Từ nạn nhân lại thành bị cáo?
Các nạn nhân này nhờ người đưa tiền để lo giấy phép kinh doanh, lo chỗ học… nên bị truy tố tội đưa hối lộ, dù thực tế không có cán bộ nào nhận hối lộ cả.
Ngày 17.8, sau nhiều ngày xét xử, TAND TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Trần Phi Long 21 năm tù về ba tội làm môi giới hối lộ, lừa đảo và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Các bị cáo: Trần Ngọc Đức, Nguyễn Quang Bình, Lê Văn Tha, Thái Quang Nam, Nguyễn Thị Mỹ Thu, Nguyễn Đình Dũng từ ba năm án treo đến 14 năm tù về tội đưa hối lộ. Ba bị cáo Đặng Tiến Đức, Huỳnh Văn Trỗi và Nguyễn Văn Vinh bị tuyên phạt từ ba đến 13 năm tù về tội làm môi giới hối lộ.
Vụ án này lạ ở chỗ nhiều người ban đầu được cho là nạn nhân, nhưng sau đó lại trở thành bị cáo.
Ba giấy phép chi 1,65 tỷ
Theo cáo trạng, năm 2011, Trần Phi Long và đồng phạm đã có hành vi gian dối khi làm bốn giấy phép kinh doanh quán karaoke trái quy định, từ đó nhận hơn 1 tỷ đồng từ khách hàng (là những người kinh doanh quán karaoke và là bị cáo bị truy tố về tội đưa hối lộ). Không chỉ vậy, nhóm này còn làm luôn nhiều loại giấy tờ giả khác như hồ sơ thi tuyển bác sĩ, giấy phép lái xe…
Bào chữa cho các bị cáo bị truy tố về tội đưa hối lộ và môi giới hối lộ, luật sư cho rằng trong vụ án này không có cơ quan nhà nước nào, không có ai là người có chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ. Không có người nhận hối lộ thì không có người đưa và nhận.
Video đang HOT
Bị cáo Long (người cao) được dẫn về trại sau phiên xử. Ảnh: H.Y
Tuy nhiên, HĐXX đã bác lời bào chữa trên vì hai lẽ: Một là trong cấu thành tội danh của hai tội này không buộc phải xác định được yếu tố chức vụ, quyền hạn (trừ tình tiết dùng tài sản nhà nước để hối lộ) mà phải căn cứ vào mục đích, ý thức chủ quan của người phạm tội sử dụng tiền của, tài sản vào việc gì để đạt được yêu cầu. Hai là không phải người đưa hối lộ nào cũng có thể trực tiếp thỏa thuận với người có chức vụ, quyền hạn mà thường phải thông qua nhiều người trung gian, môi giới… Việc đưa hối lộ, môi giới hối lộ đã hoàn thành ngay sau khi thỏa thuận, chuyển giao tiền của nhằm vào mục đích hối lộ, không nhất thiết phải có người nhận hối lộ thì mới xác định được hai tội danh này.
Bị cáo Long nhận thức ba bị cáo khác là người có thể làm được giấy phép karaoke nên đứng ra làm trung gian nhận các hồ sơ với tổng số tiền hứa hẹn đưa hối lộ 1,65 tỷ đồng. Long đã nhận 1,149 tỷ đồng và bị viện truy tố về tội môi giới làm hối lộ là chính xác.
Tố cáo hối lộ chưa chắc thoát án
Trong vụ này, việc một số bị cáo chỉ trả tiền cho người làm giấy phép karaoke là hành vi phạm tội hay chỉ là dịch vụ tư vấn, giao dịch bình thường cũng được tranh cãi.
Luật sư của bị cáo Tha cho rằng đây chỉ là dịch vụ giao dịch dân sự nên không phạm tội. Theo tòa, hoạt động dịch vụ tư vấn sẽ được xem là bình thường khi hình thức và nội dung không trái pháp luật. Còn Tha đã chi ra 450 triệu đồng để làm dịch vụ là mong muốn thông qua bị cáo khác hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn cấp giấy phép. Đây là hành vi trái pháp luật, không thể xem là dịch vụ.
Các luật sư cho rằng hai bị cáo Ngọc Đức và Quang Bình đã có đơn tố cáo và tìm nhiều biện pháp hợp tác để công an bắt giữ Long. Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho hai bị cáo. HĐXX nhận định đúng là hai bị cáo có tố cáo, lập bằng chứng với công an cũng như Long cố tình lẩn trốn nên cả hai phải mất nhiều thời gian công sức tiếp tục dẫn dụ Long từ Bình Phước về TP.HCM, giúp cơ quan công an phá án. Từ đây, cơ quan chức năng mới khởi tố, điều tra và truy tố 13 bị cáo khác ra tòa về nhiều loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thu hồi 1,2 tỷ đồng. Xét HĐXX có thể miễn trách nhiệm hình sự cho hai bị cáo theo khoản 6 Điều 289 BLHS. Tuy nhiên, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng và dù sao các bị cáo cũng có hành vi phạm tội như VKS truy tố nên tòa cân nhắc cho hai bị cáo được hưởng án treo.
Nạn nhân của lừa đảo bị xử tội đưa hối lộ Trong vụ này, bị cáo Nguyễn Thị Mỹ Thu tuy không đủ điều kiện nhưng mong muốn được dự thi lớp sau đại học nên đã chi cho bị cáo Long 100 triệu đồng để liên hệ với người có thẩm quyền giúp đỡ. Thậm chí khi không có tên trong danh sách dự thi, Thu còn được Long hứa hẹn tìm người giúp để được… tuyển thẳng vào học. Với hành vi đưa hối lộ này của Thu, tòa cho rằng cần phải phạt nghiêm. Tương tự, bị cáo Nguyễn Đình Dũng mong muốn có giấy phép lái xe hợp lệ nhưng không có điều kiện đi thi nên đã nhờ Long tìm người có thẩm quyền cấp cho hai giấy phép với giá 29 triệu đồng. Tòa cho rằng hai bị cáo đã xâm phạm nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của cơ quan công quyền, gây mất trật tự trị an nên cần xử nghiêm. Hành vi trên của Long là lừa đảo, còn việc bị cáo bị truy tố vì lừa đảo nhưng nạn nhân là chủ thể của tội đưa hay môi giới hối lộ thì như tòa đã phân tích trên.
Theo Ái Minh (Pháp luật TP.HCM)
Nguyên Phó chánh thanh tra giao thông nhận hối lộ: Tại sao lọt lưới lực lượng liên ngành?
Luật sư bào chữa cho bị cáo thắc mắc: Tại sao Trọng có thể bỏ qua trót lọt các xe vi phạm trong khi có sự tham gia của nhiều lực lượng liên ngành tại trạm cân?.
Các bị can tại phiên tòa
Ngày 19.8, TAND tỉnh Đắk Nông đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với vụ án Lê Đình Trọng (40 tuổi, nguyên Phó chánh thanh tra Sở GTVT tỉnh Đắk Nông) về hành vi nhận hối lộ.
Các bị cáo khác, như: Nguyễn Xuân Chung (47 tuổi, ngụ P.Tân Thành, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), Nguyễn Trọng Toàn (36 tuổi, trú tại xã Tây Thuận, H.Tây Sơn, Bình Định) cũng bị xét xử về hành vi đưa hối lộ.
Theo hồ sơ vụ án, trong thời gian từ tháng 3 - 10.2014, với cương vị là Trạm trưởng trạm cân lưu động số 56 ( đặt trên Quốc lộ 14), Lê Đình Trọng đã có hành vi vòi vĩnh yêu cầu Doanh nghiệp kinh doanh vận tải Hiệp Toàn (trụ sở tại Q.9, TP.HCM) đưa tiền "bồi dưỡng" để Trọng bỏ qua các lỗi vi phạm xe chở quá tải trọng.
Doanh nghiệp Hiệp Toàn đã hai lần chuyển vào tài khoản của Trọng với số tiền 20 triệu đồng để nhờ Trọng giúp đỡ khi xe của doanh nghiệp vi phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Từ tháng 3 - 10.2014, Công ty Hiệp Toàn vận chuyển gần 200 chuyến xe container gỗ và dầu ăn từ Đắk Nông về TP.HCM và ngược lại, đều quá tải trọng nhưng được Trọng "làm ngơ", không kiểm tra xử lý theo quy định.
Trong phần tranh tụng tại tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng còn nhiều tình tiết trong vụ án chưa được làm rõ. Cụ thể, tại sao Trọng có thể bỏ qua trót lọt các xe vi phạm trong khi có sự tham gia của nhiều lực lượng liên ngành tại trạm cân.
Ngay sau khi nghị án, HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa, trả hồ sơ và yêu cầu điều tra bổ sung vụ án.
Tin, ảnh: Phan Bá
Theo Thanhnien
Được hưởng án treo nhờ tố cáo vụ việc Ngày 17.8, sau 3 ngày xét xử, TAND TP.HCM tuyên án vụ "đưa hối lộ", "làm môi giới hối lộ", "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức", "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" do Trần Phi Long (32 tuổi, ngụ Q.7) chủ mưu và 12 bị cáo liên quan. Ảnh minh họa HĐXX đã tuyên phạt Long mức án...