Từ một cơn sốt thông thường, mẹ chẳng ngờ khi con được chẩn đoán mắc căn bệnh tưởng chỉ người lớn mới bị
Đối với người mẹ không gì đau đớn hơn việc chứng kiến con cái bị bệnh tật giày vò mà bản thân bất lực không thể làm gì.
Con cái khỏe mạnh, phát triển bình thường là niềm hạnh phúc của nhiều cha mẹ. Đối với người làm cha, làm mẹ không gì đau đớn hơn việc thấy con mình bị bệnh tật giày vò và phải chịu nhiều đau đớn. Đây cũng chính là chuyện mà chị Joanne Clarisse Rea (sống tại Philippines) đã trải qua, khi con gái 3 tuổi của chị bị mắc bệnh tiểu đường. Những chia sẻ của chị dưới đây về hành trình đưa con đi khám, làm xét nghiệm, chứng kiến con bị nguy kịch phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt… khiến bao người phải cảm động rơi nước mắt.
Từ những dấu hiệu như cơn sốt thông thường và lời chẩn đoán đáng sợ của bác sĩ
Khi nhận thấy con gái mình, bé Sophia có những biểu hiện sốt, ho, cô Joanne Clarisse Rea nghi ngờ bé bị sốt hoặc hen suyễn: “Chúng tôi đã đưa Sophia đến phòng cấp cứu vì nghĩ rằng con chỉ cần dùng thuốc trị hen suyễn và sốt. Trước đây Sophia đã bị hen phế quản và khi được uống thuốc kháng sinh, bệnh hen suyễn của con sẽ giảm dần và hơi thở sẽ trở lại bình thường”, cô Joanne chia sẻ với trang Smart Parenting.
Tuy vậy tình trạng bé Sophia đã không khá hơn, hơi thở của bé trở nên nhọc nhằn và ngay cả lúc lấy máu bé cũng không tỉnh dậy. Cô Joanne ngày càng lo lắng và yêu cầu bác sĩ kiểm tra kĩ thêm nhưng kết quả xét nghiệm máu và chụp X-quang đều ổn. “Tôi tiếp tục quay trở lại chỗ y tá, đề nghị họ kiểm tra thêm vì rõ ràng không có gì hiệu quả”. Sau đó, một y tá trực ban đề nghị cô Joanne đưa bé Sophia đi xét nghiệm nước tiểu.
Hình ảnh lúc bé Sophia phải nhập viện.
Khi có kết quả xét nghiệm nước tiểu của bé Sophia, mọi thứ bỗng chốc thay đổi: điều dưỡng viên bắt đầu lấy mẫu máu và làm thêm xét nghiệm cho bé. Các bác sĩ xuất hiện và đặt ra nhiều câu hỏi:
“Họ nói với tôi rằng các xét nghiệm của Sophia cho thấy lượng đường trong máu của bé là 600. Tôi gần như ngất đi. Một người trưởng thành bình thường dự kiến sẽ có đường huyết khoảng 90 đến tối đa 110″.
Tại thời điểm đó, dù các bác sĩ đã cố gắng đánh thức nhưng bé Sophia vẫn không có phản ứng. Bé được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) và ở lại 4 ngày. Cứ mỗi giờ các bác sĩ lại tiến hành xét nghiệm máu trên người bé: “Những ngón tay, cổ tay và cánh tay của con bé bắt đầu thâm tím đến nỗi họ phải lấy máu từ ngón chân. Các bác sĩ không đảm bảo bất cứ điều gì và chỉ nói rằng họ đang làm mọi thứ có thể. Bác sĩ cũng cho biết rằng tình hình của con rất tồi tệ và nguy kịch”.
Tình trạng của bé Sophia khá nguy kịch và phải chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt.
Khi một bác sĩ nội tiết nhi khoa cho Sophia sử dụng insulin, lượng đường trong máu của bé dần giảm xuống và tình trạng sức khỏe bắt đầu cải thiện: “Sau 3 ngày, khi chỉ số đường huyết đạt mức 75 đến 150 thì Sophia mới tỉnh dậy được”, côJoanne nhớ lại.
Joanne và chồng đã sốc khi bé Sophia được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1, một tình trạng mãn tính mà tuyến tụy sản xuất rất ít hoặc không có insulin. Các triệu chứng giống như cúm mà bé Sophia mắc phải là do viêm phổi bởi biến chứng của bệnh tiểu đường. Mức đường cực cao trong cơ thể làm giảm hệ thống miễn dịch khiến bé dễ bị bệnh.
Video đang HOT
Những tháng ngày cùng con đương đầu bệnh tật
Sau một tuần ở bệnh viện, bé Sophia giờ phải lệ thuộc vào insulin và phải tiêm insulin 4 lần/ngày trước bữa ăn. Cô Joanne cho biết, lượng đường trong cơ thể cao có thể làm hỏng các cơ quan nội tạng của bé. Vì vậy vợ chồng cô cần giữ cho lượng đường của con gái mình bình thường nhất có thể.
“Sau khi từ bệnh viện về nhà, chúng tôi đã loại bỏ tất cả mọi đồ ăn có thể làm tổn thương đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường của con như nước trái cây, kẹo, khoai tây chiên… Giải thích cho con tại sao không được ăn một số thực phẩm nhất định cũng là một thách thức không nhỏ. Món ăn ưa thích của Sophia là bánh sô cô la, thạch trái cây và kẹo dẻo. Ngay cả gạo trắng, chuối và nho khô cũng có thể làm tăng lượng đường trong cơ thể con”.
Vì tình trạng bệnh tật, nên bé Sophia phải có một chế độ ăn đặc biệt.
May mắn thay, Sophia đã nhanh thích ứng với mọi chuyện. Tôi đã dạy con chuẩn bị thuốc với những nhiệm vụ đơn giản như lấy bông, rượu, kim tiêm và máy đo đường huyết để con không còn cảm giác sợ. Tôi nói với con cần uống insulin trước khi ăn hoặc bị bệnh trở lại”.
Tình trạng bệnh của bé Sophia cũng đã thay đổi cách cô Joanne làm mẹ: “Chúng tôi rất may mắn vì Sophia rất ngoan ngoãn và kỷ luật. Tôi nhận thấy rằng mình đã trở nên nghiêm khắc hơn khi làm mẹ nhưng đồng thời cũng tha thứ và kiên nhẫn hơn. Bây giờ tôi đã ghi lại tất cả mọi thứ và trở nên tỉ mỉ hơn với các bữa ăn của con.
Những bữa ăn của bé Sophia được cô Joanne chuẩn bị hết sức cẩn thận để giữ cho lượng đường của bé bình thường nhất có thể.
Những chuyến đi đến trung tâm mua sắm như biến thành một chuyến tham quan nhỏ vì chúng tôi phải chuẩn bị rất nhiều đồ: đồ ăn nhẹ với bệnh nhân tiểu đường, hồ sơ y tế của con trong trường hợp khẩn cấp, đồ sơ cứu cho người bị bệnh tiểu đường… Tôi đặt báo thức vào ban ngày và ban đêm để có thể kiểm tra lượng đường trong máu của con. Chúng tôi có sẵn túi khẩn cấp trong trường hợp cần đưa con đến bệnh viện.
Tôi không còn ra khỏi nhà mà không mang Sophia đi cùng vì hiện tại tôi là người duy nhất có thể quản lý và cho con sử dụng insulin. Theo nhiều cách, tôi có thể cảm thấy rằng mối quan hệ của chúng tôi mạnh mẽ hơn và tôi đã trở thành một người mẹ tốt hơn.
Sau những gì chúng tôi đã trải qua, tôi muốn khuyên các bậc cha mẹ khác luôn cảnh giác về sức khỏe của con bạn. Luôn lắng nghe những gì trực giác mách bảo vì chúng ta là người hiểu con mình hơn cả.
Đối với những bậc cha mẹ có hoàn cảnh tương tự, hãy luôn luôn dũng cảm và có ý chí mạnh mẽ trong những lúc như thế này bởi vì bây giờ là lúc con cần chúng ta nhất”, cô Joanne nhắn nhủ.
Nguồn: Parent
Theo Trí Thức Trẻ
Vì sao ban ngày không ho, đến đêm lại ho liên tục làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ?
Rất nhiều người gặp tình trạng ban ngày không ho, lại ho không ngừng vào ban đêm, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ. Điều này cho thấy sức khỏe gặp một số bất ổn.
Ho không phải lúc nào cũng là triệu chứng của bệnh. Trong trường hợp bình thường, chúng ta có thể bị kích thích đường hô hấp và thỉnh thoảng ho một vài lần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ban ngày không ho, lại thường xuyên ho vào ban đêm. Đây là dấu hiệu liên quan đến một số bệnh sau.
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một loại bệnh trào ngược axit, xảy ra khi luồng trào ngược từ dạ dày mang axit ngược lên thực quản. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này là ợ chua, ợ nóng.
Ngoài ra, axit bị trào ngược có thể gây kích thích thực quản, tạo ra phản xạ ho. Trào ngược ít xảy ra khi đứng hoặc ngồi, xảy ra nhiều khi bạn nằm ngủ vào ban đêm, hay đặc biệt nằm sau khi ăn xong.
Khi đó, áp lực khoang bụng quá cao kết hợp với tư thế nằm, hiện tượng trào ngược axit rất dễ xảy ra. Bởi vậy, rất dễ khiến bạn bị ho liên tục vào ban đêm khi nằm ngủ.
Lúc này, bạn nên chú ý hơn đến thực phẩm hàng ngày, hạn chế ăn ít thực phẩm khiến dạ dày hấp thụ lâu, buổi tối trước khi đi ngủ không ăn hoặc ăn ít để tránh ho vào ban đêm.
2. Dị ứng
Nhiều người sinh ra có thể trạng hay bị dị ứng. Tùy vào từng trường hợp, có người sẽ bị dị ứng với các vật dụng như khăn trải giường, chăn, gối, lông tơ hay các con côn trùng nhỏ xíu như bọ ve...
Khi đó, con người hít thở phải những chất gây dị ứng. Những chất đó xâm nhập vào gây kích thích, thậm chí nhiễm trùng đường hô hấp, gây ra ho. Mà hiện tượng này lại thường xuất hiện vào ban đêm. Nếu bị ho mà còn thêm ngứa mũi, chảy nước mũi thì nên đi khám dị ứng để nhận được sự điều trị tốt nhất.
3. Hen suyễn/ hen phế quản
Hen suyễn là tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến đường thở, làm thở khò khè, khó thở. Đường thở của bạn bị hẹp lại, sưng lên, tiết ra nhiều chất nhầy. Triệu chứng chính của bệnh này là ho và thời gian ho rơi vào buổi đêm và sáng sớm.
Đối với những người bị bệnh này, bạn nên đến bệnh viện thường xuyên để điều trị. Hạn chế được hen suyễn, tình trạng ho về đêm cũng sẽ thuyên giảm.
Một số lưu ý giúp giảm triệu chứng ho về đêm
- Điều chỉnh gối nằm cao hơn.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Không khí khô, ấm có thể gây kích ứng cổ họng gây nên ho. Vì vậy, phòng ngủ nên có độ ẩm giúp giữ không khí ẩm ướt, giảm ho về đêm.
- Uống mật ong: Mật ong và đồ uống nóng giúp làm lỏng chất nhầy trong cổ họng, giúp giảm ho.
- Thường xuyên giặt chăn, ga giường, gối hay không cho vật nuôi lên giường hoặc trong phòng ngủ của mình để tránh dị ứng gây ho.
- Kiểm soát tốt bệnh trào ngược dạ dày thực quản và hen suyễn.
Nguồn: QQ, Mayoclinic, Healthline
Theo baodansinh
Sản phụ suýt trả giá đắt khi lúc mang thai thường hồi hộp nhưng không đi khám Sáng 14-2, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ (BV ĐKTW), cho biết BV vừa phẫu thuật thành công cho một sản phụ mắc bệnh tim bẩm sinh nặng kèm bệnh lý hen phế quản. Sản phụ tên N.T.B.N (29 tuổi; ngụ tỉnh Sóc Trăng) được tuyến trước chuyển đến trong tình trạng hồi hộp, mệt, nhịp tim 140...