Từ lóng “chạn vương” và sự tích từ câu tục ngữ xa xưa
Trong những năm gần đây, mỗi khi lướt trên các trang mạng xã hội Tiktok, Facebook, các diễn đàn chúng ta thường bắt gặp giới trẻ hay sử dụng các từ lóng.
Từ lóng xuất hiện nhiều nhất phải kể đến là “ chạn vương”. Bạn có biết chạn vương là gì và từ lóng này dùng để ám chỉ những ai hay không? Nếu bạn vẫn đang thắc mắc và chưa biết nó là gì thì hãy theo dõi những thông tin dưới đây nhé!
Chạn vương là gì?
Được biết “chạn vương” là từ lóng thường được dùng để nói về những người đàn ông lười biếng, không muốn lao động vất vả nhưng lại hám lợi, khao khát có được cuộc sống giàu sang, phú quý. Và để có thể đáp ứng được nhu cầu này của bản thân, người này sẽ tìm kiếm và lấy một cô vợ thật sự giàu có, nhiều tiền hoặc có gia thế cực “khủng” để có thể dựa dẫm và hưởng thụ sau khi kết hôn mà không cần phải làm gì cả.
Chạn vương là từ lóng thường thấy trên mạng xã hội nhưng không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của nó.
Theo nhiều người nhận định thì từ chạn vương được bắt nguồn từ câu tục ngữ “Chó chui gầm chạn” xa xưa và nó cũng bao hàm ý nghĩa khá tương đồng. Câu tục ngữ này thường dùng để ám chỉ những người đàn ông lười biếng, đam mê danh lợi, hay đi ở rể và ăn bám gia đình nhà vợ để không phải làm việc vất vả. Mặc dù hiện nay có một số gia đình và hầu hết mọi người đã có suy nghĩ thoáng hơn về việc ở rể nhưng bên cạnh đó có vài người vẫn còn định kiến với quan niệm xưa cũ này.
Tại sao lại bị gọi là chạn vương? Chạn vương ám chỉ những ai?
Có lẽ đối với những người đàn ông lười biếng, không làm mà chỉ muốn hưởng thụ thì khi bị gọi là chạn vương cũng là chuyện bình thường. Nhưng đối với những người đàn ông giỏi có khả năng kiếm ra tiền, lo được cho gia đình mà lại bị gán cái tên chạn vương thì thật chẳng mấy vẻ vang gì. Bởi lẽ họ giỏi là một chuyện, nhưng gia thế nhà vợ của họ lại giàu có và khủng hơn khiến cho nhiều người ganh ghét và bị gán gọi là chạn vương. Điển hình chúng ta có thể thấy ca sĩ Tuấn Hưng, Thanh Bùi dù nổi tiếng và giàu có là vậy, nhưng vẫn bị mọi người gọi là chạn vương vì gia thế giàu có của nhà vợ.
Chạn vương là danh xưng ám chỉ những người đàn ông đi ở rể, sống nhờ vào nhà vợ.
Video đang HOT
Đối với các chạn vương “thực sự” thì ngược lại. Vì phải sống dựa dẫm, nhờ vả dưới gia đình vợ nên họ không có bất cứ quyền hạn nào trong gia đình dù là việc lớn hay nhỏ. Các chạn vương này khá nhu nhược, họ không có tiếng nói, không dám thể hiện ý kiến cá nhân của mình vì sợ mất lòng nhà vợ.
Sự tích chạn vương?
Từ lóng chạn vương mang ý nghĩa tương đồng với câu tục ngữ “Chó chui gầm chạn”.
Từ xưa đến nay, người đàn ông luôn được xem là trụ cột, tiếng nói chung và có quyền quyết định mọi thứ trong gia đình. Tuy nhiên đối với định kiến xưa cũ về những người đàn ông đi ở rể lại không được như vậy. Họ không có tiếng nói trong gia đình, từ việc nhỏ cho đến việc lớn đều không có quyền quyết định, ngay cả việc nêu lên ý kiến cá nhân cũng không dám vì sợ làm mất lòng gia đình người vợ.
Ngày nay việc đi ở rể đã được nhiều người nghĩ thoáng hơn và không quan trọng hóa vấn đề này. Đối với những chạn vương đích thực mà nói thì dù nhận được những ánh mắt ái ngại của người xung quanh, không có tiếng nói trong gia đình nhưng ít nhất họ có cuộc sống giàu có, không cần phải làm lụng vất vả mà vẫn có thể hưởng thụ là đủ.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về chạn vương là gì, dùng để ám chỉ những ai và nguồn gốc ra sao. Hãy theo dõi và xem nhiều từ lóng khác hay ho hơn tại YAN bạn nhé!
Ảnh: Pinterest
Cô gái 27 tuổi tiết kiệm 100 triệu rồi nghỉ hưu, dân mạng tranh cãi kịch liệt: Lỡ ốm đau, bố mẹ già, ai chăm?
Liệu đây có phải lối sống mới của một bộ phận thế hệ trẻ ngày nay hay là sự bao biện cho tư duy chỉ thích thích hưởng thụ, sống an nhàn, ngại phấn đấu?
Cô gái khoe chuyện nghỉ hưu sớm, dân mạng cảnh báo: Đời dài trăm năm, tận hưởng thế hơi sớm
Mới đây, chia sẻ của cô gái có tên Thu Hương (27 tuổi), đến từ Hưng Yên trên Vnexpress nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Theo đó, Hương từng là nhân viên ngân hàng, làm thêm bảo hiểm. Cô từng nhiều năm vắt kiệt sức để làm việc, kiếm tiền, gom góp xây nhà, mua sắm, đi du lịch. Thời gian làm việc 14 tiếng/tuần căng thẳng khiến Hương uể oải, áp lực.
Năm 25 tuổi, cô bắt đầu trăn trở nhiều hơn về ý nghĩa cuộc đời. Cô đọc thêm sách và quyết định khám phá thế giới nội tâm. Tìm hiểu nhiều hơn về lối sống chậm, Hương quyết định nghỉ việc, về quê làm để gần bố mẹ. Hàng ngày 9h tối ngủ, 4h sáng dậy, tập ăn chay, sống tối giản, hạn chế mua sắm, đi xe đạp đi làm.
Cuối tháng 3 vừa qua, Hương nghỉ hưu, tài sản cô có chỉ gồm một sổ bảo hiểm xã hội mới đóng một năm và hơn 100 triệu đồng tiết kiệm. Hàng ngày cô chỉ thiền, tập yoga, đi chợ, trồng cây, đọc sách, xem phim.
Ba tháng nghỉ hưu, Hương vẫn kiếm được tiền từ làm đồ handmade hay dạy tiếng Trung, nhưng khác trước, giờ đây cô làm vì thích, tiền chỉ là cái đến sau.
Thu Hương nghỉ hưu sớm, chọn lối sống "chậm" (Ảnh: Theanh28 Entertainment)
Câu chuyện của Thu Hương sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã thu hút được nhiều sự chú ý. Một số bộ phận cộng đồng mạng không đồng tình với quan điểm của cô gái trẻ. Họ cho rằng sự hưởng thụ nhất thời ấy chỉ bao biện cho sự vô trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có người còn nghĩ rằng câu chuyện của cô gái này có phần hư cấu.
"Nếu có nhiều tiền, đủ lo cho gia đình và bản thân rồi, thì tôi cũng sẽ nghỉ hưu sớm. Ai mà chẳng muốn rũ bỏ mọi công việc mệt mỏi và âu lo, để hòa mình với thiên nhiên, để đi du lịch khắp bốn phương . Lỡ lúc bố mẹ, con cái bạn bệnh nhưng bạn chỉ biết trơ mắt đứng nhìn họ đau đớn quằn quại, bất lực không giúp được gì thì lúc ấy bạn mới hiểu đồng tiền quan trọng đến mức nào. Gì mà nghỉ hưu sớm? Suy nghĩ quá thiển cận!".
"Các bạn trẻ đừng đua theo phong trào nghỉ hưu sớm vì còn trẻ còn chưa thấy phía trước thế nào. Với 100 triệu như vậy, lỡ không may mắc bệnh hay bị tai nạn thì sao? Suy nghĩ đúng đắn là trẻ "cày bừa" tích lũy tài sản, đầu tư, bắt tiền kiếm thêm tiền cho mình (thu nhập thụ động) rồi khi 30 hay 40, mình chuyển sang công việc nhàn hơn, không áp lực, lâu lâu lại đi nghỉ phép du lịch. Đừng bao giờ ngừng lao động, có thể làm cho người ta hoặc làm cho mình nhưng tuyệt đối phải tiếp tục lao động vừa để tạo ra giá trị cho xã hội, vừa có tương tác với mọi người".
Nghỉ hưu non để tìm hạnh phúc, trào lưu mới của giới trẻ hiện đại
Thu Hương không phải là người đầu tiên "mở lối" cho trào lưu nghỉ hưu sớm này. Thực tế, tại Trung Quốc, người ta đã dành hẳn cho trào lưu này một cái tên mới: Nghỉ hưu non. Khi tích lũy được một khoản tiền kha khá, nhiều người trẻ sẽ không đi làm, nghỉ việc để không phải chịu áp lực, không bon chen, và họ hoàn toàn hạnh phúc với quyết định ấy.
Khác với phe phản đối, nhiều người dùng internet, đặc biệt là người trẻ lại bày tỏ ý kiến ủng hộ trào lưu này.
"Thật ra điều này cũng có lợi, đôi lúc những người nghỉ hưu sớm có thể giúp giải quyết các vấn đề thất nghiệp trong xã hội. Người nghỉ hưu sớm chắc cũng phải tính toán cẩn thận rồi chứ đời nào để mình chết đói. Không làm thì về quê nuôi cá trồng rau ăn cũng dư sức.
Thiệt bên phía công ty thôi, đang tuyển được lao động có tay nghề nhưng lại không chờ được người có năng lực cao hoặc tương tự như thế thay vào cho kịp".
"Quan trọng là đích đến hạnh phúc của mỗi người là gì thôi. Mỗi người đều có một cách sống riêng, nhưng đa phần là hướng tới tinh thần được thoải mái, vui vẻ. Người ta nghỉ hưu nhưng vẫn làm đồ handmade, dạy thêm... Đây gọi là chuyển qua làm freelancer (làm tự do) chứ không phải ngừng lao động".
Ảnh minh họa.
"Không ai có quyền quyết định cuộc sống của ai ngoài chính họ. Lựa chọn là của họ cuộc sống là của họ, 100 triệu hay 100 tỷ thì vẫn là của họ. Còn khôn hay dại thì họ làm họ nhận chứ có sao đâu mà lo này lo kia. Dù bạn ủng hộ hay không ủng hộ thì họ vẫn đang sống cuộc đời của chính mình".
"Không có đúng hay sai, chỉ có phù hợp hay không phù hợp. Kiểu sống ăn chay, ngồi thiền, ít màng sự đời cũng giống như một hình thức tu tại gia. Làm gì cũng được, miễn là đừng làm gì để mình phải hối hận là được. Ý nghĩa cuộc đời không nhất thiết cứ phải lớn lao, sống sao để thấy mình hạnh phúc, không phiền lụy đến người xung quanh là được!".
Nhìn nồi canh trên mâm cơm, chồng ngao ngán tính chuyện "đổi vợ", ai thấy tấm ảnh đăng lên cũng hiểu luôn lí do! Đúng là lấy vợ không biết nấu ăn sẽ xuất hiện những khoảnh khắc "dở khóc dở cười" như thế này đây! Bình thường, ai cũng hi vọng lấy được một người vợ biết nấu nướng, chăm lo cho cuộc sống hôn nhân. Nhiều người chồng thậm chí còn yêu vợ, mê đắm vợ vì những bữa cơm ngon lành, đầm ấm thắm...