Từ ngày 15.7.2022, người lao động được tạm trú, lưu trú trong khu công nghiệp
Kể từ ngày 15.7.2022, người lao động được phép tạm trú, lưu trú trong cơ sở lưu trú tại khu công nghiệp để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, theo quy định tại Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Từ ngày 15.7.2022, Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế có hiệu lực, trong đó quy định người lao động (NLĐ) được phép tạm trú, lưu trú ở cơ sở lưu trú tại KCN để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo Điều 25 của nghị định này, trong KCN không có nơi thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Chuyên gia, NLĐ được phép tạm trú, lưu trú ở cơ sở lưu trú tại KCN để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cần thực hiện theo quy định pháp luật.
Theo đó, chuyên gia, NLĐ là người Việt Nam, thực hiện tạm trú, lưu trú trong KCN theo quy định của pháp luật về cư trú. Chuyên gia, NLĐ là người nước ngoài thực hiện tạm trú theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Cơ sở lưu trú được xây dựng tại phần diện tích đất dịch vụ của KCN; bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan; bảo đảm an ninh, trật tự và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN.
Video đang HOT
Trường hợp bất khả kháng do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh, biểu tình, bạo loạn hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, chuyên gia, NLĐ là người Việt Nam được phép lưu trú ở doanh nghiệp tại KCN theo quy định của pháp luật về cư trú.
Đối với chuyên gia, NLĐ là người nước ngoài được phép ở lại doanh nghiệp tại KCN trong thời gian ít hơn 30 ngày và phải thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Hiện hành, Điều 29 Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định, dân cư không được phép sinh sống trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
Trường hợp cần thiết, các nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia là người nước ngoài được phép tạm trú tại doanh nghiệp trong KCN, khu chế xuất theo quy định của UBND cấp tỉnh. Việc tạm trú của người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định 82/2018/NĐ-CP.
Điều kiện chuyển đổi KCN sang phát triển khu đô thị – dịch vụ
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ, việc chuyển đổi KCN sang phát triển khu đô thị – dịch vụ phải đáp ứng 5 điều kiện.
Theo đó, việc chuyển đổi phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
KCN nằm trong khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
KCN được thành lập tính đến thời điểm xem xét chuyển đổi tối thiểu là 15 năm hoặc một phần hai (1/2) thời hạn hoạt động của khu công nghiệp.
Nhà đầu tư đồng thuận thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN và trên hai phần ba (2/3) số doanh nghiệp trong KCN tại khu vực dự kiến chuyển đổi, trừ trường hợp dự án đầu tư đã hết thời hạn hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư; dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc diện buộc phải di dời theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; có hiệu quả kinh tế – xã hội, môi trường…
Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ sẽ thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP (trừ trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 3 và Điểm a, Khoản 4 Điều 74 Nghị định 35/2022/NĐ-CP).
TP Hồ Chí Minh: Công khai, minh bạch thực hiện gói hỗ trợ người lao động tiền thuê nhà
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, công khai, minh bạch để thực hiện hiệu quả và nhanh nhất chính sách chăm lo hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Trong đó, gói hỗ trợ người lao động tiền thuê nhà theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cần thực hiện nhanh hơn nhằm giải quyết kịp thời những bức xúc về an sinh xã hội của người lao động. Đó là đề nghị của ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh đối với các doanh nghiệp, sở, ngành, chính quyền địa phương cùng chủ nhà trọ tại buổi đối thoại giữa doanh nghiệp với chính quyền thành phố do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC) phối hợp cùng Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố tổ chức sáng 31/5.
Ảnh minh họa: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Theo ông Nguyễn Văn Lâm, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn cơ sở chuẩn bị tốt, lập danh sách rất nhanh. Tuy nhiên, cũng có doanh nghiệp đến nay chưa công bố, công khai đối tượng được thụ hưởng chính sách này. Ở góc độ tham mưu cho lãnh đạo thành phố, Sở sẽ có những giải pháp để triển khai Quyết định số 08 của Thủ tướng Chính phủ một cách đơn giản, thuận tiện nhằm giúp người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà nhanh nhất.
Tại buổi đối thoại, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghệ tin học Viễn Sơn đặt vấn đề, người lao động mới thử việc từ tháng 4- 6/2022, chưa có hợp đồng lao động, chưa tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động đã nghỉ việc trong thời gian từ tháng 4-6; người lao động thuê nhưng chủ nhà trọ chưa có giấy phép hoạt động, người lao động đang ở nhà cha mẹ, người thân nhưng có trả tiền mặt hoặc bằng hình thức khác... có thuộc đối tượng thụ hưởng không?
Nhiều doanh nghiệp chia sẻ về cách kê khai, điền biểu mẫu, cách xác định người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và người lao động trở lại thị trường lao động. Công ty Trách nhiệm hữu hạn New Legend Aviation (quận Tân Bình) tìm hiểu các trường hợp người lao động nghỉ không lương tháng 1-3 và tháng 4 đi làm lại; trường hợp người lao động nước ngoài, doanh nghiệp có trụ sở ở TP Hồ Chí Minh nhưng có chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác việc xác nhận cũng như thụ hưởng chính sách ở đâu...?
Theo ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP Hồ Chí Minh, việc ban hành chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08 của Thủ tướng Chính phủ vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt xã hội, không chỉ trong thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh mà còn tác động lâu dài. Do vậy, doanh nghiệp cũng như các cấp, ngành, đoàn thể cần triển khai chính sách hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc khôi phục và ổn định thị trường lao động, giữ vững ổn định chính trị, an sinh và an toàn xã hội. Mục tiêu của đối thoại lần này giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các chính sách về hỗ trợ người lao động; đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đến nay, Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh đã xác nhận gần 54.000 lao động thuộc hơn 3.800 đơn vị đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà; trong đó, có 430 đơn vị với 1.655 lao động quay trở lại thị trường lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà...
Kết nối lao động tới khu công nghiệp Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động huyện Mê Linh (Hà Nội) năm 2022 thu hút 31 doanh nghiệp (DN) tham gia tuyển dụng 1.280 chỉ tiêu với đa dạng mức lương lên tới trên 20 triệu đồng dành cho người lao động (NLĐ) và sinh viên sắp tốt nghiệp. Tư vấn việc làm cho người lao động tại phiên giao dịch...