Từ nay đến đầu tháng 8, Biển Đông có thể xuất hiện 1-2 cơn bão/áp thấp nhiệt đới
Cảnh báo thời tiết nguy hiểm, từ nay đến đầu tháng 8, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão/áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Kỷ lục chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ vào Việt Nam
Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí hậu Thủy văn Quốc gia cho biết, từ nay đến ngày 10/8, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1,0 độ C, riêng khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cao hơn khoảng 0,1-0,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nắng nóng tiếp tục xảy ra tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ và có khả năng gia tăng về cường độ trong nửa cuối của thời kỳ dự báo.
Khu vực Việt Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có tổng lượng mưa ở mức xấp xỉ trên so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; các nơi khác thuộc khu vực Bắc Bộ, tổng lượng mưa phổ biến ở mức xấp xỉ dưới so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Trên phạm vi toàn quốc sẽ có nhiều ngày mưa rào và dông; trong đó có khả năng xuất hiện một số đợt mưa vừa, mưa to diện rộng kéo dài khoảng 2-4 ngày. Trên phạm vi cả nước tiếp tục đề phòng các hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá.
Từ nay đến đầu tháng 8, Biển Đông có thể đón 1-2 cơn bão/áp thấp nhiệt đới.
Cảnh báo thời tiết nguy hiểm, từ nay đến đầu tháng 8, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão/áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Hòa cảnh báo, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão/áp thấp nhiệt đới gió mùa Tây Nam có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên khu vực Biển Đông. Mưa dông mạnh kèm theo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất và các hoạt động dân sinh. Tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ thời kỳ này tiếp tục xuất hiện nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao.
Như vậy, chuỗi ngày kỉ lục không có bão ở Việt Nam vẫn đang ngày càng nới rộng, đến hôm nay là 635 ngày. Từ ngày 16/10/2022 đến nay đã trở thành chuỗi ngày dài nhất trong lịch sử không có cơn bão nào đổ bộ vào Việt Nam (tính từ khi có các dữ liệu quan trắc đầy đủ). Cơn bão gần nhất đổ bộ Việt Nam là bão số 5 (Sơn Ca) ngày 15/10/2022. Từ đó đến nay, đã ghi nhận thêm 8 cơn bão trên biển Đông nhưng không có cơn bão nào đổ bộ nước ta, với 7/8 cơn bão đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc.
Đáng chú ý là 2 chuỗi 624 ngày (1975-1977) và 616 ngày (2001-2003) không có bão đều có điểm chung: dừng lại vào tháng 7.
Sau cơn bão Helen ở Phú Khánh (04/11/1975), Việt Nam trải qua năm 1976 không có bất kỳ xoáy thuận nhiệt đới nào đổ bộ vào Việt Nam (chuỗi 624 ngày đó là chuỗi dài nhất không có bất kỳ xoáy thuận (kể cả bão hay áp thấp) nào ở Việt Nam). Hạn hán 1975-1977 ở miền Bắc và Trung Bộ diễn ra gay gắt. Ngày 21/07/1977, bão số 2 Sarah đổ bộ vào Hải Phòng với cường độ cấp 12-13 (theo ghi nhận tại các tài liệu, gió ở Phù Liễn trong cơn bão này thổi giật đến 51m/s). Tại Hải Phòng bão gây cho 160.000m3 đê kè bị sạt trôi, 48 người chết, 228 người bị thương, 48.000 ha ruộng ngập úng. Đây là cơn bão chấm dứt chuỗi ngày “không bão” ở Việt Nam khi ấy.
Sau cơn bão Lingling đổ bộ vào Tuy Hòa, Phú Yên (12/11/2001), Việt Nam trải qua 616 ngày không có bão (chỉ có một áp thấp nhiệt đới ở Quảng Ninh ngày 30/07/2002), năm 2002 không có bão ở Việt Nam. Ngày 22/7/2003, bão số 3 (Koni) đổ bộ vào Nam Định, Ninh Bình với cường độ cấp 9, giật cấp 10-11.
Nắng nóng tiếp tục ghi nhận giá trị lịch sử
Ông Nguyễn Đức Hòa cho biết, từ ngày 11/6 đến ngày 11/7, trên phạm vi toàn quốc xảy ra nhiều trận dông, lốc, sét và mưa đá tập trung nhiều nhất ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở Nam Bộ. Trong đó, một số trận dông, lốc, sét và mưa đá ở các khu vực thuộc Bắc Bộ, Nam Bộ gây thiệt hại đáng kể.
Tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ đã xảy ra 3 đợt nắng nóng, nắng nóng gay gắt vào các ngày từ 11- 22/6, 29/6-01/7 và từ ngày 08/7 đến nay. Trong đó, khu vực Hòa Bình, Đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 37,0-40,0 độ C, có nơi trên 40,0 độ C.
Tại khu vực Nam Bộ nắng nóng diện rộng vào ngày 12-14/6; khu vực Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Trên cả nước có một số trạm khí tượng đã ghi nhận được giá trị nhiệt độ cao nhất ngày vượt giá trị lịch sử.
Từ đầu tháng 6 đến ngày 11/7, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1,5 độ C, có nơi cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Về lượng mưa, tại Bắc Bộ xuất hiện nhiều ngày có mưa rào và dông, trong đó đã xảy ra các đợt mưa vừa, mưa to diện rộng từ ngày 4-10/6, 23-27/6 và 2-3/7.
Tại một số tỉnh phía Bắc miền Trung như Thanh Hóa và Nghệ An, mưa xảy ra tương tự như khu vực Bắc Bộ với các đợt mưa vừa, mưa to xảy ra từ 05-10/6 và 23-27/6; các khu vực còn lại tại miền Trung phổ biến ít mưa hơn, xen kẽ có một số ngày có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, có nhiều ngày có mưa rào và dông với diện rải rác; trong thời kỳ từ ngày 20/6 cho đến nay mưa gia tăng hơn với nhiều ngày xuất hiện mưa vừa, mưa to.
Tổng lượng mưa ở các khu vực trên toàn quốc phân bố không đồng đều, có trạm thấp hơn xen kẽ các trạm cao hơn so với trung bình nhiều năm. Khu vực Bắc Bộ phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 20-50%, riêng các tỉnh vùng núi phía Bắc và một số nơi thuộc khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ cao hơn từ 30-60%; khu vực Trung Bộ thấp hơn từ 30-80%, có nơi thấp hơn trên 90%, khu vực này cục bộ có điểm cao hơn so với trung bình nhiều năm; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến thấp hơn từ 10-50%, các khu vực này cũng có nơi cao hơn so với trung bình nhiều năm.
Đặc biệt nhiều nơi thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Trên cả nước đã quan trắc được nhiều trạm khí tượng xảy ra giá trị lượng mưa ngày và tổng lượng mưa tháng vượt giá trị lịch sử.
Theo cơ quan khí tượng, thống kê trong quá khứ, hiện tượng La Nina xuất hiện thường gắn với các hình thái thời tiết bất lợi gây mưa lũ nhiều, nhưng với số liệu hiện tại thì còn quá sớm để khẳng định mức độ cực đoan có giống như năm 2020 hay không. Các dự báo cụ thể sẽ được cơ quan khí tượng thủy văn cung cấp trong các bản tin ngắn hạn trước vài ngày dựa trên tính toán và số liệu quan trắc thực tế.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành cơn bão số 1 của năm 2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều 31/5, áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Bắc khu vực Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão và trở thành cơn bão số 1 của năm 2024, có tên quốc tế là MALIKSI.
Vị trí tâm bão lúc 13h ngày 31/5. Ảnh: nchmf.gov.vn
Hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (từ 62 - 74 km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Bắc với tốc độ khoảng 15 - 20 km/h.
Cơ quan khí tượng nhận định, rãnh áp thấp nối với cơn bão số 1 trên khu vực phía Bắc Hoàng Sa; vị trí tâm bão khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông.
Ngoài ra, đêm 31/5 và ngày 1/6, khu vực vịnh Bắc Bộ, Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7 - 8. Độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2; riêng vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông cấp 3 .
Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió giật mạnh và sóng lớn.
Kiên Giang: Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh và các huyện, thành phố theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới; thông tin kịp thời, đầy đủ đến các...