Tự móc mắt mình vì bị một ‘giọng nói’ xui khiến
Sau khi nghe thấy “ giọng nói” xui khiến, một người đàn ông đã tự móc mắt mình tại một nhà thờ ở phía Tây Bắc Italy.
Aldo Bianchini (46 tuổi), sinh ra ở Anh nhưng sống ở Italy, đã tự móc hai mắt của mình bằng tay không, trước sự chứng kiến của 300 người ở nhà thờ St. Andrea tại Viareggio hôm Chủ nhật tuần trước. Ông ta sau đó được đưa tới bệnh viện Versilia ở Viareggio, với tình trạng được miêu tả là rất nghiêm trọng nhưng không đe dọa đến tính mạng.
(Hình minh họa)
Bianchini khá bình tĩnh và tỉnh táo khi nhân viên y tế đến hiện trường. Theo hãng thông tấn Ansa, Bianchini nói rằng có một “giọng nói” đã yêu cầu ông ta tự móc mắt mình.
Nhân viên y tế đã nhặt nhãn cầu của người đàn ông từ sàn nhà thờ, nhưng họ không thể ghép nó lại vào mắt Bianchini. Người điều trị cho người đàn ông, bác sĩ Gino Barbacci, nói rằng phải có một sức mạnh phi thường, Bianchini mới có thể tự móc mắt mình ra được như vậy. Ông nói rằng mình chưa bao giờ chứng kiến điều tương tự trong 26 năm làm nghề bác sĩ.
Bianchini được cho là có vấn đề về tâm thần trước đây.
Theo BĐVN
Chuyện buồn cô gái trẻ
Cũng nhờ người bạn gái cùng cảnh, em được một suất bồi bàn, bưng bê ở một tiệm ăn. Nhưng để được vào làm, nhất nhất bọn em phải tuân theo lời bà chủ (cũng người Việt mình).
Cô gái tuổi chừng hai lăm, hai sáu từ Mỹ về, trông ủ ê, sầu muộn. Tôi không ít lần cho người nhỡ nhàng đi nhờ xe, và lần này cũng vậy. Cô gái người tỉnh Thanh, giọng nói đã đôi phần lơ lớ, cô kể:
- Bố em mất khi em mới bước vào tuổi mười tám. Sau em là chút chít bốn em nhỏ. Một mình mẹ rơi vào cơ cảnh, oằn lưng nợ nần. Cũng nhờ trẻ trung và đôi tiếng Anh bập bõm, em được người quen giới thiệu với một người đàn ông Mỹ đã nhiều tuổi. Em đồng ý kết hôn và được đưa về Mỹ, nghĩ sẽ đổi đời cho mình và cả gia đình. Nào ngờ, anh Mỹ già này rất ke, mà hẹp hòi. Mỗi tuần chỉ cho em ra ngoài ba ngày, mỗi ngày một giờ...em như tù giam lỏng. Ngày ngày dọn dẹp nhà cửa, bếp núc rồi lại tầng dưới, tầng trên lau chùi, dọn dẹp. Không đi làm, lấy đâu tiền gửi về giúp mẹ. Cuộc sống tù túng, chật hẹp đó kéo dài được chừng một năm thì em quyết định li dị sau lần ông ta bạo hành em như một dã thú. Từ sau đêm đó, em tung ra hè đường, tự kiếm sống nuôi thân.
Cũng nhờ người bạn gái cùng cảnh, em được một suất bồi bàn, bưng bê ở một tiệm ăn. Nhưng để được vào làm, nhất nhất bọn em phải tuân theo lời bà chủ ( cũng người Việt mình ). Lần đầu tiên ăn mặc hở hang trước hàng trăm thực khách, điện đèn sáng trưng, em không sao chịu nổi. Nhưng nhìn nét mặt bà chủ sắt đá, em đành đi tiếp. Nhưng mọi chuyện cũng từ quen mà nên. Từ đó em bắt đầu có ít tiền để gửi về nhà. Đó là điều an ủi lớn nhất khi bước vào quán Bikini hở hang này. Em còn nhớ lần đầu tiên làm xong thủ tục chuyển tiền, đôi chân em như không còn xương, sụp xuống ngay quầy. Có người dìu em ra ghế ngồi. Bỗng nước mắt cứ thế tuôn ra. Chưa bao giờ trong đời em khóc như vậy, khóc cho kiệt khô nước mắt rồi đờ đẫn trở về nhà trọ.
Đã có lúc em nghĩ, mình gặp may. Trong số thực khách quen biết, có một người đàn ông trung niên để mắt đến em. Rồi bà chủ đích thân đưa em đến gặp mặt người đó. Bà chỉ nói, "gắng chìu ổng, rồi mặc sức hốt tiền...". Đêm hôm đó em tiếp rượu ông ta đến tận khuya. Rồi những gì diễn ra, em không còn biết nữa. Sáng hôm sau, tỉnh dậy, đầu nhức như có ai kẹp chặt nơi thái dương.
Nhưng hóa ra cuộc đời đôi khi cũng mỉm cười với em. Ông ta là một thương nhân, người Huế. Ngày ngày em vẫn phải đi làm để giữ chỗ, đêm về phục vụ ông ta như một bồ nhí tận tình. Thù lao ông trả hậu hĩnh. Chẳng mấy chốc em có trong tay vài chục ngàn đô. Mỗi lần gửi về cho mẹ vài ba ngàn, tính ra cũng đến bốn năm chục triệu. Nói thật với anh, mẹ em có cày cuốc đến cuối đời cũng không có nổi số tiền một lần em gửi. Vậy là em quên đi mọi nỗi cơ cực đất người.
Ngỡ đâu vận may dài dài, nhưng tai họa trời giáng ập đến đời em lúc nào không hay. Em bị ông bồ "mời" ra khỏi nhà với giọng Huế rõ rành, "đừng bao giờ tìm đường trở lại con phố này, ngôi nhà này...". Em đã nhuốm bệnh lúc nào không hay. Biết em thế, mụ chủ quán Bikini cũng "bye" luôn vì không còn khả năng đi khách nữa...
Không tiền, không tình, không...tất cả, biết ở lại càng quẫn bách. Riêng tiền thuốc thôi, em đã dốc gần sạch hầu bao. Vậy mà bệnh vẫn không dứt được. Bây giờ tay không trở về, với bệnh tật. Biết ăn nói sao đây với gia đình, với người làng...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Anh có giữ em lại không Bây giờ đã là 3h30 đêm rồi anh biết không? Không biết tại sao hôm nay em không thể ngủ được. Có lẽ, tại em đã đọc một câu chuyện tình yêu tối nay. Nhưng điều đó đâu có nghĩa gì phải không anh? Chuyện tình yêu không thể làm em mất ngủ. Có lẽ, còn có một lý do nào đó, em...