Từ người khuyết tật đến câu chuyện về một ‘người máy’ trong đời thực
Đối với anh Neil Harbisson – một nghệ sĩ tự gọi mình là “ cyborg” (nửa người nửa máy) – màu sắc không phải được cảm nhận bằng mắt thường mà lại cảm nhận bằng đôi tai giống như cảm nhận âm nhạc, nhờ chiếc ăng-ten do anh tự thiết kế để giúp khắc phục chứng bệnh mù màu.
Đối với anh Neil Harbisson màu sắc không phải được cảm nhận bằng mắt thường mà lại cảm nhận bằng đôi tai. Ảnh: goodness-exchange.com
Thuật ngữ “cyborg” thường gợi nhắc đến hình ảnh của diễn viên Arnold Schwarzenegger trong bộ phim khoa học viễn tưởng Terminator (Kẻ hủy diệt) ra mắt lần đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước. Từ những thước phim viễn tưởng, hình ảnh “cyborg” dần được hiện thực hóa và hiện hữu trong cuộc sống hiện đại nhờ những ứng dụng công nghệ các bộ phận giả và cấy ghép. “Cyborg” Harbisson không chỉ nổi tiếng tại Tây Ban Nha mà còn cả ở nước ngoài, giúp anh có dịp gặp gỡ những ngôi sao tầm cỡ thế giới như diễn viên gạo cội Leonardo di Caprio hay Tom Cruise.
Harbisson sinh ra ở Bắc Ireland với hội chứng “achromatopsia”, một tình trạng hiếm gặp khiến anh chỉ có thể nhìn thấy các màu tông xám. Anh chuyển đến Barcelona khi còn nhỏ, lớn lên với nỗi ám ảnh về màu sắc và những thứ anh không thể cảm nhận được. Bước qua tuổi 39, “cyborg” Harbisson đã quyết định thực hiện phẫu thuật để thay đổi danh tính và cuộc đời mình.
Khi còn học tại học viện âm nhạc ở Anh, anh đã chế tạo một thanh kim loại mỏng, được đeo qua đầu và có thể rung động tùy theo màu sắc được phát hiện. Nhìn qua thì thiết bị này chỉ như một thiết bị công nghệ đeo bình thường, nhưng thực chất máy hoạt động như một phần cơ thể anh Harbisson, có chức năng như mũi hoặc 2 tai, giúp anh có khả năng “nghe” những màu sắc mà đôi mắt anh không thấy được.
Harbisson chia sẻ trở thành một “cyborg” đồng nghĩa rằng công nghệ là một phần định danh của mình. Lý giải về thiết bị độc đáo giúp anh khắc phục khiếm khuyết thể chất, Harbisson cho biết thiết bị này giúp anh cảm nhận màu sắc từ tia hồng ngoại đến tia cực tím, thông qua những rung động trong đầu sau đó trở thành âm thanh, vì vậy anh thật sự có thể “nghe thấy” màu sắc. Ban đầu, anh cũng gặp khó khăn khi làm quen với thiết bị vì bộ máy đó không nói rõ rằng đó là màu gì (xanh, đỏ, tím hay vàng…) mà chỉ có những rung động nhưng đến nay, thiết bị đã trở thành một phần nhận thức của anh Harbisson.
Thông thường, con người nghe được âm thanh thông qua dẫn truyền không khí với sóng âm thanh đi qua tai ngoài và tai giữa, làm cho màng nhĩ trong rung động. Tuy nhiên, thiết bị này được cấy trực tiếp vào hộp sọ của anh Harbisson nên các rung động được truyền thẳng qua xương hay hộp sọ đến tai trong. Việc màu sắc được “nghe” thấy như âm thanh đồng nghĩa với việc anh Harbisson sẽ nghe thấy cả hai, kể cả lúc nghe nhạc hay diễn thuyết, với mỗi âm tiết có tần số liên quan đến màu sắc.
Dù anh Harbisson là người đầu tiên “nghe” được tần số màu sắc dưới dạng nốt nhạc nhưng việc dẫn truyền âm qua xương đã được ứng dụng từ rất lâu, từng trợ giúp nhạc sĩ thiên tài Beethoven khi ông bắt đầu bị mất thính giác. Và khoảng 200 năm sau đó, con người cũng đã tìm ra cách cấy các công cụ hỗ trợ thính giác nhờ kỹ thuật vào hộp sọ.
Không dừng lại ở đó, anh Harbisson đang thử nghiệm một thiết bị mới được thiết kế để đeo ở cổ, giúp cảm nhận dòng chảy thời gian và chuẩn bị tiến hành cuộc thử nghiệm dự kiến kéo dài 1 năm về cách hoạt động của thiết bị thậm chí có thể thay đổi cảm nhận về thời gian nhanh hoặc chậm hơn. Anh Harbisson cho biết đây mới chỉ được thử nghiệm như một loại thiết bị đeo, do việc cấy máy móc với cơ thể con người có thể tồn tại những rủi ro chưa được phát hiện.
Video đang HOT
Bộ ảnh nude đặc biệt của cô gái tật nguyền, từng bị bỏ rơi 8 tiếng trong nhà xác
Em có vẻ ngoài như một đóa hoa dù chỉ cao khoảng 1,3m, thân hình nhỏ nhắn, 2 bàn tay không bình thường, chỉ 1 ngón cử động được.
Buổi chụp ảnh nude đặc biệt
Chiều muộn cuối tháng 10, tôi khá bất ngờ khi nhận được tin nhắn của 1 cô gái, em nhờ tôi chụp bộ ảnh khỏa thân thấy rõ mặt để em công bố nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Người Khuyết Tật (03/12). Thỉnh thoảng tôi cũng hay nhận những tin nhắn như thế, nhưng đây là lần đầu tiên nó được gửi từ 1 cô gái khuyết tật...
Lúc em 3 tháng tuổi đã lên bàn mổ, rồi bị đưa vào nhà xác nằm suốt 8 tiếng đồng hồ vì bác sĩ tưởng đã chết. Từ đó em trở thành người khuyết tật do não bị thiếu oxy, gây tổn thương rất nặng đến hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh phát âm.
Em chưa từng được đến trường mà chỉ tự nỗ lực luyện tập, học viết bằng một ngón tay. Em là tấm gương sáng về nghị lực phi thường và tôi thấy những hình ảnh của em hầu hết đều nở một nụ cười lạc quan trên môi...
Câu chuyện xúc động về buổi chụp ảnh đặc biệt được nhiếp ảnh gia Thái Phiên ghi lại.
Hôm hẹn gặp em ở quán cafe, dù tôi đã mường tượng trước nhưng trong lòng vẫn bất ngờ khi trước mặt tôi là 1 cô gái có nét mặt hiền lành, tươi sáng.
Em cao khoảng 1,3m, thân hình nhỏ nhắn, 2 bàn tay không bình thường, chỉ 1 ngón cử động được. Em phát âm ú ớ không rõ tiếng, tôi phải kiên nhẫn và chăm chú lắng nghe mới hiểu được một phần nào ý của em muốn diễn đạt.
Mấy ngày sau đó, tôi cứ băn khoăn, suy nghĩ mãi mà không tìm ra "cái tứ" cho buổi chụp. Làm sao để giúp em tạo dáng trước ống kính khi em không tự đứng trên đôi chân của mình? Nhỡ trong quá trình chụp mà em sơ suất bị té ngã thì như thế nào?
Đối với tôi, việc chụp ảnh khỏa thân cho những nàng hoa khôi, hoa hậu là công việc khá thường xuyên và quá sức dễ dàng, nhưng với 1 cơ thể khuyết tật, dị dạng, đi lại từng bước khó khăn bên chiếc xe đẩy thì tìm đâu ra những đường cong huyền ảo để tôn vinh?
Nếu hướng ống kính về những vùng khiếm khuyết trên cơ thể thì sao gọi là tôn vinh? Vả lại lương tâm nghề nghiệp cũng không cho phép tôi khai thác những điều ấy...
Bộ ảnh nude của nữ nhà văn Trà My nhằm kỷ niệm Ngày Quốc tế Người Khuyết Tật (03/12).
Làm sao giải được bài toán khó này? Tôi bế tắc! Có lời khuyên tôi nên bỏ cuộc, vì ở Việt Nam ta chưa có tiền lệ này, sợ sẽ bị quy chụp là "thiếu văn hóa", "xúc phạm", "bôi nhọ" người khuyết tật, ảnh hưởng đến tên tuổi mà tôi đã dày công gầy dựng suốt 30 năm.
Nhưng nếu từ chối thì tôi lại tự thấy mình ích kỷ, hèn hạ vì chỉ biết nghĩ cho mình mà vô tình làm tổn thương em, đánh mất lòng tự tin, mất niềm hy vọng, khát khao nơi em.
"Tôi thấy mình đang hạnh phúc được là NGƯỜI BÌNH THƯỜNG"
Thế rồi một buổi trưa như đã hẹn, tôi đến phòng trọ đón em. Lúc em bước ra cổng với chiếc xe đẩy, tôi thực sự lúng túng. Tôi không biết mình nên bế em lên xe hay để em tự lên nữa.
Đến phòng chụp, trong lúc tôi chuẩn bị máy móc, đèn đóm thì em từ từ thoát y. Em ngồi mở từng khuy áo, rất chậm rãi và khó khăn bởi ngón tay cứng đờ không theo ý chủ nhân. Tôi đã chuẩn bị xong mọi việc nhưng cứ bình thản vờ như chưa xong, vì không muốn em áy náy khi thấy tôi đang chờ đợi...
Rồi buổi chụp vất vả và căng thẳng nhất trong đời tôi cũng xong với sự nỗ lực hợp tác nhiệt tình của em...
Trà My là một nữ nhà văn khuyết tật được nhiều độc gia quan tâm.
Tôi nghĩ rằng bộ ảnh nude này khá đặc biệt. Với phương Tây thì không có gì lạ nhưng với góc nhìn định kiến ở Việt Nam ta thì lại rất khắt khe, thậm chí là khắc nghiệt với thể loại ảnh khỏa thân. Hơn hết, nó còn là ảnh khỏa thân chụp rõ mặt của 1 cô gái khuyết tật.
Nét đẹp thường ngày giản dị của Trà My.
Qua bộ ảnh này, tôi cũng muốn gửi đi 1 thông điệp: "Hãy tự tin và yêu thương cơ thể của chính ta, cho dù nó khiếm khuyết".
Ai cũng muốn sinh ra được lành lặn, khỏe mạnh và được đi trên đôi chân của mình nhưng không phải ai cũng may mắn như thế. Em đã truyền cảm hứng cho tôi, để tôi thấy mình đang hạnh phúc được là NGƯỜI BÌNH THƯỜNG.
Thanh niên "chăn dắt" người ăn xin bị công an giả cưỡng đoạt tiền Mặc quân phục giả công an, Tuấn tìm những kẻ "chăn dắt" người ăn xin ở TPHCM, yêu cầu đóng từ 1,5-2 triệu đồng tiền bảo kê mỗi tháng. Ngày 25/11, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM đang tạm giữ Nguyễn Hoàng Tuấn (33 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) và Nguyễn Năng Tiến (28 tuổi, quê Thanh Hóa) để điều...