Từ ‘người rừng’ thành đại gia nhờ sâm Ngọc Linh
Hơn 30 năm trồng sâm ở vùng núi Ngọc Linh (Quảng Nam), đến nay những người dân Xê Đăng sống ở huyện nghèo nhất nước đã trở thành đại gia khi sở hữu vườn sâm trị giá hàng trăm tỷ đồng.
Từ xa xưa, người dân Xê Đăng sống dưới chân núi Ngọc Linh (Nam Trà My, Quảng Nam) vẫn thường dùng loại cây dược liệu mọc rất nhiều ở ngọn núi cao nhất miền Trung này để chữa bệnh. Họ gọi đó là “thuốc dấu”. Những năm chiến tranh, người dân thường dùng “thuốc dấu” trị vết thương, sốt rét… cho bộ đội.
Loài cây quý chỉ được biết đến rộng rãi vào năm 1973. Lúc này, dược sĩ Đào Kim Long được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đi tìm và nghiên cứu các loại thuốc quý để chữa bệnh cho bộ đội. Sau hàng năm trời cuốc bộ dọc dãy Trường Sơn, dược sĩ Long tìm ra loài cây mà người dân Xê Đăng vẫn dùng để trị bách bệnh. Ông sau đó đặt tên cho loài cây là sâm Ngọc Linh, hay sâm K5.
Nghề trồng sâm không chỉ mang lại kinh tế mà còn giúp bảo vệ rừng. Ảnh: Tiến Hùng.
Việc cây thuốc quý được biết đến rộng rãi vô tình khiến cho hàng trăm người tứ xứ đổ xô lên núi săn lùng. Chỉ trong vài năm, cây sâm tự nhiên gần như tuyệt chủng. May mắn, thời điểm này một số người dân địa phương lo ngại biến mất loài cây quý nên tổ chức ươm giống, mang sâm tự nhiên từ trong rừng về nhà trồng. Sau hàng chục năm gắn bó với nghề trồng sâm, những người này bây giờ thành đại gia khi sở hữu vườn sâm hàng trăm tỷ đồng.
Những “tỷ phú” vùng cao
Ngôi nhà kiên cố của ông Hồ Văn Du nằm chênh vênh bên sườn núi Ngọc Linh thuộc thôn 2, xã Trà Linh. Ở huyện được cho là nghèo nhất nước này, việc có được ngôi nhà bề thế như ông Du chẳng phải chuyện thường. Đường sá đi lại khó khăn, từ trung tâm xã tới ngôi làng này phải đi bộ hơn 4 tiếng nên lúa, ngô trồng được cũng không biết bán cho ai. Chính vì vậy người dân ở đây chỉ giàu lên khi nghề trồng sâm được nhân rộng mà ông Du là người tiên phong. Ở vùng Ngọc Linh, người dân vẫn gọi ông là “vua sâm”.
“Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, tôi thấy cây sâm gần như tuyệt chủng nên lo lắng. Từ đó tôi bắt đầu đi rừng tìm cây này về nhân giống, cứ như vậy vườn sâm bây giờ của tôi rộng đến 5 ha”, ông Du cười nói.
Vườn sâm Ngọc Linh của ông Du có gần 130.000 gốc, trong đó trên 10.000 cây hơn 10 năm tuổi. “Cây sâm càng nhiều tuổi càng giá trị. Thấp nhất loại sâm trên 5 tuổi khoảng 40 triệu đồng một kg, loại hơn 10 tuổi giá gấp đôi”, ông Du nói. “Vua sâm” ước tính bình quân 20 gốc sâm 12 đến 15 tuổi sẽ cho một kg thì cả vườn của ông có khoảng 6,5 tấn sâm củ, tương đương 250 tỷ đồng.
Video đang HOT
Hiện nay, trung bình giá mỗi kg sâm Ngọc Linh 50 triệu đồng. Ảnh: Tiến Hùng.
“Hàng chục năm sống chết với sâm Ngọc Linh, có lúc tưởng như mình là người rừng, bây giờ tính bình quân mỗi năm cây sâm cho tôi 8 tỷ đồng, một số tiền quá lớn giữa miền rừng này”, ông Du khẳng định. Trở thành đại gia, người đàn ông Xê Đăng vẫn chân đất, ở nhà sàn gỗ, không phương tiện đắt tiền và ngày đêm ăn ngủ nơi rừng sâm.
Thấy việc trồng sâm của ông Du phát đạt, nhiều hộ dân trong vùng đổ xô học cách ươm giống rồi vào rừng phát rẫy trồng. Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch huyện Nam Trà My, cho hay ở xã Trà Linh có 500 hộ thì đến 95% trồng sâm. Ngoài ông Du còn có Hồ Văn Dê (em trai ông Du), Hồ Văn Hình… cũng được xem là đại gia, sở hữu hàng nghìn gốc sâm Ngọc Linh có giá trị hàng trăm tỷ đồng. Ai cũng dựng được nhà lớn, đào được ao cá, sống sung túc.
“Nhà ít thì trồng khoảng một nghìn gốc sâm. Nếu bây giờ nhổ hết bán hầu như nhà nào ở xã Trà Linh cũng có tiền tỷ”, ông Bửu nói.
Mới đây, một nông dân trồng sâm đã vào hàng đại gia của xã là Nguyễn Văn Lượng. Vốn xuất thân từ gia đình khốn khó, tuổi thơ phải sang Kon Tum mưu sinh, Lượng đã làm đủ nghề nhưng vẫn không đủ sống. Thấy người ta vào rừng đào sâm Ngọc Linh tự nhiên để bán, anh cũng xin theo. “Nhờ đào sâm trúng có ít vốn nên tôi chuyển cả gia đình về Nam Trà My sinh sống. Nhưng sau đó nhận thấy đào mãi thì sâm tự nhiên cũng hết nên tôi tìm cách nhân giống và chuyển qua trồng loại cây này”, anh Lượng kể.
Anh Lượng sở hữu vườn sâm hàng trăm tỷ đồng. Ảnh: Tiến Hùng.
Anh Lượng cho biết, hiện trồng khoảng 4.000 gốc sâm Ngọc Linh, trong đó khoảng 3.000 gốc 6 năm tuổi chờ thu hoạch. Mới đây, anh đã xuất bán 1.000 gốc sâm gần 10 năm tuổi cho các thương lái ở TP HCM và Hà Nội. Nhờ có kinh nghiệm thực tế nên mỗi năm, anh có thể nhân ra hàng trăm gốc sâm giống. Vì vậy, vườn sâm cứ rộng dần theo thời gian. Cũng vì diện tích trồng sâm ngày càng rộng ra nên anh Lượng phải thuê 10 nhân công về chăm sóc.
Anh Lượng kể rằng, có tiền trong tay, có mối quan hệ với bạn hàng nên từ vùng đất gần như biệt lập này, anh đã có những chuyến bay ra Hà Nội để làm việc, tính chuyện làm ăn lớn với đối tác. Việc mà trước đây có nằm mơ, những người dân Xê Đăng này cũng không thấy.
Mặc dù phần lớn người dân nơi đây đều có trong tay tiền tỷ vì sở hửu vườn sâm mà người dân địa phương vẫn gọi “vương quốc sâm”, nhưng cuộc sống của họ vẫn không thay đổi là bao. “Nhiều thôn ở đây vẫn chưa có điện. Do địa hình hiểm trở nên đường sá không thể đi xe được. Nếu làm đường thì người dân sẽ mua ôtô”, anh Hồ Văn Hinh nói. Để chuẩn bị mua ôtô, cách đây không lâu, người đàn ông này nhổ 5 kg sâm mang xuống thành phố bán lấy gần 200 triệu đồng dùng để thuê nhà ở, học lái xe.
UBND tỉnh Quảng Nam mới đây quyết định phê duyệt “Quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My” giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát là quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn Nam Trà My, tạo tiền đề cho công tác quản lý, hoạch định chính sách phát triển lâu dài, bảo tồn nguồn gen gốc sâm Ngọc Linh.
Trước đó Chính phủ đã phê duyệt “Đề án quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh với tổng kinh phí thực hiện gần 35 nghìn tỷ đồng, với quy mô 15.568 ha. Đề án được thực hiện tại 7 xã thuộc huyện Nam Trà My. Việc trồng sâm không chỉ được đánh giá cao bởi giá trị kinh tế mà còn giúp bảo vệ rừng bởi muốn trồng sâm người dân trước tiên phải giữ rừng để che phủ.
Tiến Hùng
Theo VNE
Phát triển công nghiệp dược, giảm hàng tỷ USD nhập khẩu thuốc
Mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra hàng tỷ USD để nhập khẩu thuốc chữa bệnh và nguyên liệu sản xuất thuốc bởi thuốc thành phẩm sản xuất trong nước mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu, trong đó 90% nguyên liệu để sản xuất thuốc phải nhập khẩu.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội
Chính vì vậy, Luật Dược sửa đổi dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua đặt vấn đề phát triển ngành công nghiệp dược và coi ngành này ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình, bà Lê Khánh Nhung cho rằng, Luật dược sửa đổi coi dược là ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung phát triển trong thời gian tới là phù hợp với tình hình thực tiễn. Bởi chưa tính đến yếu tố khi phát triển ngành công nghiệp này sẽ tạo thêm được hàng chục ngàn công ăn việc làm, giúp chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp (người dân thay vì trông cây lương thực, cây công nghiệp sẽ chuyển qua trồng dược liệu), mà còn giảm đáng kể nguồn ngoại tệ hàng năm phải bỏ ra để nhập khẩu thuốc chữa bệnh và nguyên liệu bào chế thuốc.
"Chỉ tính mỗi việc chúng ta sản xuất được vaccine Rubella với giá thành 33.000 đồng/liều, mỗi năm đã tiết kiệm được khoảng 17.000 tỷ đồng nhập khẩu loại vaccine này vì giá nhập khẩu mỗi liều lên tới 200.000 đồng", bà Nhung tính toán lợi ích khi phát triển công nghiệp dược.
TS. Dược học, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Phạm Khánh Phong Lan đồng tình với việc phải coi dược thành một ngành kinh tế, kỹ thuật mũi nhọn để Nhà nước có các chính sách ưu tiên phát triển ngành công nghiệp liên quan trực tiếp tới bảo vệ sức khỏe của người dân.
"Chỉ tính mỗi việc chúng ta sản xuất được vaccine Rubella với giá thành 33.000 đồng/liều, mỗi năm đã tiết kiệm được khoảng 17.000 tỷ đồng nhập khẩu loại vaccine này vì giá nhập khẩu mỗi liều lên tới 200.000 đồng" - Đại biểu Lê Khánh Nhung.
Theo bà Lan, các chính sách phát triển công nghiệp dược phải được ban hành cụ thể cùng với việc xây dựng hàng rào kỹ thuật như nhiều quốc gia khác đang thực hiện để hạn chế thuốc nhập khẩu cùng loại. Đặc biệt cần hạn chế nhập khẩu thuốc chữa bệnh từ những doanh nghiệp đã từng vi phạm chất lượng, những lô hàng chỉ sản xuất một lần cho Việt Nam.
"Vấn đề ở đây phải tạo môi trường thuận lợi, công bẳng giúp doanh nghiệp trong nước cạnh tranh bằng chất lượng, giá cả. Chúng ta phải có lộ trình đẩy nhanh tiến trình hội nhập, hòa hợp về quy chế dược của Việt Nam với thế giới, nhất là khi chúng ta đã ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP", bà Lan nhấn mạnh.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội bà Ngô Thị Minh mạnh dạn đề xuất, để khuyến khích phát triển công nghiệp dược phải quy định cụ thể về chính sách ưu tiên, khuyến khích sử dụng thuốc, dược phẩm được sản xuất trong nước. "Bởi đây là động lực quan trọng thúc đẩy ngành dược phát triển, phát huy lợi thế nguồn dược liệu phong phú của nước ta và góp phần mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận người dân", bà Minh kiến nghị.
Bà Minh đề xuất, Nhà nước phải có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với ngành công nghiệp dược như tăng ngân sách nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thuốc mới, chuyển giao công nghệ tiên tiến của các nước, đào tạo chuyên gia giỏi ở nước ngoài, ưu tiên vay vốn ưu đãi lãi suất thấp với các doanh nghiệp dược...
Luật dược hiện hành cũng đã có điều khoản quy định về chính sách phát triển công nghiệp dược, tuy nhiên, sau 10 năm triển khai, sản phẩm của ngành công nghiệp dược Việt Nam vẫn... chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu.
Theo giải thích của Bộ trưởng Bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến là do chưa có chính sách kết hợp đầu tư ngân sách nhà nước với huy động các nguồn lực khác để phát triển, nuôi trồng và khai thác dược liệu; chưa có định hướng sản xuất dược liệu ở quy mô công nghiệp để tận dụng tối đa nguồn dược liệu sẵn có phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu; đặc biệt là chưa có các ưu đãi đầu tư trong sản xuất và kinh doanh dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
Từ thực tế này, bà Tiến cho rằng, cần phải quy định một chương quy định cụ thể về chính sách phát triển công nghiệp dược và coi ngành này là công nghiệp mũi nhọn. Bà Tiến cho rằng, Việt Nam là quốc gia có cả khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới, chủng loại thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, ông cha ta từ xa xưa đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc bào chế, sử dụng các loại thực vật để chữa bệnh (thuốc nam). Nói chung Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp dược để giảm dần nhập khẩu thuốc chữa bệnh thành phẩm cũng như nguyên liệu sản xuất thuốc và tiến tới nhập khẩu.
Đồng tình với việc Luật dược sửa đổi cần dành một chương quy định cụ thể về chính sách phát triển công nghiệp dược, song Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lo lắng, nếu sử dụng các biện pháp bảo hộ nhằm phát triển công nghiệp dược thì người tiêu dùng sẽ phải mua thuốc với giá cao hơn giá nhập khẩu.
"Đồng ý là phải có chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp dược nhưng không nên bảo hộ, không thể công nghiệp dược phát triển mà người dân phải mua thuốc đắt gấp 2-3 lần thuốc nhập khẩu", ông Lưu nhấn mạnh.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Sâm bảy lá: Thần dược trên núi Trà Bồng Vùng núi Cà Đam (Trà Bồng) được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của nhiều loại thảo dược quý, trong đó, có cây sâm "bảy lá". Song, hiện nay loại sâm này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khi hàng ngày có nhiều người vào tận rừng săn lùng để bán cho thương lái. "Chảy máu"...