Từ ngoại về sau nghỉ lễ, nàng dâu bị đuổi ra khỏi nhà vì dám tụ tập nói xấu mẹ chồng và sự thật không ngờ
Tay xách nách mang trở về sau kỳ nghỉ lễ, Trang bị mẹ chồng mắng mỏ không ra gì rồi đuổi ra khỏi nhà.
Trang về làm dâu nhà bà Vy đã được nửa năm, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của hai người không được tốt đẹp cho lắm. Nguyên nhân là bởi bà Vy là người khó tính, khắt khe trong khi Trang còn trẻ, suy nghĩ còn chưa được chín chắn, trong cách hành xử cũng có đôi lúc bồng bột nên bà Vy đánh giá cô chưa phải là một nàng dâu tốt. Đặc biệt, Trang còn là dâu trưởng nên bà Vy kỳ vọng ở cô nhiều hơn thế.
Dẫu vậy, công bằng mà nói Trang rất ngoan, sống biết điều, chưa hề có hành động, lời nói nào hỗn láo hay không phải phép với bố mẹ chồng. Tính Trang cũng xuề xòa, không để ý nhiều, lắm khi mẹ chồng nói dù chưa biết đúng sai thế nào, cô cũng cứ dạ dạ vâng vâng vậy chứ tuyệt đối không cãi lời bà bao giờ.
Bản thân Trang tự biết mình còn thiếu sót nên cố gắng nhiều lắm. Rảnh rỗi có thời gian cô cũng ngồi tâm sự, trò chuyện với mẹ, thỉnh thoảng lại mua đồ, biếu xén quà cáp nhưng không hợp nên bà Vy cũng chẳng cởi mở, vui vẻ với con dâu hơn chút nào. Thậm chí còn xem hành động đó là thảo mai, mang vật chất ra để lấy lòng mẹ chồng. Dần dần, Trang cũng chán nên hai mẹ con cứ xa nhau, sống một nhà mà chẳng mấy khi nói chuyện.
Bà Vy “ nóng mặt” khi nghe con gái kể chuyện chị dâu lên về ngoại tụ tập nói xấu mẹ chồng lại còn đăng ảnh lên Facebook. (Ảnh minh họa)
Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa rồi, Trang xin phép mẹ chồng cho hai vợ chồng cô về ngoại chơi. Bà Vy đồng ý nhưng thái độ cũng chẳng vui vẻ gì. Đến hôm Trang về ngoại được 3 ngày thì mẹ chồng cô gọi điện hỏi bao giờ lên, thái độ rất căng thẳng. Không hiểu có chuyện gì xảy ra nhưng Trang nghĩ mình không làm gì sai nên chẳng sợ, cô vẫn ở nhà mẹ đẻ chơi đến hết nghỉ lễ thì mới về nhà chồng.
Video đang HOT
Đến hôm lên, đang tay xách nách mang cả đống đồ đạc cùng quà quê, vừa vào đến cửa, Trang đã bị mẹ chồng mắng té tát rồi kéo tay cô ra khỏi nhà. Bà còn cầm hết đồ đạc của Trang ném ra ngoài đường, miệng liên tục đuổi con dâu: “ Nhà này không có thứ con dâu mất nết như cô“.
Cả Trang và chồng đều hoảng hốt, giằng co ầm ĩ đến nỗi hàng xóm láng giềng chạy hết sang xem. Chồng Trang can mãi bà Vy mới chịu thôi, rồi anh từ từ hỏi mẹ đã có chuyện gì xảy ra. Nói giọng đầy uất ức, bà Vy bảo: “ Anh lại còn phải hỏi à? Vợ anh làm dâu nhà này chắc là khổ quá nên phải về nhà đẻ để nói xấu tôi. Đã thế còn dám đưa lên Facebook, đừng tưởng bà già này không biết nhé, cô làm trò gì tôi cũng biết cả đấy“.
Trang vừa ở quê lên thì bất ngờ bị mẹ chồng đuổi, ném hết đồ đạc ra ngoài đường. (Ảnh minh họa)
Suy nghĩ một lát Trang liền nhớ ra, hôm trước về nhà, mấy chị em trong nhà có ngồi nói chuyện với nhau. Một người chị của Trang có chụp hình mấy chị em rồi đăng lên Facebook nói đùa rằng: “ Hội chị em ngồi nói xấu mẹ chồng“. Dưới bức ảnh, mọi người lại tiếp tục bình luận bông đùa với nhau. Thực tình trong câu chuyện ấy, Trang không hề nói xấu bà Vy nửa lời, có chăng cô chỉ bảo với mọi người: “ 10 năm nhìn mẹ chồng, 10 năm nhìn nàng dâu, cứ sống cho phải đạo là được còn gia đình chồng có ghi nhận không thì tùy“.
Ấy thế mà bức ảnh ấy lại bị em chồng của Trang nhìn thấy rồi mách với mẹ, cuối cùng sự tình ra nông nỗi này. Bây giờ có giải thích thế nào thì bà Vy cũng không tin, trong mắt bà, cô con dâu trở thành kẻ tội đồ. Còn Trang, rõ là tình ngay lý gian, chỉ vì bông đùa trên mạng xã hội mà lãnh hậu quả nặng nề. Rồi tương lai cô sẽ phải sống thế nào ở nhà chồng đây?
Theo afamily.vn
Nỗi niềm sợ Tết của chị em: Cả năm hùng hục cơm nước, tết đến cũng quần quật cỗ bàn
Nhiều nàng dâu cho biết họ ngán tết tận cổ, bởi những ngày vào bếp đến sấp mặt, hết nấu cơm cúng bữa trưa, dọn dẹp rửa chén bát lại tiếp tục nấu bữa cúng cho buổi tối... Đây khổ thay lại là nỗi niềm của rất nhiều chị em ngán Tết
Cả năm hùng hục cơm nước, tết đến cũng quần quật cỗ bàn
Chị Vũ Thị Ngọc D. (quê Lâm Đồng) chia sẻ, chị rất sợ ba ngày tết vì phải "làm dâu" nhà chồng. Cả năm ở nhà riêng của hai vợ chồng tại TP.HCM, chị cũng là người thường xuyên nấu cơm cho chồng và hai con. Chỉ có ba ngày tết làm dâu thôi, chị vẫn bị ám ảnh cảnh suốt ngày trong xó bếp.
Chồng chị D là con trai cả, chị là dâu trưởng nên phải cáng đáng nhiều việc bếp núc, cơm nước cỗ bàn. Tết năm nào cũng vậy, vừa được nghỉ việc là cả nhà lại tất tả về quê, lo dọn dẹp nhà cửa, sắm sanh, nấu đồ cúng, đón đưa ông bà.
Tết nhất cả nhà đông vui, con cháu tề tựu gần 30 người. Đó hẳn là phúc phần đông con đông cháu nhưng là nỗi ám ảnh cho những nàng dâu quán xuyến việc nhà như chị D.
Vừa nấu đồ ăn sáng cho cả nhà xong là bắt tay vào làm các món đồ cho bữa cúng buổi trưa. Mọi người ăn uống xong, lại dọn dẹp và rửa chén dĩa, chưa kịp ngả lưng nghỉ ngơi xíu thì đã đến giờ chuẩn bị cho các món để cúng bữa chiều...
Hết ba ngày Tết, vê lại nhà mình là chị nằm lăn ra ngủ bù mệt lả. Cái tết cũng kết thúc trong nỗi mệt mỏi, chán chường.
Chị Phạm Thị Tú H. (Q. 7, TP.HCM) cũng thường than thở với bè bạn rằng chị ngán nhất ngày đầu năm mới vì phải về nhà chồng ăn tết. Nấu nướng đãi khách, đón con cháu đến mừng tuổi, không khi nào là được ngơi việc, những công việc không tên không tuổi lo cơm nước, dọn mâm bưng cỗ
Gia đình chồng chị H là người Bắc mâm cơm cúng cũng cầu kì. Mâm cơm phải đủ món canh, cơm, chiên, xào, kho mặn...
"Nhiều lúc ăn xong, mọi người đi nghỉ trưa, mỗi mình đứng rửa chén dưới bếp mắt, cũng díu lại. Mà quan niệm của mẹ chồng là ngày Tết phải ăn dư dả, mâm cao cỗ đầy thì cả năm mới may mắn nên mình có được nghỉ ngơi đâu. Chỉ mong đến mùng 4, để được "thoát ra", cả nhà của mình đi du lịch, các con thì chơi, mình tranh thủ nằm ngủ bù" - chị H tâm sự.
Tết là đoàn viên, là vui vẻ nhưng với nhiều người thì Tết thật sự kém vui bởi đó còn là nhiệm vụ, nghĩa vụ nặng nề. Kì nghỉ dài ngày cho tết là để người ta nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động nhưng với các chị em phải làm dâu đảm thì như một kì lao động hành xác.
Nếu mà mỗi người một tay chia sẻ thì có phải đỡ ám ảnh hay không? Tết đâu còn vui vầy trọn vẹn nếu người thì vui, người lại mệt mỏi dọn dẹp, nấu nướng. Ý nghĩa thực sự của Tết, của đoàn viên hẳn phải là sự sẻ chia trọn vẹn để chị em bớt khổ!
Theo emdep.vn
Ngay sau lễ đính hôn, người yêu quyết tâm nói ra bí mật xấu hổ bấy lâu của anh khiến tôi kinh ngạc đến sững sờ Tôi không biết có nên tiếp tục đám cưới hay dừng lại? Và nếu dừng thì lấy lý do là gì? Tôi là một người khó tính, ương bướng. Vì thế đến 30 tuổi tôi mới có người yêu. Chúng tôi quen nhau qua mai mối của một người bà con. Anh lớn hơn tôi 4 tuổi, là giảng viên đại học. Lần...