Từ lời khai ông Nguyễn Bắc Son, Bộ Tài chính, KHĐT có trách nhiệm gì?
Trong lời khai của bị cáo Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, thấy một số cơ quan chưa làm đúng với trách nhiệm theo nhiệm vụ, quyền hạn.
Ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn tại tòa (ảnh TTXVN)
Trong lời khai của bị cáo Nguyễn Bắc Son vào chiều qua (18/12), cũng như từng trả lời trước Hội đồng xét xử ngày trước đó, ông nói căn cứ ban hành Quyết định 236 phê duyệt dự án Mobifone mua cổ phần của AVG trên cơ sở đã nhận được công văn số 2678 ngày 14/12/2015 của Văn phòng Chính phủ và 2 công văn của các Bộ chuyên ngành, đó là Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT).
Nội dung của 2 công văn của Bộ Tài chính và Bộ KHĐT được áp dụng theo Luật 69. Ông Son cho rằng, chính vì 2 công văn đó và tin tưởng vào các cơ quan quản lý chuyên ngành của Nhà nước nên ông mới có bút phê và chỉ đạo giao ông Trương Minh Tuấn lúc đó là Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký Quyết định 236.
Vấn đề đặt ra là trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ KHĐT trong vụ án này như thế nào?.
Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, tài liệu điều tra đã xác được các cá nhân là lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ KHĐT và Bộ Tài chính thời điểm đó đã chưa làm đúng, đầy đủ trách nhiệm theo nhiệm vụ, quyền hạn, ban hành các văn bản trả lời Bộ Thông tin và Truyền thông không đúng quy định, dẫn tới các lãnh đạo ở Bộ Thông tin và Truyền thông thời điểm đó đã ban hành Quyết định 236 trái pháp luật gây ra các thiệt hại về vật chất và tổn hại đến uy tín của cơ quan quản lý Nhà nước.
Theo Viện KSND Tối cao, tài liệu điều tra chưa xác định được trách nhiệm trực tiếp của các cá nhân có trách nhiệm trực tiếp ở Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ KHĐT có liên quan tới hậu quả của vụ án, đồng thời thiệt hại về vật chất đã được khắc phục trước khi vụ án được khởi tố; các cá nhân của 3 cơ quan nêu trên đã bị xử lý kỷ luật Đảng và xử lý trách nhiệm hành chính nghiêm khắc nên không xử lý trách nhiệm hình sự.
Việc không xử lý trách nhiệm hình sự các cá nhân có liên quan như đã nêu ở trên đó là quan điểm của Viện KSND Tối cao, còn quyết định cuối cùng về việc này thế nào là thuộc về Hội đồng xét xử. Trên cơ sở những tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, diễn biến của phiên tòa từ lời khai của các bị cáo, người liên quan, kết quả tranh tụng, Hội đồng xét xử sẽ xem xét một cách toàn diện để đưa ra phán quyết.
Phán quyết đó sẽ được nêu trong bản án. Nếu Hội đồng xét xử thấy việc xử lý hành chính với các cá nhân liên quan là chưa tương xứng, cần phải xử lý hình sự thì Hội đồng xét xử sẽ kiến nghị cơ quan chức năng thu hồi quyết định đã xử lý hành chính, sau đó kiến nghị cơ quan pháp luật xem xét, xử lý.
Theo danviet.vn
Ông Nguyễn Bắc Son không nhớ tiêu 3 triệu USD vào việc gì
Đề cập lời khai về việc nhận hối lộ 3 triệu USD, ông Nguyễn Bắc Son mong HĐXX cho gặp gia đình và con gái để thống nhất phương án khắc phục hậu quả.
Chiều 18/12, do có vấn đề về sức khỏe nên bị cáo Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông được nằm theo dõi ở phòng cách ly. Lúc 16h, ông Son được đưa vào phòng xử.
Ông Son mong gặp gia đình và con gái
Cựu bộ trưởng nói sức khỏe đã ổn định hơn buổi sáng. Bị cáo xin gặp gia đình để khắc phục hậu quả. Riêng tội danh tham ô, ông đã thừa nhận nên đề nghị luật sư không cần bào chữa.
Tại phiên tòa hôm nay, cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đã dành nhiều thời gian để nói về quá trình thực hiện dự án, trong đó có ông Trương Minh Tuấn cùng tham gia. Ông nói, tất cả văn bản MobiFone trình lên ông đều chuyển Vụ quản lý doanh nghiệp xem xét. Khi cơ quan tham mưu thấy hợp lý, cựu bộ trưởng đã đồng ý.
Bị cáo Nguyễn Bắc Son tại tòa. Ảnh: TTXVN.
Cuối giờ chiều cùng ngày, đại diện VKS đề nghị xét hỏi ông Nguyễn Bắc Son. "Quá trình điều tra, cơ quan điều tra có thực hiện ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị cáo không?". Ông Son xác nhận máy ghi âm, ghi hình có hoạt động.
Đại diện VKS tiếp tục truy bị cáo về lời khai sau khi nhận 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ. Ông Son đã đưa tiền cho con gái và dặn con không được đầu tư vào đâu, không được gửi tiết kiệm.
"Hôm đó tôi có khai như thế", ông Son đáp lời công tố viên nhưng viện lý do lúc đó, do tình hình sức khỏe của ông không tốt nên mới nói điều đó.
Kiểm sát viên lập tức ngắt lời bị cáo và hỏi lý do vì sao ông lại xin rút và thay đổi lời khai về số tiền 3 triệu USD vào chiều 17/12. Trả lời đại diện VKS, ông Son nói rằng do lúc đó, ông nghĩ mình trả lời chưa đúng vào sáng 17/12 nên chiều cùng ngày, ông mới thừa nhận đã cầm 3 triệu USD.
Bị cáo xác định lại số tiền 3 triệu USD đã sử dụng vào những việc gì? Kiểm sát viên tiếp tục truy vấn nhưng cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông trả lời: "Tôi không nhớ rõ". Đề cập lời khai về việc nhận hối lộ 3 triệu USD, ông Son mong HĐXX cho gặp gia đình và con gái để thống nhất phương án khắc phục hậu quả.
Chủ tọa cho biết để tạo điều kiện cho bị cáo Son gặp gia đình bàn việc khắc phục hậu quả, tòa nghỉ làm việc ngày 19/12. Phiên tòa tiếp tục vào sáng 20/12.
Cựu bộ trưởng xin giảm nhẹ cho cán bộ cấp dưới
Cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nói rằng ngoài yếu tố chủ quan là nhận thức chưa đầy đủ, sai phạm xảy ra còn do một số yếu tố khách quan như việc MobiFone vừa tách khỏi VNPT. Lãnh đạo đơn vị mới được bổ nhiệm nên khó tránh khỏi sai sót khi làm dự án lớn. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện dự án.
Ông Son nói bản thân không có kinh nghiệm về tài chính, bận nhiều việc khác nên tin vào sự hướng dẫn của các bộ ngành và cơ quan tham mưu.
Cựu bộ trưởng mong VKSND, HĐXX xem xét các yếu tố để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo và cán bộ cấp dưới.
Trước khi dừng lời, ông Son một lần nữa khẳng định trong vụ án này không có ai là chủ mưu, cầm đầu. Thẩm phán Trương Việt Toàn sau đó nói rằng phần trình bày của ông Nguyễn Bắc Son không khác nhiều so với lời khai tại cơ quan điều tra. Bị cáo đã nêu được bản chất vấn đề, thừa nhận trách nhiệm cá nhân. HĐXX sẽ đánh giá mức độ, nguyên nhân khách quan, chủ quan khi đưa ra phán quyết.
Ông Nguyễn Bắc Son bị cảnh sát dẫn giải ra xe thùng chiều 18/12. Ảnh: Hoàng Lam.Cựu phó tổng MobiFone: "Đau xót lắm"
Cũng trong phiên tòa chiều 18/12, nhóm luật sư bào chữa tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu sếp MobiFone liên quan đến việc ký các văn bản, hợp đồng trong thương vụ mua cổ phần AVG.
Trả lời luật sư Hoàng Văn Hướng (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng - cựu Phó tổng giám đốc MobiFone), bị cáo Phạm Thị Phương Anh (cựu Phó tổng giám đốc MobiFone) chấp nhận các quan điểm truy tố của VKSND Hà Nội. Ngoài các nội dung mới, nữ bị cáo đề nghị luật sư tham khảo những gì bà đã trả lời trong phần xét hỏi của HĐXX trước đó.
Khi luật sư đề nghị bị cáo trình bày việc ký phê duyệt các phương án kinh doanh, tình hình tài chính của AVG, bà Phương Anh xin giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều tra và từ chối nhắc lại.
"Hôm nay đứng ở đây và cả trong quá trình điều tra, tôi luôn cố gắng nói lên sự thật về vai trò của mình và không làm ảnh hưởng tới đồng nghiệp của tôi, không để cấp dưới của tôi phải vất vả", nữ bị cáo nói.
Bên trong hội trường xét xử vụ AVG. Ảnh: TTXVN.
Đề cập hậu quả vụ án đã xảy ra, người phụ nữ nói rằng "đau xót lắm" và giãi bày, đối với những người từng là lãnh đạo bị truy tố, bà có suy nghĩ ai cũng đau đáu và cùng mong muốn được hưởng khoan hồng của pháp luật.
"Chúng tôi mong được làm người công dân có ích, làm người con có hiếu với bố mẹ và có thể để cho con mình học tập được điều gì đó", bà Phương Anh nói và chực khóc.
Tiếp đó, bị cáo đề đạt nguyện vọng mong HĐXX, đại diện VKS xem xét, thấu hiểu những gì bà và các bị cáo đã khai.
"Bị cáo đã cố gắng khai báo thành thực, cùng mọi người chung tay khắc phục hậu quả mình gây ra", Phương Anh khóc và nói trước bục gỗ. Sau đó, luật sư tạm dừng xét hỏi để bị cáo trở lại chỗ ngồi.
Theo cáo trạng, Phạm Thị Phương Anh là Phó giám đốc phụ trách tài chính, kế toán và Tổ trưởng tổ giúp việc, đàm phán trong thương vụ mua cổ phần AVG.
Bị cáo biết rõ năng lực tài chính yếu kém của AVG, kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng bà cùng Ban tổng giám đốc vẫn ký quyển dự án để trình Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, phê duyệt dự án. Bị cáo còn tham gia ký khống biên bản họp Ban tổng giám đốc ngày 24/12/2015.
Theo news.zing.vn
Xét xử vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG: Thông tin bất ngờ về người định giá AVG Việc định giá AVG được Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Thẩm định giá (AMAX) giao cho Hoàng Duy Quang, người mới vào nghề và chưa thẩm định bao giờ. Liên quan vụ án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, tại phiên xét xử sáng 17/12, HĐXX tại TAND TP Hà Nội chuyển sang xét hỏi bị cáo Hoàng Duy...