“Tự nguyện” làm khổ người nghèo
Tại Bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An, nếu người nhà bệnh nhân chịu bỏ ra 150.000 đồng/ngày sẽ được nằm phòng “tự nguyện”, mỗi cháu một giường, thay vì nằm ghép 2 – 3 cháu/giường.
Mặc dù đã có khu nhà bốn tầng để điều trị tự nguyện theo yêu cầu bệnh nhân bằng nguồn kinh phí huy động từ bên ngoài, hoạt động từ năm 2010, thế nhưng hiện nay Bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An vẫn duy trì những phòng “tự nguyện” trong bệnh viện được xây dựng hoàn toàn bằng kinh phí của nhà nước để thu tiền dịch vụ với giá 150.000 đồng/ngày/giường.
Một căn phòng rộng cỡ 15m2 ở khoa Răng hàm mặt được đặt bốn chiếc giường bệnh. Phía ngoài cửa phòng có tấm biển “Buồng điều trị tự nguyện”. Ba cháu bé đang nằm điều trị ở đây, một giường đang trống. Phòng có máy lạnh nhưng không cần bật vì trời trở lạnh và những cánh cửa sổ mở toang rất thoáng. Kề đó là ba phòng không “tự nguyện”. Mỗi phòng năm giường, nhưng giường nào cũng chen 2 – 3 cháu. Chị Phạm Thị Hoa, quê ở H.Yên Thành, đang có con điều trị viêm tai giữa cho biết, giường bệnh thì chỉ đủ cho các cháu nằm, hai cháu một giường, còn mẹ thì phải ngồi tựa vào tường hoặc nằm xuống sàn. “Mệt mỏi quá, tui muốn sang phòng “tự nguyện” vì có những ngày bên đó còn 1 – 2 giường trống, thậm chí có ngày không có ai nằm. Nhưng, vì không có tiền nên phải cắn răng nằm bên ni”, chị Hoa nói.
Không có tiền “tự nguyện”, bệnh nhi phải chịu cảnh người ngồi thì phải có… người đứng – Ảnh: K.H
Tại Khoa Thần kinh – Phục hồi chức năng, do bệnh nhi nhập viện luôn gấp đôi số giường bệnh sẵn có nên các cháu đều phải nằm chung giường. Nhưng, bệnh viện vẫn giành ra ba phòng để nâng cấp thành phòng “tự nguyện” với giá thu 100.000 đồng/giường/ngày. “Tui thấy bất hợp lý vì đây là bệnh viện công, lẽ ra bệnh nhân phải được đối xử bình đẳng như nhau. Tại sao nằm phòng này, chúng tôi lại phải nộp tiền cao hơn trong khi không hề có máy lạnh hay thiết bị nào khác hơn phòng bình thường? Nếu chấp nhận 100.000 đồng/ngày để được ưu tiên bố trí một cháu một giường thì càng bất công hơn”, anh Nguyễn Bá Thành, bố của một bệnh nhi thắc mắc.
Theo tìm hiểu của PV, tại bệnh viện này hiện có gần chục phòng “tự nguyện” với hàng chục giường bệnh.
Lập phòng tự nguyện là sai
Ông Dương Công Hoạt, Giám đốc bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An cho rằng phòng “tự nguyện” xuất phát từ nhu cầu của một số bệnh nhân khá giả. Bệnh viện đã huy động kinh phí từ bên ngoài để mua máy lạnh phục vụ bệnh nhân và thu tiền cao hơn mức bình thường để đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên, ông Hoạt cũng thừa nhận việc tận dụng phòng “tự nguyện” này đã tạo ra bất công cho những bệnh nhân nghèo và nói “nếu sai chúng tôi sẽ sửa”. Khi được hỏi khoản tiền thu từ phòng “tự nguyện” này được chi thế nào vì đây là mức thu vượt nhiều lần so với mức phí qui định của UBND tỉnh Nghệ An trong khi chỉ hơn các phòng bình thường một cái máy lạnh, ông Hoạt chỉ nói “chúng tôi công khai nguồn thu, chi”.
Video đang HOT
Ông Hoàng Văn Hảo, Phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An khẳng định lập phòng tự nguyện là sai, không còn đúng với tình hình hiện nay. “Nghị quyết 05 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa… cho phép các bệnh viện trích ra một số phòng để thực hiện điều trị theo yêu cầu của bệnh nhân. Thời điểm đó nhiều bệnh viện chưa quá tải như bây giờ nên Sở cũng cho phép làm. Tuy nhiên, từ khi Chính phủ cho phép thành lập các bệnh viện tư, theo chủ trương của Bộ, Sở cũng cho rút dần hình thức điều trị tự nguyện”, ông Hảo nói. Ông Hảo cũng cho rằng bệnh viện công do kinh phí của nhà nước đầu tư, lấy từ tiền người dân đóng thuế, nên không thể để người dân phải thiệt. Trong khi bệnh viện đang quá tải, việc duy trì phòng “tự nguyện” này tạo ra hình ảnh tương phản giữa các bệnh nhân giàu nghèo. “Chúng tôi sẽ cho kiểm tra để chấn chỉnh”, ông Hảo nói.
Theo TNO
'Cửa sổ thủy tinh' vừa phát sóng đã dính nhiều lời chê
Dự kiến có 260 tập, mỗi tập chỉ khoảng 8 phút, series phim hài hước đang tạo sự chú ý đối với khán giả trẻ trên sóng VTV3 lúc 22h10 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.
Sau hơn một tháng lên sóng, bộ phim thú hút khá nhiều khán giả trẻ xem và chia sẻ qua các trang mạng. Ngoài những lời khen về dàn diễn viên trẻ trung, xinh xắn, nhiều câu chuyện phim thú vị... phim cũng vướng không ít lời chê.
Nhiều khán giả nhận xét dàn diễn viên tuy nổi bật về nhan sắc nhưng diễn xuất lại khá "non" nên thỉnh thoảng có những hành động, cử chỉ quá cường điệu, lời thoại chưa tự nhiên, vẫn như trả bài và có phần "chua".
Bên cạnh đó, trong những tập đã phát, có những câu chuyện khá nhạt, tình huống gượng ép hoặc hài không tới. Có bạn thắc mắc tại sao tên của nhân vật chính lại là Chi Bi mà không phải một cái tên thuần Việt như những nhân vật khác như Nam Phong, Minh Huy, Đăng Tuyên, Tường Anh, Thiên Kim...
Diễn viên tham gia trong phim Cửa sổ thủy tinh đều là những gương mặt mới toanh.
Trước sự ồn ào tranh cãi từ người xem, điều đầu tiên mà đạo diễn Tuấn Quang chia sẻ: "Làm phim, điều hạnh phúc nhất của chúng tôi là được khán giả quan tâm, dù khen hay chê".
Anh cũng giải thích về tính cường điệu hóa quá mức của các diễn viên trong phim Cửa sổ thủy tinh: "Khi làm phim sitcom, chúng tôi muốn cường điệu hóa một số tình huống, nhân vật cho khác hơn đời thường. Tôi nghĩ, đây cũng là điều mà nhiều khán giả mong muốn tìm thấy ở các bộ phim sitcom. Họ muốn khám phá những gì không xảy ra bên cạnh họ. Không ai hào hứng đi xem những gì mà mình thấy hàng ngày. Chẳng hạn như ở phim Mr Bean, người ta luôn tạo cho nhân vật này những tình huống được cường điệu hóa quá mức để mang lại tiếng cười cho khán giả. Chúng tôi cũng đang phát triển bộ phim của mình theo hướng này".
Còn với ý kiến "khó chịu" trước tên nhân vật chính Chi Bi không "thuần Việt", anh giải thích: "Thực ra, tên cô ấy là Chi. Ngay trong tập đầu tiên chúng tôi đã giới thiệu tên thật của cô ấy. Chi Bi chỉ là nickname để nói về một cô Chi mũm mĩm như hòn bi. Sắp tới cô ấy sẽ còn đổi tên thành... Bi Ve".
Về dàn diễn viên, đạo diễn tỏ ra bảo vệ cho các "con cưng" của mình: "Các bạn ấy do tôi dạy, mà mẹ nào chẳng khen con mình ngoan, giỏi. Tôi không muốn khen nhưng thực tế, các bạn chỉ mới tập luyện khoảng 1 tháng rưỡi nên có thể vẫn chưa "nhuyễn". Dù có cưng "các con" đến thế nào, tôi cũng sẽ uốn nắn để các bạn ấy ngày càng tốt hơn như những đóng góp của khán giả".
Anh chàng đạo diễn trẻ cũng hứa hẹn, phim Cửa sổ thủy tinh mới chỉ chiếu được 20 tập và phía trước là chặng đường rất dài và đoàn phim sẽ cố gắng chinh phục tình yêu của khán giả suốt con đường ấy: "Nội dung phim sẽ liên tục cập nhật thời sự, thị hiếu của khán giả với những tình huống mới lạ để tạo thêm sự hứng thú nơi người xem".
Cửa sổ thủy tinh là một chuỗi những câu chuyện ngắn của các bạn trẻ từ 18 - 25 tuổi, xoay quanh các chủ đề học tập, sinh hoạt thường ngày, cũng như các mối quan hệ gia đình, bạn bè, tình yêu tuổi mới lớn được đặt dưới cái nhìn tươi trẻ, dí dỏm, hài hước. Đằng sau mỗi câu chuyện, tình huống sẽ là một bài học về cuộc sống, về tình đoàn kết, tình thương yêu, là sự quan tâm, chia sẻ của các bạn trẻ với nhau và với cộng đồng.
Diễn viên tham gia trong phim Cửa sổ thủy tinh đều là những gương mặt mới toanh.
Sau thành công của Bộ tứ 10A8 và Những phóng viên vui nhộn, Cửa sổ thủy tinh là series sitcom thứ ba mà Công ty Cổ phần Truyền thông Quảng cáo đa phương tiện (Smart Media) đầu tư và phối hợp sản xuất với công ty cổ phần sản xuất truyền thông Mặt trời số (Digisun). Đạo diễn trẻ Tuấn Quang chia sẻ: "Nếu như bối cảnh trường học và văn phòng công sở ở hai phim trước là nơi giúp các bạn tuổi teen thu nạp những kiến thức cần thiết thì Cửa sổ thủy tinh với bối cảnh là khu chung cư hiện đại sẽ là những điểm chạm đầu tiên của các bạn với cuộc sống, đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường trưởng thành của các bạn".
Dàn diễn viên chính của Cửa sổ thủy tinh đều là các gương mặt mới toanh được tuyển chọn gắt gao qua nhiều vòng và được đào tạo diễn xuất. Các bạn cùng xuất hiện với những diễn viên khách mời là các ngôi sao trong lĩnh vực giải trí đang được giới trẻ yêu thích.
Đạo diễn Tuấn Quang (giữa, áo tím) cùng các diễn viên của phim.
Để tạo ra các sân chơi khác cho những người quan tâm tới bộ phim, Cửa sổ thủy tinh có một kênh riêng ở Youtube, một trang trên mạng xã hội. Nhờ vậy, đoàn làm phim có thể nắm bắt ngay phản ứng của khán giả, kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa.
Với độ dài lên đến 260 tập, hy vọng ê-kíp sản xuất Cửa sổ thủy tinh sẽ còn thời gian chỉnh sửa để phim hoàn thiện hơn, để khán giả trẻ thấy mình trong những tình huống phim.
ANH DƯƠNG
Theo Infonet.vn
"Nhà hộ sinh ế, lỗi do bệnh viện phụ sản" Bác sĩ các nhà hộ sinh tại Hà Nội cho rằng bệnh viện phụ sản đã quá "tham" kéo tất cả sản phụ đến dù quá tải còn lãnh đạo bệnh viện phàn nàn nhà hộ sinh không chịu hợp tác để trở thành vệ tinh. Cán bộ một nhà hộ sinh cho rằng, các cơ sở tuyến dưới vắng khách một phần...