Từ ngày 1/7, sa thải người lao động trái pháp luật có thể bị phạt tù
Sa thải người lao động trái pháp luật có bị xử lý hình sự? Quy định mới khi sa thải lao động trái luật của Bộ luật hình sự 2015.
Bộ luật lao động 2012 quy định như sau về hình thức xử lý kỷ luật sa thải:
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây: Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động; Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này; Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động 2012, không phải trường hợp nào người sử dụng lao động cũng có quyền áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động. Hậu quả pháp lý của việc sa thải trái quy định pháp luật được Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất:
Người sử dụng lao động phải khôi phục quyền và lợi ích của người lao động bị vi phạm do quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động.
Ngoài những nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định tại khoản 1,2,3,4 điều 42 Bộ luật lao động 2012 thì theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 (sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2016) người sử dụng lao động còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như lợi dụng động cơ cá nhân khác mà thực hiện hiện hành vi sa thải trái pháp luật đối với người lao động làm cho người lao động hoặc gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, hoặc dẫn đến đình công.
Từ ngày 1/7, sa thải người lao động trái pháp luật có thể ngồi tù
Theo đó, Điều 162 của Bộ Luật Hình sự năm 2015 có quy định: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, cụ thể:
Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức; Sa thải trái pháp luật đối với người lao động; Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc.
Ngoài ra, người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm, cụ thể:
Đối với 02 người trở lên; Đối với phụ nữ mà biết là có thai; Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.
Ngoài hình phạt trên, Luật còn có chế tài bổ sung là người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Video đang HOT
HUY HUY
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Những tình huống vụ phạm nhân thụ án trong trại giam, chết tại nhà
Hiện các cơ quan CA Tỉnh Hải Dương vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về việc vì sao phạm nhân thụ án trong trại giam, chết tại nhà.
Đang trong thời gian thụ án, phạm nhân Nguyễn Văn Định (41 tuổi, trú tại 14/156 Điện Biên Phủ, phường Cẩm Thượng, TP Hải Dương) đã treo cổ chết tại nhà riêng.
Về vụ việc phạm nhân thụ án trong trại giam chết tại nhà, thượng tá Lê Văn Lượng, Phó trưởng Công an TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương) đã xác nhận với báo chí, anh Định tự vẫn tại nhà riêng bằng cách treo cổ vào rạng sáng 14/3. Điều đặc biệt, vào thời điểm xảy ra vụ việc, anh Định vẫn đang là phạm nhân thi hành án tại Trại tạm giam Kim Chi (tỉnh Hải Dương).
Trại tạm giam Kim Chi (Hải Dương), nơi được cho là nơi thụ án của "phạm nhân tự tử tại nhà" (Ảnh NLĐ)
Để giúp bạn đọc có thể mường tượng được rõ ràng những tình huống pháp lý và những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư Tp Hà Nội) về vấn đề này.
Thưa luật sư, cộng đồng đang xôn xao về việc xảy ra tại Hải Dương, phạm nhân đang thụ án chết treo cổ tại nhà, luật sư có ý kiến gì về vụ việc này?
Luật sư Đặng Văn Cường: Phạm nhân đang thụ án (đang chấp hành hình phạt tù) mà lại phát hiện chết treo cổ ở nhà riêng thì có thể xác định đây là vụ việc trốn khỏi nơi giam giữ và dấu hiệu của hành vi tự tử. Theo quy định của Luật thi hành án hình sự Việt Nam hiện hành thì chỉ quy định tù giam tại các cơ sở giam giữ (trại giam) chứ không có hình thức "tù tại gia" như một số quốc gia khác.
Hơn nữa, trong thời gian chấp hành hình phạt tù thì phạm nhân phải cách ly với đời sống xã hội, không được về nhà. Việc phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù, chưa hết thời hạn, chưa được đặc xá... mà lại có mặt ở nhà riêng là câu chuyện bất thường.
Vụ việc này cần được xác minh làm rõ và giải quyết theo quy định pháp luật. Đằng sau vụ việc này có thể có những câu chuyện bất bình thường cần phải được làm sáng tỏ và giải quyết theo quy định pháp luật.
Có những tình huống nào được đặt ra trong trường hợp này?
Với diễn biến vụ việc nêu trên thì có nhiều giả thiết có thể đặt ra như: Có thể có người thiếu trách nhiệm để phạm nhân trốn trại? Có người tiếp tay cho phạm nhân trốn trại? Phạm nhân bị kết án oan sai hoặc bức xúc với gia đình...? Những mối nghi ngờ trên sẽ được cơ quan điều tra vào cuộc xác minh làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật. Nếu tổ chức, cá nhân nào liên đới, có hành vi vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi và hậu quả đã xảy ra...
Nếu phạm nhân không có mặt tại trại trong thời gian thụ án, trách nhiệm thuộc về ai?
Nếu phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam mà trốn trại thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về cơ sở giam giữ đó, cụ thể là Giám thị trại giam và các cán bộ quản giáo, người trực tiếp quản lý phạm nhân đó.
Trong trường hợp để phạm nhân trốn trại mà gây ra hậu quả nghiêm trọng (chết người..) thì người quản lý phạm nhân đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 301 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009.
: "1. Người nào trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ mà thiếu trách nhiệm để người đó trốn gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội để người bị giam, giữ về một tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trốn hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm."
Điều 301 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009
Thiếu trách nhiệm là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm được giao nên mới để người bị giam, giữ trốn khỏi nơi giam, giữ; nếu làm tròn trách nhiệm được giao thì người bị giam, giữ không thể trốn được.
Trường hợp đã làm hết trách nhiệm mà người bị giam, giữ vẫn trốn được thì không phải là thiếu trách nhiệm và không phải là hành vi phạm tội này. Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác trực tiếp quản lý người bị giam, giữ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã vi phạm các quy định về chế độ liên quan đến việc giam, giữ nên để cho người bị giam, giữ trốn.
Ví dụ: Ban giam thị trại tạm giam đã thiếu kiểm tra, đôn đốc, không phân công trực, không giao trách nhiệm cụ thể cho người canh gác, không cho sửa chữa cửa ra vào phòng giam theo đúng tiêu chuẩn... nên để người bị giam, giữ trốn.
Hành vi thiếu trách nhiệm trong việc canh gác người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm trong khi canh gác để người bị giam giữ trốn. Canh gác người bị giam, giữ có thể là canh gác trong trại giam, trại tạm giam hoặc trại tạm giữ, nhưng cũng có thể canh gác trong lúc người bị kết án tù đang lao động cải tạo ở nơi lao động cải tạo nhưng lại bỏ vị trí cánh gác, ngủ gật, không khoá cửa phòng giam v.v...
Hành vi thiếu trách nhiệm trong việc dẫn giải người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm trong khi dẫn giải người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn.
- Hậu quả: Hành vi thiếu trách nhiệm nói trên dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, đây là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Hậu quả nghiêm trọng hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội. Những thiệt hại do để người bị giam, giữ trốn chủ yếu là những thiệt hại phi vật chất như: người bị giam, giữ trốn sẽ gây bế tắc cho việc tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, phải tạm đình chỉ để truy nã người phạm tội bỏ trốn; người phạm tội trốn khỏi nơi giam tiếp tục phạm tội khác; người phạm tội trốn khỏi nơi giam trả thù người tố cáo, tự tử...
Trong trường hợp trên, phạm nhân trốn khỏi nơi giam giữ đã chết. Nếu phạm nhân không chết thì cũng có thể xử lý hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ theo quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009.
"Điều 311.Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử
1. Người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a ) Có tổ chức;
b ) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải."
(Trích Điều 311 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009)
Phạm nhân chết tại nhà và những trường hợp phạm nhân không được quản lý tại nơi giam giữ theo bản án đã tuyên, về mặt pháp lý có gì khác nhau, thưa luật sư?
Trường hợp phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù mà trốn trại về nhà tự tử khác với trường hợp phạm nhân không được thi hành án phạt tù.
Nếu phạm nhân đã có quyết định thi hành án, đang chấp hành hình phạt tù ở một trại giam mà trốn trại thì trách nhiệm thuộc về cả phạm nhân và nơi giam giữ. sau đó phạm nhận lại tự tử thì trách nhiệm của trại giam càng lớn...
Còn trường hợp bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật mà cơ quan thi hành án hình sự "quên" hoặc chậm thi hành án để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì người có trách nhiệm ban hành quyết định thi hành án, tổ chức thi hành án hình sự phải chịu trách nhiệm về hậu quả đã xảy ra.
Nếu tòa án không ra quyết định thi hành án hoặc cơ quan công an không tổ chức thi hành án đối với người đã có bản án có hiệu lực pháp luật kết tội bị cáo thì người không triển khai thủ tục thi hành án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo tôi, vụ việc trên cần sớm điều tra, xác minh làm rõ để giải đáp những thắc mắc của người dân và xử lý những người vi phạm (nếu có) theo quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật.
Xin cảm ơn luật sư!
Theo Hồng Chuyên/ Infonet
Theo_Kiến Thức
Tung "ảnh nóng" của người khác lên mạng xã hội có thể bị phạt tù Khung hình phạt nào cho hành vi đưa thông tin, hình ảnh nhạy cảm của người khác lên các trang mạng xã hội? Những quy định và chế tài hiện hành liệu đã đủ sức răn đe? Mỗi cá nhân cần làm gì để tự bảo vệ mình? Dân Việt đã có cuộc trao đổi với luật sư Phạm Thị Bích Hảo (Công...