lên nỗi lo sợ tại đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi loại virus chết người này, theo AFP. Người dân Jeddah, Ả Rập Xê Út, lo ngại trước con số tử vong do MERS tăng đột...