Từ nghĩa địa thành một điểm đến của ‘tín đồ’ mê du lịch khám phá
Trước đây, người dân Tri Tôn chỉ lên đồi Tà Pạ vào dịp thanh minh vì đó là một nghĩa địa rộng lớn. Còn người Khmer thường xuyên đến Tà Pạ vì trên đỉnh thấp của ngọn đồi có một ngôi chùa Nam Tông cổ kính. Tuy nhiên, những năm gần đây, Tà Pạ nổi lên như một điểm đến của “tín đồ” du lịch khám phá.
Những người mê du lịch khám phá, nhất là rong ruổi bằng xe gắn máy, khi đến An Giang, không thể bỏ qua điểm: hồ trên núi Tà Pạ vùng Tri Tôn. Hồ trên núi là “hậu quả” của việc khai thác đá nhưng vô tình tạo nên điểm đến thú vị, thu hút du khách.
Hồ nước trong xanh trên đỉnh đồi Tà Pạ
Điểm đến của tín đồ mê du lịch khám phá
Tại trung tâm huyện Tri Tôn, cách rừng Trà Sư hơn 20km, bạn hỏi đường tơí Chun Num, một ngôi chùa cổ kính được xây dựng theo lôí kiến trúc của ngươì Khmer xưa. Từ cổng chùa đi khoảng 200m tơí một ngã ba, bạn rẽ phải chừng 200m nữa là sẽ lên tơí đỉnh đồi Tà Pạ.
Lên tới đỉnh đồi thu vào tầm mắt của bạn là một hồ nước xanh trong phẳng lặng đang nằm ẩn mình bên sườn núi. Ở giũa hồ lớn là những tảng đá nhấp nhô, mang trên mình những bụi cây xanh rờn. Mặt hồ phẳng lặng như gương soi bóng núi non, cây bụi tạo nên một khung mờ ảo tưạ như một bức tranh thủy mặc đầy màu sắc.
Trước đây, người dân Tri Tôn chỉ lên đồi Tà Pạ vào dịp thanh minh vì đó là một nghĩa địa rộng lớn. Còn người Khmer thường xuyên đến Tà Pạ vì trên đỉnh thấp của ngọn đồi có một ngôi chùa Nam Tông cổ kính. Tuy nhiên, những năm gần đây, Tà Pạ nổi lên như một điểm đến của “tín đồ” du lịch khám phá. Khi công trường khai thác đá trên núi ngưng hoạt động đã để lại những dấu vết tạo thành hồ nước. Vách núi bị cắt nham nhở tạo thành những dãy núi trông như một bức tranh thủy mặc rộng lớn giữa thiên nhiên mênh mông.
Nước hồ ở mỗi khúc lại có màu sắc khác nhau. Có khúc màu xanh lục, có khúc màu xanh lơ, khúc màu ngọc bích, khúc màu vàng, màu cam
Ban đầu, hồ do học sinh, thanh niên ở địa phương phát hiện và lên tắm. Sau đó, ngày càng nhiều người biết và đi bộ lên đồi tập thể dục. Tiếng lành đồn xa, hồ trên núi ở An Giang thu hút giới nhiếp ảnh, hấp dẫn du khách và trở thành một trong điểm đến của Tri Tôn.
Video đang HOT
Ở An Giang, có một số hồ do khai thác đá tạo thành, chủ yếu tập trung ở hai huyện Thoại Sơn và Tri Tôn. Nhưng đặc sắc nhất là hồ Tà Pạ. Công trình khai thác đá hiện đã ngừng hoạt động. Phần sâu nhất của công trình tạo thành một hồ nước rộng với những hốc đá. Hồ được bao bọc bởi các vách đá, nước trong xanh, nhìn tận đáy. Những nơi quá sâu, nước hồ có màu xanh thẫm. Nước trong hồ trong tơí mức bạn có thể nhìn thấy rõ những chú cá đang bơi lôị tung tăng dưới đáy.
Một điều rất lạ là màu nước hồ thay đổi tùy thời tiết và độ nông sâu. Khi trời trong xanh, nước hồ có màu xanh ngọc bích, phẳng lì như mặt gương. Những chỗ cạn hơn thì có màu xanh nhạt; lại có chỗ màu kem, màu cam sẫm và màu vàng. Đó là do những mảng đá bên dưới tạo nên. Đá ở đáy màu gì thì nước có màu ấy nên hồ như một bức tranh đầy màu sắc. Đây cũng là nét độc đáo của hồ Tà Pạ.
Ruộng bậc thang duy nhất của miền Tây
Có thể nói, khi khai thác đá, con người đã lấy đi của ngọn đồi này một mảng màu xanh vốn có và để lại những “vết thương”. Nhưng chính những “vết thương” ấy đã làm nên một vẻ đẹp khác của ngọn đồi. Nếu trước đây, du khách lên đồi để chụp đồng lúa, được xem là ruộng bậc thang duy nhất của miền Tây, hay vãn cảnh ngôi chùa cổ kính thì bây giờ, du khách dừng lại ngọn đồi lâu hơn chỉ vì mặt hồ quyến rũ. Đứng ở những vị trí khác nhau, khách lại cảm nhận một vẻ đẹp khác của hồ.
Những thảm lúa xanh nằm dưới bóng những cây thốt nốt cao vút tạo ra một bức tranh đồng quê riêng biệt mà chỉ vùng đất nơi đây mới có
Bên trên là những rặng cây xanh um vững chãi bám vào đá núi. Sắc màu của đá, của cây và của màu trời kết hợp hài hòa, đầy quyến rũ.
Từ trên cao nhìn xuống hay từ bên dưới nhìn lên, hồ Tà Pạ như một bức tranh thủy mặc in bóng núi lung linh. Trời càng xanh trong, mặt hồ càng rõ những bóng núi, rặng cây, nhìn rõ những đàn cá tung tăng trong hồ.
Hồ trên núi càng thêm quyến rũ bởi đứng bên hồ có thể nhìn thấy những ô ruộng bậc thang. Những thảm lúa xanh nằm dưới bóng những cây thốt nốt cao vút tạo ra một bức tranh đồng quê riêng biệt mà chỉ vùng đất nơi đây mơí có. Những bờ đê chia nhỏ những thửa ruộng trên cánh đồng nằm giữa Tà Pạ và núi Cô Tô lại tiếp tục tạo ra những mảng màu khác đầy thi vị.
Cánh đồng Tà Pạ
Có lẽ, chưa có chỗ nào như đồi Tà Pạ. Từ một góc nhìn, có thể khám phá những mảng màu khác nhau. Quay một góc 180 độ từ hồ Tà Pạ sang thung lũng, những mảng màu lại khác, không gian lại khác.
Hồ Tà Pạ càng thêm đặc sắc và mang nét hoang sơ quyến rũ khi chưa được đưa vào khai thác du lịch một cách triệt để như nhiều điểm đến khác.
Theo báo đất việt
Nhà ngoại cảm 'tìm thấy' kho báu 1.000 tấn vàng
Vào khoảng đầu tháng 10, ông Mai Văn Bé (73 tuổi, ngụ ấp Tô Phước, xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) liên hệ UBND xã về việc nhờ nhà ngoại cảm tìm hài cốt người thân trên địa bàn.
"Chúng tôi đã trao đổi, yêu cầu ông cho biết địa điểm và thời gian, chúng tôi sẽ cử lực lượng hỗ trợ. Tuy nhiên, ông không thông tin mà bỏ về", Chủ tịch UBND xã Cô Tô Đặng Quốc Tuấn bắt đầu câu chuyện.
Ngày 14/10, quần chúng báo tin đến UBND xã, tại ấp Tô An, có một đoàn khách lạ khoảng 20 người, đi ô tô 29 chỗ đến cúng kiến, có biểu hiện nghi vấn. Ngay lập tức, công an xã đến mời các cá nhân có liên quan về làm việc.
Những đồ vật tìm thấy tại hiện trường.
Tại đây, bà Phan Lê Yến (sinh năm 1950, ngụ phường 8, quận 3, TP.HCM) cho biết:"Chúng tôi đến xã Cô Tô với mục đích du lịch và tìm hài cốt của một người họ hàng tên P.L.T, sinh năm 1920, đã từng tham gia kháng chiến tại chiến trường miền Nam những năm 1940.
Chúng tôi thắp hương, bày đồ cúng theo tâm linh, hy vọng sẽ sớm tìm thấy hài cốt. Tuy nhiên, chúng tôi chưa đào bới trên phần đất, mà lại tiếp tục trở ra quán cà phê ngồi. Ít phút sau, đoàn bị công an xã Cô Tô mời về làm việc. Tôi thừa nhận chúng tôi không có giấy phép tìm kiếm hài cốt, cũng chưa trình báo với chính quyền địa phương là vi phạm. Tôi xin cam kết, chỉ thực hiện tìm kiếm hài cốt khi đã được phép".
Theo công an xã, trong quá trình điều tra, bà Yến hoàn toàn không khai báo gì thêm, nên địa phương mời các đối tượng ra khỏi địa phương. Tuy nhiên, lực lượng đã cho mời ông Chau Thi (sinh năm 1950, chủ phần đất được cho là có hài cốt) đến để điều tra làm rõ.
Sau một thời gian đấu tranh, ông Chau Thi thừa nhận, bà Yến đã thương lượng với ông trong việc khai quật tìm vàng chứ không phải tìm hài cốt như bà đã khai. Nhưng để qua mắt lực lượng chức năng, đoàn của bà Yến không trực tiếp đào bới, mà giao cho một mình ông tiến hành. Trong thời gian đoàn của bà Yến ngồi tại quán cà phê, ông đào được một lớp đất thì lực lượng Công an xã đến hiện trường.
"Khoảng tháng 5/2013, ông Bùi Văn Việt (sinh năm 1953, ngụ Hà Nội) nhận định, phần diện tích đất 1.000m2 của gia đình tôi có khoảng... 1.000 tấn vàng, một hũ kim cương, bởi 4.800 năm trước đây nơi này là đền vua. Họ yêu cầu tôi đào xuống chiều sâu mặt đất 3,8 m, nơi kho báu được cất giấu".
Vụ việc đã gây xôn xao trong dư luận, bản thân ông Chau Thi cũng nhận thấy hành vi của mình là sai, ông đã làm đơn xin hiến toàn bộ diện tích đất nói trên cho nhà nước, trong trường hợp khai quật được số tài sản trên.
Địa điểm ông Chau Thi đào bới tìm vàng.
Trưởng Công an xã Cô Tô, ông Nguyễn Văn Ngoan, cho biết tại hiện trường đang đào bới dở dang, lực lượng cũng phát hiện nhiều vật dụng lạ, không rõ là gì.
Chủ tịch UBND xã Cô Tô Đặng Quốc Tuấn thông tin thêm: "Sau khi xử lý các đối tượng khai quật trái phép, có người tên Mai Văn Bé liên hệ trực tiếp với tôi và cho biết trên phần đất có 500 tấn vàng, nhưng không tiện trình báo. Nếu chính quyền địa phương "hợp tác", đồng ý cho tìm vàng thì đoàn sẽ trích ra 50% tài sản để nộp vào ngân sách Nhà nước.
Theo nhận định của chúng tôi, tin đồn tại khu vực trên có kho báu quý hiếm đã được truyền miệng từ nhiều năm nay, nhưng không ai biết rõ thực hư câu chuyện. Nếu thật sự có số tài sản trên, chúng tôi cũng không thể chấp nhận yêu cầu "hợp tác" với ông Bé và đoàn tìm vàng, vì đấy là tài sản quốc gia, cần có sự can thiệp, xử lý của các ngành chức năng. Trước mắt, Công an xã đã báo cáo về Công an huyện xin ý kiến xử lý vụ việc.
Chúng tôi cũng chỉ đạo lực lượng Công an theo dõi 24/24 khu vực trên, đề phòng tin đồn lan rộng và các đối tượng trên quay trở lại đào bới vào ban đêm. Tuy nhiên, rất mong các cơ quan chức năng có bước khảo sát, tìm hiểu tại khu vực, góp phần làm sáng tỏ tin đồn: Có hay không những bí ẩn dưới lòng đất?".
Theo An Giang online
Cô bé ngủ bên xác cha 12 ngày giữa cánh đồng xác chết Đến ngày thứ 11, không còn đủ sức lết ra mương uống nước nữa, bé Sương nằm bên xác cha rồi thiếp đi. Xương đồng bào Ba Chúc được gom từ cánh đồng. Ảnh tư liệu Trong số 800 người núp trong chùa Tam Bửu (Tri Tôn, An Giang) bị bọn Pol Pot đem ra cánh đồng hành quyết, chỉ có 2 người...