Từ lúc nào bạn phát hiện ra mình không còn là trẻ con nữa?
Trên mạng xã hội người ta vẫn hay đùa rằng “Em năm nay mới 18″ dù có ở độ tuổi nào. Không ít người ở thế hệ 8x, 9x hàng ngày vẫn share bài “cứ ngỡ bản thân chưa 20″.
Thực tế, ở độ tuổi này đã có người yên bề gia thất, thậm chí có 1-2 đứa con. Tuy nhiên cũng còn những người hàng ngày vẫn ăn bim bim, kẹo mút, thậm chí tranh xem ti vi với em. Vậy giây phút nào khiến bạn nhận ra mình không còn là trẻ con nữa?
Từ một đứa trẻ trở thành người trưởng thành là cả một quá trình. (Ảnh: Techsignin)
Lần đầu tiên có người yêu
Bạn còn nhớ cái cảm giác lần đầu tiên biết yêu là như thế nào không? Những rung động đầu đời, những bồi hồi xao xuyến với người khác giới. Đó chính là lúc bạn hiểu được tình cảm nam nữ và không còn thoải mái trêu đùa cùng các bạn nam nữa. Thay vào đó trở thành cô gái e thẹn, đã biết giữ ý, giữ tứ.
Khoảnh khắc lần đầu tiên biết yêu cũng là lúc chúng ta nhận ra mình không còn là trẻ con nữa. (Ảnh minh họa: Freepik)
Tôi vẫn còn nhớ mối tình đầu từ hồi cấp 3, cảm giác được một chàng trai tán tỉnh thực bồi hồi. Dù khi ấy cả hai chẳng dám nắm tay nhưng lúc nào cũng cố lượn lờ đi qua lớp nhau cả chục vòng. Thế rồi sáng nào cũng chải chuốt tóc tai, chọn xem mặc bộ quần áo nào mới đẹp. Giây phút ấy tôi nhận ra bản thân đã không còn là một đứa trẻ con nữa. Chủ đề này từng được chia sẻ không ít lần trên YAN khiến nhiều người bồi hồi nhớ lại mối tình đầu của mình.
Mối tình đầu là thứ luôn khiến người ta nhớ mãi và nhận ra sự trưởng thành của bản thân.
Video đang HOT
Mất đi nụ hôn đầu
Nhiều người lại cảm thấy mình đã trưởng thành khi mất đi nụ hôn đầu. Thu Phương (25 tuổi, Hà Nội) cho biết năm 3 đại học trong khi các bạn xung quanh đều đã có người yêu, đều ăn diện son phấn thì cô vẫn giống như một đứa trẻ con hồn nhiên, vô tư. Thậm chí khi thấy một đôi trong nhóm bạn chơi thân hẹn hò Phương còn đòi đi chơi cùng. Sau này khi có người yêu nhớ lại cô bạn mới cảm thấy ngày đó mình thật vô duyên.
“Gần hết năm 3 mình vẫn chưa có mảnh tình vắt vai, tính thì tưng tửng nên cũng vô lo vô nghĩ. Thế rồi trong một lần đi tình nguyện mình quen với một anh khóa trên. Sau 3 tháng anh tỏ tình với mình. Khoảnh khắc hai đứa tay chạm tay, mình mất đi nụ hôn đầu, lúc đó mình nhận ra bản thân đã lớn thật rồi, không còn là trẻ con nữa. Và người lấy mất nụ hôn đầu đó đến giờ cũng sắp thành chồng của mình”.
Nụ hôn đầu ngọt ngào, lãng mạn cũng là giây phút chúng ta nhận ra mình đã trưởng thành. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Lần đầu tiên tự mình hoàn thành một việc lớn
Sự trưởng thành của một người không tính là bạn bao nhiêu tuổi mà chính là bạn đã làm được những việc gì, gánh vác được trọng trách gì trên vai. Với Thu Hà (22 tuổi, Hà Nội), khoảnh khắc cô bạn nhận ra mình không còn là trẻ con nữa khi có thể tự tay mua cho bản thân chiếc xe máy đi làm mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ. Đó cũng chính là việc lớn đầu tiên mà Thu Hà làm được sau thời gian dài tiết kiệm.
“Cái cảm giác tự mình có thể làm được một việc lớn, không cần xin tiền bố mẹ nữa khiến mình thực sự hạnh phúc. Dù trước đó lúc nào bố mẹ hay cô dì chú bác đều bảo mình lớn rồi, là thiếu nữ rồi nhưng chỉ đến giây phút nhận chiếc xe máy do tự mình làm ra mình mới cảm thấy bản thân đã trưởng thành thật rồi”.
Tự mua xe máy mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ thì chắc chắn không phải trẻ con nữa rồi! (Ảnh minh họa: Freepik)
Một giấc ngủ trọn vẹn cũng là khát khao
Chủ đề này cũng được đưa ra thảo luận trong group Cột sống GenZ. Nhiều bạn trẻ hài hước bình luận: “Khi tôi nhận ra đi ngủ là một sự ban ơn chứ không phải một hình phạt”. Quả thực khi còn nhỏ, giấc ngủ là “cực hình” với hầu hết đứa trẻ. Ngày nào bố mẹ cũng phải giục lên giục xuống ép đi ngủ mãi không được. Nhất là vào mỗi buổi trưa, đứa nào đứa nấy đều nhắm mắt trả vờ ngủ rồi len lén trốn bố mẹ đi chơi.
Buổi tối trước khi đi ngủ cũng phải mè nheo đòi mẹ kể chuyện hay xoa lưng mới chịu ngủ. Nhưng khi đã khôn lớn trưởng thành, bị áp lực cơm, áo, gạo tiền đè nặng trên vai thì một giấc ngủ trọn vẹn cũng là điều xa xỉ. Đã bao lâu rồi bạn chưa được ngủ trọn vẹn 8 tiếng một ngày? Đã bao lâu rồi bạn đi ngủ mà không cần phải đặt đồng hồ báo thức?
Đối với một người trưởng thành để có được một giấc ngủ trọn vẹn không phải điều đơn giản. (Ảnh minh họa: Freepik)
Có những hôm tôi phải thức đến 2h sáng chỉ để hoàn thành nốt deadline còn dang dở. Ngay cả ngày nghỉ cuối tuần cũng phải làm việc xuyên trưa. Bản thân lúc nào cũng có cảm giác chỉ cần đặt lưng xuống là có thể ngủ ngon lành. Nhưng khi ấy không phải là vui vẻ đi ngủ mà là mệt quá chỉ cần nằm xuống là có thể ngủ được ngay. Với những ai đã có con nhỏ thì việc có một giấc ngủ trọn vẹn càng xa vời. Đôi khi nửa đêm phải dậy cho con uống sữa hay phải thức trông con ốm sốt quấy khóc,… Giây phút bạn cảm thấy “đi ngủ cũng là một điều ước” chính là lúc bạn đã không còn là một đứa trẻ nữa.
Trẻ con nhiều lúc thích làm người lớn và ngược lại người lớn lại muốn làm trẻ con. (Ảnh minh họa: Freepik)
Thực tế cuộc sống có một nghịch lý lúc còn nhỏ thì chúng ta muốn được lón càng nhanh càng tốt nhưng khi đã trưởng thành thì nhiều người lại mong bản thân bé lại. Ở mỗi độ tuổi, mỗi người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ riêng. Khi còn nhỏ có sự bao bọc của ông bà, cha mẹ chúng ta có thể thoải mái vô lo vô nghĩ nhưng khi đã khôn lớn chúng ta cần có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và cả xã hội. Giây phút bạn nhận ra mình không còn là một đứa trẻ cũng là lúc bạn phải ý thức được những trách nhiệm của mình.
Dù là trẻ con hay người lớn chúng ta đều có những trách nhiệm phải hoàn thành. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Còn bạn, giây phút nào bạn nhận ra bản thân mình không còn là trẻ con nữa? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi group Cột sống GenZ để cập nhật thêm nhiều tin tức giới trẻ thú vị.
Khi bạo lực học đường bị tính là chuyện trẻ con
Có những đứa trẻ tâm sự gặp bạo lực học đường, nhưng cha mẹ nghĩ rằng đó là chuyện con nít, nên nói con tự giải quyết.
Bắt nạt hay bạo lực học đường là câu chuyện không mới, thế nhưng tình trạng này xuất hiện ngày càng nhiều và một số cha mẹ vẫn nghĩ rằng đó là chuyện của trẻ con.
Bạo lực học đường không phải chuyện trẻ con - Tranh: Hữu Lộc
Theo ông Đặng Hoa Nam (cục trưởng Cục Trẻ em) thì học sinh, người trẻ không chỉ bị bạo lực nóng (bạo lực bằng các hành động) mà còn bị "bạo lực lạnh", "bạo lực trắng" (bạo lực tinh thần như tẩy chay, gây áp lực tâm lý...). Không chỉ bạo lực trong môi trường thực mà còn bị bạo lực trên không gian mạng.
Vì vậy, cha mẹ, thầy cô cần hết sức quan tâm đến từng cảm xúc nhỏ của con trẻ, luôn lắng nghe và cùng đồng hành để giúp trẻ tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
Đời học sinh khó nuốt - Tanh: Viiip
Tổng kết... bạo lực học đường - Tranh: NOP
Cậu bé làm xước xe ô tô của người lạ, bố mẹ: "Trẻ con có biết gì đâu" Trong cuộc sống hàng ngày, việc trẻ em nghịch ngợm tạo nên những tình huống khiến bố mẹ khó xử là điều không hiếm gặp. Nhiều người thường cho rằng trẻ con không biết gì để bào chữa cho những hành động táy máy, đôi khi có phần tùy tiện của trẻ. Như trường hợp dưới đây, đứa trẻ cố ý làm hỏng...