Từ năm 2040 Việt Nam sẽ dừng lắp ráp, nhập khẩu ô tô chạy bằng xăng, dầu
Việt Nam hướng đến mục tiêu đến năm 2040 sẽ từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Tương tự nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang hướng đến mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải, trong đó có việc dần hạn chế ô tô xe máy sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu để chuyển sang sử dụng xe điện.
Việt Nam sẽ từng bước chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 876/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành Giao thông Vận tải (GTVT).
Theo đó, chuyển đổi năng lượng xanh được xem là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh cũng như thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Đồng thời cũng là cơ hội để ngành Giao thông Vận tải có sự phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hoá và bền vững, bắt kịp với xu thế và trình độ phát triển tiên tiến trên thế giới.
Mục tiêu tổng quát của chương trình này là phát triển hệ thống Giao thông Vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0″ vào năm 2050.
Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0″ vào năm 2050
Video đang HOT
Cụ thể, đối với ngành giao thông đường bộ, lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh sẽ được chia thành hai giai đoạn. Trong đó, ở giai đoạn một từ năm 2022 – 2030 sẽ thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện. Mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Bên cạnh đó, cũng thúc đẩy phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.
Ở giai đoạn hai từ năm 2031 – 2050, ngành Giao thông Vận tải hướng đến mục tiêu đến năm 2040 từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đến năm 2050, toàn bộ (100%) phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh. Chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
Đến năm 2050, toàn bộ (100%) phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh
Như vậy, từ năm 2040 Việt Nam sẽ từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô xe máy chạy bằng xăng dầu. Sau đó đến năm 2050 sẽ chuyển đổi sang sử dụng 100% xe điện. Lộ trình này chậm hơn một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore… Trước đó, Thái Lan từng vạch ra mục tiêu ngừng bán ô tô, xe máy chạy bằng xăng dầu từ năm 2035. Tuy nhiên, với hạ tầng giao thông cũng như năng lực và quy mô của ngành sản xuất ô tô, xe máy Việt Nam, lộ trình này tương đối phù hợp.
Thực tế, ở thời điểm hiện tại một số nhà sản xuất ô tô xe máy tại Việt Nam đã từng bước chuyển sản sản xuất, phân phối xe điện. Trong đó, VinFast là hãng xe tiên phong khi ngay từ đầu chỉ sản xuất xe máy điện, và đến ngày 15.7 vừa qua hãng xe Việt đã thông báo ngừng sản xuất, kinh doanh 3 mẫu ô tô chạy xăng của hãng từng bán tại Việt Nam. VinFast cũng đang tập trung nguồn lực để sản xuất, phân phối các mẫu ô tô điện.
VinFast là hãng xe tiên phong trong việc dừng sản xuất xe xăng để chuyển sang xe điện
Không chỉ VinFast, các nhà sản xuất như TC Motor – đơn vị lắp ráp, phân phối ô tô Hyundai tại Việt Nam, Trường Hải ( THACO AUTO) cũng đã lên kế hoạch nhập khẩu, phân phối ô tô điện. Ở phân khúc xe sang, Porsche, Audi và sắp tới là Mercedes-Benz sẽ mở bán ô tô chạy điện đồng thời từng bước xây dựng hệ thống trạm sạc.
Không chỉ riêng ô tô xe máy, ngành Giao thông Vận tải cũng đề ra mục tiêu, lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh đối với lĩnh vực đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không và giao thông đô thị.
Ô tô điện dễ "ăn vạ" khi trời nóng, pin dở chứng
Những thông tin về pin xe điện trong bài viết này rất quan trọng đối với người dùng ô tô điện Việt Nam. Với đặc tính thay đổi theo thời tiết và thời gian, chiếc xe có thể lăn ra "ăn vạ", nằm im khi trời nóng.
LTS: Chủ trương về phát triển xe điện ở Việt Nam đã được thể hiện rõ với lộ trình khai tử xe động cơ đốt trong hoàn toàn vào năm 2050 theo Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng. Với sự tiên phong của nhà sản xuất Vinfast, ô tô điện ngày càng được người dân quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam băn khoăn lo ngại là pin xe điện, công suất hoạt động và độ an toàn.
Dưới đây là ý kiến của chuyên gia Nguyễn Hồng Vinh (Vinh Nguyễn)- Chủ tịch CLB Redline Motorsports:
Trên xe điện, người ta rất hay đề cao việc quản lý nhiệt độ cho pin.
Pin Lithium hoạt động tốt nhất ở tầm 20-30 độ C và sinh nhiệt trong quá trình hoạt động, cả khi chạy xe lẫn khi sạc. Ở vùng nhiệt độ 45-50 độ C, pin sẽ giảm công suất, cũng như chai pin nhanh chóng.
Ở những vùng nhiệt độ thấp, pin có thể "đóng băng" hoặc cung cấp rất ít điện năng. Chính vì vậy, trên xe điện chạy ở vùng khí hậu lạnh thường được trang bị ắc qui chì 12v để vận hành hệ thống sưởi cho pin.
Ở thời kỳ đầu, việc quản lý nhiệt cho pin khá đơn giản. Một vài xe đời đầu như Nissan Leaf thậm chí còn giao phó việc làm mát cho ... không khí. Điều này dẫn đến nhiều xe lăn ra nằm im khi trời nóng, hoặc di chuyển ở tốc độ chậm trong thời tiết ấm áp. Độ bền pin vì đó cũng suy giảm trầm trọng.
Việc xe điện dừng hoạt động hoặc giảm công suất là cần thiết khi nhiệt độ pin vượt ngưỡng an toàn. Tất nhiên các nhà sản xuất xe luôn biết điều đó, và đến 1 ngưỡng nhiệt độ pin nhất định, chiếc xe sẽ tự động giảm công suất, hoặc lăn ra đình công.
Xe điện ngày nay có nhiều cách để gia tăng khả năng làm mát của pin. Phương pháp cơ bản là dùng dung dịch làm mát như xe động cơ đốt trong. Chất lỏng làm mát được bơm qua pin và sau đó chuyển đến két làm mát để làm nguội. Cách này tương đối hiệu quả.
Tuy nhiên ở những khu vực quá nóng, thì đôi lúc nhiệt độ của pin không thể giữ được ở mức an toàn, vì vậy khả năng nhiệt độ pin tăng cao vẫn có thể xảy ra. Dù vậy, đây vẫn là phương thức dễ chấp nhận nhất dựa trên chi phí chế tạo và khả năng sử dụng. Vì vậy loại hình này được ưa chuộng rộng rãi, đặc biệt trên các xe điện với giá thành vừa phải.
Ưu điểm của hệ thống này là khả năng sưởi ấm và làm mát pin thích hợp với đa số các vùng khí hậu và cách sử dụng xe thông thường. Nhưng yếu điểm là ở những vùng quá nóng hay điều kiện vận hành khắc nghiệt, thì hãng xe cần lựa chọn việc bảo vệ pin bằng cách kích hoạt chế độ "hạn chế công suất", hoặc nếu quá đà thì chiếc xe sẽ lại đình công.
Giải pháp giải quyết triệt để hiện tượng suy giảm công suất hay độ bền gây ra bởi hiện tượng quá nhiệt pin là tích hợp luôn hệ thống điều hòa nhiệt độ trên xe vào hệ thống làm mát pin . Nghe thì đơn giản nhưng thực ra việc này khá rắc rối và đòi hỏi cách chế tạo cầu kì tinh vi.
Hệ thống lúc này có thể làm mát pin đến nhiệt độ tối ưu mà không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường . Hệ thống điều hòa nhiệt độ lúc này sẽ chia sẻ khả năng "cấp lạnh" với pin và các thành phần cần làm mát khác. Điều này đôi lúc gây nên hiện tượng "điều hòa không mát trong cabin" vào những ngày hè nóng bức, hoặc những lúc xe làm việc với hiệu suất cao.
Tùy theo cấu hình của hệ thống làm mát và điều hòa nhiệt độ, đi kèm các chiến lược làm mát khác nhau... mà hiện tượng này có thể xuất hiện ít hơn hoặc nhiều hơn, nóng hơn hay mát hơn ...tùy theo từng xe, từng điều kiện.
Nói chung là như thế. Tuy nhiên hiệu quả của mỗi hệ thống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố : tế bào pin được làm nguội thế nào, chất liệu và bố trí thế nào để gia tăng khả năng trao đổi nhiệt giữa hệ thống làm mát và viên pin, hay loại pin nào sinh nhiệt nhiều hay ít... Đó là 1 khu rừng kiến thức.
Có một điều gần như chắc chắn là viên pin dưới gầm xe đa số tích trữ luôn dung dịch làm mát phía trong. Và điều xảy ra là: nếu một cú chạm gầm làm biến dạng viên pin, rất có thể dung dịch làm mát sẽ làm chập mạch các tế bào pin. Có thể nói, cú va chạm đắt tiền nhất của xe điện sẽ đến từ phía dưới gầm xe.
Người dùng còn kén xe hybrid Sức tiêu thụ của dòng ôtô hybrid chưa đạt kỳ vọng bởi mức giá còn khá cao và người tiêu dùng chưa tin tưởng vào khả năng tiết kiệm nhiên liệu lên đến 50% Tại Việt Nam, hệ thống trạm sạc công cộng dành cho xe điện vẫn chưa hoàn thiện nên dòng xe hybrid (xe kết hợp động cơ đốt trong với...