Từ ngày 9/6, Hà Nội sẽ xét cấp ’sổ đỏ’ cho tổ chức đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính
Từ 9/6/2022, thành phố Hà Nội sẽ áp dụng Quyết định số 23/2022/QĐ-UBND về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 và bãi bỏ Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.
Theo Quyết định mới này, UBND thành phố Hà Nội sửa đổi Điều 10 về trình tự, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (thường gọi là sổ đỏ hoặc sổ hồng) cho tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở.
Cụ thể, khi các tổ chức mua nhà ở, diện tích sàn kinh doanh thương mại tại những dự án phát triển nhà ở đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư thì không quá 30 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội căn cứ kết quả kiểm tra, thẩm định dự án (quy định tại Khoản 1 Điều 15 Quyết định số 12/2017 ngày 31/3/2017), hợp đồng mua bán nhà ở, diện tích sàn kinh doanh thương mại để xét cấp “sổ đỏ” cho tổ chức.
Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 11 (hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho trường hợp nhận chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm).
Hồ sơ tổ chức nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường gồm: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (bản chính); hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê theo quy định (bản chính); giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bản chính).
Đối với trường hợp chuyển nhượng tài sản gắn liền với một phần thửa đất thuê, ngoài những giấy tờ trên, tổ chức phải nộp thêm Trích đo địa chính thửa đất do Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân đo đạc lập, được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thẩm định hoặc bản trích lục thửa đất mới tách theo kết quả đo đạc địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai lập (bản chính); việc tách thửa theo quy định tại Điều 75 Nghị định số 43/2014 của Chính phủ.
Theo quy định, không quá 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có trách nhiệm thẩm định trình UBND thành phố Hà Nội quyết định thu hồi đất của bên chuyển nhượng, cho đơn vị nhận chuyển nhượng thuê đất để sử dụng cùng công trình đã xây dựng trong thời hạn thuê đất còn lại. Sau khi UBND thành phố quyết định, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện các thủ tục liên quan đến hợp đồng thuê đất.
Video đang HOT
Trong thời gian 10 ngày làm việc, sau khi người sử dụng đất thực hiện xong các nghĩa vụ quy định tại quyết định cho thuê đất của UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường ký giấy chứng nhận và thông báo cho tổ chức sử dụng đất; thực hiện việc chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Đối với trường hợp có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, thời gian giải quyết không quá 15 ngày làm việc.
Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội cũng vừa có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã, chủ đầu tư dự án có nhà ở xã hội, hướng dẫn việc bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách.
Về nguyên tắc bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được giải quyết hỗ trợ một lần. Người thuê không được cho thuê lại hoặc chuyển nhượng dưới mọi hình thức trong thời gian thuê nhà theo hợp đồng đã ký.
Theo đó, đối tượng thuê, thuê mua, mua gồm: người có công với cách mạng, người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp; công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an, quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở. Người thu nhập thấp, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an, quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập.
Điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ gồm: chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình; chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc đang sở hữu nhà nhưng diện tích bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức tối thiểu do Chính phủ quy định; phải có đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú từ 1 năm trở lên tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội.
Đáng lưu ý, người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp, chuyển nhượng nhà ở trong thời gian tối thiểu 5 năm và chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Nếu chưa đủ 5 năm, bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại thì chỉ được bán cho chủ đầu tư hoặc đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán.
Nguyên tắc xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua, trường hợp tổng số hồ sơ đăng ký (hợp lệ) bằng hoặc ít hơn tổng số căn hộ do chủ đầu tư công bố thì việc lựa chọn căn hộ thực hiện theo hình thức thỏa thuận giữa chủ đầu tư và khách hàng. Trường hợp tổng số hồ sơ đăng ký nhiều hơn, việc xét duyệt, lựa chọn đối tượng thực hiện theo hình thức bốc thăm (do chủ đầu tư tổ chức, đại diện Sở Xây dựng giám sát). Riêng người có công với cách mạng, người khuyết tật được ưu tiên mua, thuê, thuê mua mà không phải bốc thăm với tỷ lệ nhất định.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng Hà Nội cũng hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, giá bán, cho thuê, cho thuê mua; hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về; giám sát đối tượng sau khi được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Long An chỉ đạo khẩn ngăn ngừa tình trạng sốt đất ảo, dự án "ma"
Tỉnh Long An sẽ không xem xét, giải quyết những trường hợp hiến đất làm đường để thực hiện mục đích tách thửa.
UBND tỉnh Long An chỉ đạo các địa phương không xem xét giải quyết những trường hợp hiến đất làm đường để thực hiện mục đích tách thửa trái quy định (Ảnh: Xuân Hinh).
UBND tỉnh Long An vừa có văn bản khẩn về việc chấn chỉnh, tăng cường việc quản lý đất đai trên địa bàn sau khi có nhiều trường hợp người dân từ các địa phương khác đến nhận chuyển nhượng đất trồng lúa không đảm bảo điều kiện theo quy định; nhiều người đứng tên đồng sử dụng tự ý tách thửa không thông qua cơ quan chức năng.
Cùng với đó, địa bàn cũng xảy ra tình trạng nhiều trường hợp tự ý san lấp mặt bằng và thay đổi mục đích sử dụng đất để phân lô, bán nền không đúng quy định; người dân hiến đất làm đường để hình thành khu dân cư tự phát nhằm gây tình trạng "sốt đất ảo", tăng giá đất bất thường.
Địa phương này nhận định, tình trạng trên gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước, nhất là công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất, làm ảnh hưởng quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
UBND tỉnh Long An chỉ đạo các địa phương tạm dừng tiếp nhận và giải quyết thủ tục đất đai đối với các dự án: ĐT 830E, ĐT 827E, ĐT 823D; dự án giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch cặp đường tỉnh 826D và dự án giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để bố trí tái định cư đường tỉnh 830E, kể cả tạo quỹ đất 2 bên đường.
Long An sẽ không xem xét giải quyết những trường hợp hiến đất làm đường để thực hiện mục đích tách thửa đất không phù hợp với quy định.
Nhiều khu vực đất nông nghiệp sau khi chuyển mục đích để thành lập dự án bất động sản rồi bỏ hoang (Ảnh: Xuân Hinh).
Trong văn bản mới ban hành, tỉnh Long An cho hay sẽ tạm ngừng thực hiện thủ tục đất đai, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đồng sử dụng - đối với trường hợp đồng sử dụng mà các cá nhân đồng sử dụng không có mối quan hệ vợ, chồng, cha, mẹ, con, ông, bà, cháu hoặc anh, chị, em theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình và diện tích bình quân đầu người không đảm bảo đủ diện tích tối thiểu được phép tách thửa, để chờ xin ý kiến của cơ quan Trung ương.
Chủ tịch UBND tỉnh Long An yêu cầu các địa phương, sở ngành liên quan thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm tình trạng san lấp mặt bằng tự phát để xảy ra tình trạng phân lô, bán nền không đúng quy định của pháp luật.
Sở Tư pháp được yêu cầu tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực các hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất phải đảm bảo đúng quy định, thẩm tra chặt chẽ đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước.
Ghi nhận của PV Dân trí, tình trạng sốt đất nông nghiệp ở Long An diễn ra khoảng 3 năm nay, tập trung ở các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc. Ba năm qua, giá đất nông nghiệp tăng từ khoảng 700.000 đồng/m2 lên 3-4 triệu đồng/m2. Một số khu vực ở huyện tăng lên mức 6-7 triệu đồng/m2. Sau khi làm thủ tục chuyển lên đất thổ cư, đất được giao dịch ở mức 15-30 triệu đồng/m2.
Những năm qua, nhiều khu vực ruộng lúa được chuyển lên đất thổ cư rồi bỏ hoang gây lãng phí và bức xúc trong dư luận. Dù UBND tỉnh Long An đã nhiều lần chỉ đạo chấn chỉnh tự ý phân lô, tách thửa không đúng quy định nhưng tình trạng này ngày càng nở rộ và với nhiều hình thức tinh vi hơn.
Thêm 1,28 tỷ USD vốn FDI được 'rót' vào TP Hồ Chí Minh Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh, trong 4 tháng đầu năm 2022, tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, TP Hồ Chí Minh thu...