Từ ngày có em dâu, tôi không muốn về ngoại ăn tết
2 năm trở lại đây, tôi không còn “đấu tranh” để về ngoại ăn tết nữa.
Đọc bài viết Hay năm nay mình thử không về quê ăn tết? trên Phụ Nữ Online, tôi rất tâm đắc với phương án của người chồng.
Trước đây, cứ gần tết, vợ chồng tôi lại “tranh cãi” về chuyện đón tết ở nội hay ngoại. Tất nhiên tôi luôn muốn về nhà ngoại với lý do “đã ở nhà chồng cả năm rồi, mấy ngày tết phải về với cha mẹ”. Chồng tôi thì muốn vợ chồng con cái ở nhà nội, hoặc luân phiên mỗi năm đón tết một nơi cho cha mẹ đôi bên vui vẻ.
Cha mẹ chồng tôi dễ tính nên việc này chủ yếu do vợ chồng tôi quyết định, ông bà không ý kiến. Năm nay, chẳng thấy tôi khơi mào chuyện “đón tết ở đâu” chồng lại hỏi: “Thế em có tính về ngoại ăn tết không?”. Tôi thủng thẳng: “Năm nay ăn tết nhà mình”, chồng tôi kinh ngạc.
Trước đây, mỗi lần tết đến, vợ chồng tôi lại hục hặc nhau chuyện ăn tết nhà nội hay ngoại (Ảnh minh họa)
Tôi nói với anh, sau gần 10 năm lấy chồng cách xa nhà 500 km, tôi đã dần gắn bó với nhà chồng và quê chồng nên cũng thích đón tết tại nơi mình sống.
Thêm một lý do nữa, từ ngày em trai lập gia đình và sống chung cùng cha mẹ, tôi không muốn về nhà nữa. Tôi thấy mình làm phiền vợ chồng em trai, các em sẽ phải vất vả lo sắp xếp chỗ ngủ, ăn uống cho gia đình tôi.
Năm đầu tiên em trai mới cưới, chưa có con thì mọi chuyện bình thường nhưng những năm tiếp theo, khi các cháu ra đời, nhà cửa trở nên chật chội. Những đứa trẻ nghịch ngợm, chành chọe nhau, khiến nhà cửa lúc nào cũng ồn ào.
Có năm, gần đến giao thừa, con tôi tranh nhau quả bóng bay với cháu trai. Bóng bị bể, hai đứa khóc om sòm khiến cha tôi lắc đầu. Mẹ tôi vừa dỗ cháu vừa than thở: “Nín đi, đầu năm mà khóc lóc, người ta kiêng”. Chồng tôi không nói ra, nhưng tôi biết anh không thoải mái. Còn 2 đứa con, lúc lên xe trở về thành phố, chúng thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng.
Video đang HOT
Tôi còn áy náy với em dâu, vì em không tết nào được về nhà ngoại. Em sợ không ai lo chuyện nhà cửa ăn uống cho chúng tôi và cha mẹ chồng không hài lòng. Vợ chồng em phải nhường phòng ngủ cho con tôi, từ sáng đến tối tất bật lo chuyện ăn uống cho cả nhà.
Suốt thời gian về quê đón tết, chúng tôi chỉ đi thăm vài nhà họ hàng. Chồng tôi cả buổi ngồi lướt điện thoại còn 2 con sốt ruột khi thấy bạn bè cùng lớp đi chơi trong khi mình “kẹt” ở quê.
Tôi không còn “đấu tranh” để về ngoại ăn tết nữa khi nhận ra nhiều điều… (Ảnh minh họa)
2 năm trở lại đây, tôi không “đấu tranh” để về ngoại ăn tết nữa. Thay vào đó, trong năm vài lần vợ chồng tôi đưa các con về chơi kết hợp du lịch tại một tỉnh gần quê để thăm cha mẹ.
Tôi thấy tết vui và đỡ vất vả hơn khi không phải lo chuyện tàu xe đi lại. Các con ngày càng lớn, có bạn bè và niềm vui riêng, không thể ép chúng theo ý mình. Đặc biệt, vợ chồng tôi không còn căng thẳng tranh luận việc đón tết nội hay ngoại nữa.
Và quan trọng nhất, vợ chồng em trai sẽ có một cái tết nhẹ nhàng, khi không phải lo lắng đón tiếp gia đình tôi.
Ăn tết ở đâu có chồng có vợ là vui
Cứ đến tết, gia đình chị lại thu xếp cho 2 cuộc hồi hương trọng đại nhất năm: chồng một nơi, vợ con một ngả.
Anh Minh Thanh (quê Quảng Nam) kết hôn với chị Thu Ánh (quê ở Cà Mau) và sinh sống tại TPHCM. Từ lúc sắp cưới, chị đã giao ước với chồng: "Tết anh cứ về quê anh, em về quê em, mình không thể thay phiên về từng nhà, vì ba má già rồi, mình bỏ lỡ năm nào cũng là đáng tội".
Năm đầu tiên, vì mới cưới, Ánh lại có bầu, chồng chị muốn ăn tết với gia đình nhỏ của mình nên cũng... xách va li về miền Tây ăn tết. Năm thứ hai, đứa con đầu chưa tròn tuổi, anh không muốn xa con, nên đành đi theo ăn tết quê vợ.
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock
Tất nhiên, điều tiếng ở quê anh thỉnh thoảng vẫn... bay vào TPHCM. Có người trách anh "lấy vợ là đi mất hút", trách chị "không thèm về quê chồng ăn tết". Nhưng chuyện này chị Ánh và chồng đã trình bày với ba mẹ đôi bên từ ngày mới cưới. Chị bày tỏ quan điểm: cha mẹ nào cũng mong gặp con vào ngày tết, nhà chồng hay nhà vợ thì cũng là nhà mình, nhưng 2 nhà quá xa nhau nên vợ chồng chia đôi, nhà ai nấy về.
Vậy là, cứ đến tết, gia đình chị lại thu xếp cho 2 cuộc hồi hương trọng đại nhất năm: chồng một nơi, vợ con một ngả.
Tưởng chuyện êm thấm vậy suốt 8 năm qua. Nhưng không, từ năm 3 tuổi, bé Mì con gái anh chị đã đòi "ba đi cùng con". Suốt 5 ngày tết ở Cà Mau, chị vật lộn với đứa trẻ nằng nặc đòi ba. Tết năm ấy chị chẳng thảnh thơi chăm sóc nhà cửa hay phụ giúp mẹ già. Ngược lại, mẹ phải phụ chị chăm con.
Sau năm đó, anh đề nghị thay đổi kế hoạch ăn tết. Anh đưa 2 phương án, 1 là thay phiên về từng nhà, 2 là ăn tết tại chính ngôi nhà nhỏ của mình ở TPHCM. Tất nhiên, Ánh không chịu. Vẫn lý lẽ cũ, chị nói: "Ba má ngoài 70 tuổi hết rồi, sống nay chết mai, em không muốn mình vắng mặt trong cái tết có thể là cuối cùng của ba má!".
Không thể "cưỡng chế" vợ, anh đành xuôi, nhưng lòng anh đã khác. Cứ nói đến tết, anh lại thấy... mệt. Anh bắt đầu bực khi nhìn chị sắm sửa cho cuộc về quê ngoại, dù chị vẫn không hề thiếu sót quà cáp với gia đình bên chồng. Năm nay, thấy chị tất tả gọi đầu này đầu kia để mua cho bằng được loại bò khô mà ba chị thích nhất, anh nói: "Tưởng sự có mặt của con gái là nhất rồi, sao phải nặng nề quà cáp chi!".
Câu nói ấy cay nghiệt so với tính cách ngày thường của anh. Chị sốc. Chị cho rằng anh đang xúc phạm chị, xúc phạm ba chị. Chị nói anh đã thay đổi, anh có những tâm tư đầy chia rẽ nên mới suy nghĩ nặng nề đến vậy.
Trước nay, chị mặc kệ mọi gièm pha, góp ý của mọi người vì có anh đồng lòng. Nhưng khi anh có bày tỏ tiêu cực, chị bắt đầu hoang mang. Mà niềm hoang mang cũng lẩn khuất đâu đó sau một nỗi ấm ức về sự thay đổi của anh.
Chị bấm điện thoại, định gọi cho má. Nhưng má trước nay vẫn xúi chị "về quê chồng ăn tết", lần này kể ra thể nào má cũng nói: "Con Ánh thấy chưa, má đã nói rồi..." và má sẽ bênh con rể.
Chị bỏ ý định, chuyển sang gọi điện cho chị gái. Nghe chuyện, chị gái nói: "Vậy là Thanh có ấm ức rồi, Ánh ơi!".
Nghe vậy, chị Ánh dịu xuống và mở lòng lắng nghe. Theo người chị gái, dù Ánh lý lẽ thế nào thì đó cũng chỉ là ý muốn của Ánh. Ánh muốn, rồi nghĩ rằng điều đó cũng cần cho cả Thanh, cho cả ba má. Trong khi, chưa chắc mọi người đã thoải mái với cách làm đó. Bằng chứng là năm nào má chị cũng hỏi "thằng rể má đâu, sao mày cứ đi một mình", rồi má xúi Ánh về quê chồng. Đó là vì má muốn vợ chồng Ánh sum họp, con cái được có ba có mẹ trong ngày tết.
Như vậy, dù không thấy Ánh, má cũng sẽ an lòng vì biết gia đình Ánh đang bên nhau và Ánh đang về quê chồng ăn một cái tết đầm ấm.
Ảnh mang tính minh họa - Trần Thế Phong
Chị gái Ánh nói: "Ăn tết ở đâu cũng được, không có đúng sai ở chuyện này, nhưng đúng sai nằm ở chỗ ta làm điều đó dựa vào cái gì, đó là ý muốn của ai, và ta cân đối giữa các ý muốn như thế nào. Có vẻ như cách Ánh đang làm không phải ý muốn của Thanh đâu".
Chị Ánh vỡ lẽ. Chuyện phân chia của chị tưởng là thông minh nhưng nó không phù hợp với tâm tư của người thân.
Nghĩ lại, có thể nhà chồng cũng phiền muộn khi 8 năm trời không một lần gặp con dâu vào ngày tết, chỉ là mọi người không đủ lý lẽ để đối đáp với Ánh.
Nghĩ vậy, Ánh đổi kế hoạch. Năm nay, Ánh sẽ lần đầu đưa bé Mì về nội ăn tết.
Chồng nói hết tiền, nhưng lén sắm tết cho bên nội Ngọc chợt hiểu, chồng cô đã lập quỹ đen để "tuồn" về nhà nội. Cô muốn ôm con về nhà ngoại ăn tết, bỏ mặc tất cả... Chồng thường xuyên than hết tiền, nhưng thực tế thì... (ảnh minh họa) Gần tết, chị dâu bên chồng gọi điện lên hỏi nhà Ngọc bao giờ về quê. Tiện câu chuyện, chị dâu bảo: "Lát...