Từ lời khai của Vũ ‘nhôm’: Làm thế nào để có quốc tịch Antigua và Barbuda?
Có quốc tịch Antigua và Barbuda không phải khó, thậm chí có tới 3 cách để có quốc tịch của quốc đảo này. Lý do chính để nhiều người quyết định “mua” quốc tịch Antigua và Barbuda là vì người có quốc tịch của quốc đảo này sẽ được miễn thị thực du lịch đến 145 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả khối Schengen (26 quốc gia châu Âu) và Vương quốc Anh…
Antigua và Barbuda là một trong những nước bán quốc tịch để thúc đẩy kinh tế – Ảnh: Internet
Antigua và Barbuda là một quốc đảo nằm ở phần nam quần đảo Windward, phía Đông Caribbean. Quốc đảo này nổi tiếng với nhiều khu nghỉ dưỡng sang trọng. Tại quốc đảo này, ngành du lịch chiếm đến hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia, chính phủ Antigua và Barbuda đã đưa ra các chương trình đầu tư nhập quốc tịch tương tự như nhiều đảo quốc khác trong khu vực Caribbean. Với mức đầu tư chỉ từ 100.000 USD (~2,2 tỷ đồng), nhà đầu tư sẽ được cấp quyền công dân vĩnh viễn bản thân và gia đình với nhiều đặc quyền.
Lý do chính để nhiều người quyết định “mua” quốc tịch Antigua và Barbuda là vì người có quốc tịch của quốc đảo này sẽ được miễn thị thực du lịch đến 145 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả khối Schengen (26 quốc gia châu Âu) và Vương quốc Anh…
Nhìn chung, để làm công dân của Antigua và Barbuda rất dễ, chỉ tốn tiền là có thể đạt được. Thậm chí, chỉ cần đủ tiền và không cần chứng minh tài sản, không yêu cầu trình độ, kinh nghiệm, không giới hạn độ tuổi và miễn phỏng vấn.
Để làm công dân của Antigua và Barbuda chỉ cần cư trú ít nhất 5 ngày tại quốc đảo trong khoảng thời gian 5 năm liên tiếp để đủ điều kiện gia hạn hộ chiếu mới. Tức là bạn chỉ cần có một chuyến nghỉ dưỡng kéo dài 5 ngày tại quốc đảo này trong 5 năm là đủ điều kiện.
Antigua và Barbuda cũng không quá hẻo lánh khi có thể đến một cách nhanh chóng với nhiều đường bay thẳng từ New York, Miami, London, Frankfurt, Toronto…
Quy trình xử lý hồ sơ xin quốc tịch tại đây cũng rất đơn giản, nhanh chóng, chỉ khoảng 6 tháng.
Có 3 cách để mua quốc tịch Antigua và Barbuda như sau:
1. Đóng góp vào Quỹ Phát triển Quốc gia (NTF)
Mức đóng góp tối thiểu 100.000 USD (~2,2 tỷ đồng) vào Quỹ phát triển quốc gia (NTF) (dành cho gia đình có 4 thành viên hoặc ít hơn) hoặc 125.000 USD (~2,7 tỷ đồng) (dành cho gia đình 5 thành viên hoặc hơn).
Khoản đóng góp trên chưa bao gồm phí thẩm tra hồ sơ cho đương đơn, người phụ thuộc, lệ phí xử lý hồ sơ và chi phí pháp lý cho mỗi hồ sơ.
2. Đầu tư bất động sản
Đương đơn cần đầu tư tối thiểu 400.000 USD (khoảng 8,8 tỷ đồng) vào một trong những dự án phát triển bất động sản được chính phủ phê duyệt. Nhà đầu tư phải quản lý và sở hữu bất động sản trong vòng tối thiểu 5 năm.
Một số chi phí liên quan đến việc đăng ký bất động sản, lệ phí xử lý và thuế sẽ phát sinh khi mua bất động sản. Dự kiến 6 tháng sau khi nộp hồ sơ thì nguười đầu tư sẽ có quốc tịch.
3. Đầu tư trực tiếp vào một doanh nghiệp đủ điều kiện
Đương đơn cần đầu tư tối thiểu 1.500.000 USD (khoảng 33 tỷ đồng) vào một doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động trên quốc đảo. Khoản đầu tư trên chưa bao gồm phí thẩm tra hồ sơ cho đương đơn, người phụ thuộc và chi phí pháp lý cho mỗi hồ sơ.
Thiên Hà
Theo motthegioi
Chứng cứ mới luật sư bảo vệ Vũ "nhôm" bị tòa bác bỏ
Chiều nay (27.11), cho rằng các tài liệu tiếng nước ngoài không phù hợp với pháp luật Việt Nam và là bản photocopy nên Hội đồng xét xử (HĐXX) không chấp nhận.
Vũ "nhôm" liên quan thế nào đến đại án nghìn tỷ ở Ngân hàng Đông Á? Nguồn: Zing
Chiều nay (27.11), TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử đối với Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm", SN 1975, tại Đà Nẵng, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79) và Trần Phương Bình (SN 1959, nguyên Tổng giám đốc (TGĐ), Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Đông Á Bank - DAB) cùng 24 bị cáo liên quan.
Có 60 luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa. Trong đó, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM) bào chữa cho Vũ "nhôm". Cựu Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á - ông Trần Phương Bình có 3 luật sư là Phan Trung Hoài, Phạm Công Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM) và Bùi Thị Hồng Giang (Đoàn luật sư Hà Nội).
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ tại tòa. Nguồn: VNN
Trước khi bắt đầu làm việc, HĐXX quyết định dành 15 phút các phóng viên vào phòng xử quay phim, chụp hình các bị cáo.
Sau đó, chủ tọa Phạm Lương Toản thông báo, sáng nay luật sư Nguyễn Thế Hữu Trạch (bảo vệ cho bị cáo Phan Văn Anh Vũ) muốn cung cấp chứng cứ mới cho tòa. Tuy nhiên, sau khi nhận và xem xét các chứng cứ này, HĐXX nhận thấy những tài liệu đó đã có trong hồ sơ vụ án, tài liệu phục vụ việc bào chữa.
Ngoài ra, luật sư còn nộp thêm một số tài liệu khác, nhưng những tài liệu này tiếng nước ngoài không phù hợp với pháp luật Việt Nam và là bản photocopy nên HĐXX không chấp nhận.
Chiều nay, số lượng người tới tham dự phiên tòa vắng hơn rất nhiều, không còn cảnh xếp hàng dài chờ làm thủ tục và kiểm tra an ninh như lúc sáng.
Hiện đại diện VKS đang công bố cáo trạng, dự kiến, phải hết chiều nay việc công bố cáo trạng mới được hoàn tất.
Clip: Vũ "nhôm" bị áp giải đến tòa tại TP.HCM. Nguồn: Zing
Như Dân Việt đã đưa tin: Sáng nay, TAND TP.HCM đã đưa bị cáo Trần Phương Bình, Phan Văn Anh Vũ cùng 24 bị cáo trong vụ án Ngân hàng Thương mại CP Đông Á - DAB làm thất thoát hơn 3.600 tỷ đồng ra xét xử.
Vào đầu phiên xét xử, chủ tọa phiên tòa lần lượt thẩm tra lý lịch các bị cáo. Ông Trần Phương Bình thẩm vấn đầu tiên. Thái độ bị cáo Bình bình tĩnh, trả lời rõ ràng và đúng những nội dung chủ tọa phiên tòa nêu ra.
Tới bị cáo Phan Văn Anh Vũ, Vũ liên tục kêu oan, nói mình không có tội. Chủ tọa nhắc nhở Vũ chưa đến phần xét hỏi, nhắc Vũ trả lời cho đúng nội dung.
Bị cáo Trần Phương Bình.
Khi được hỏi về hộ khẩu đăng ký thường trú, Vũ "nhôm" khai báo hộ khẩu tại quận Hải Châu, Đà Nẵng. Chủ tọa hỏi về hộ khẩu tại 22 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM, Vũ trả lời không nhớ. Lý do Vũ "nhôm" không nhớ vì cho rằng thời gian đăng ký hộ khẩu tại TP.HCM đã lâu, Vũ bị bắt oan nên không thể nhớ được việc này.
Ngoài ra, Vũ còn khai mình có 2 quốc tịch, làm chủ tịch HĐQT 2 công ty. Ngoài tên Phan Văn Anh Vũ ra, Vũ còn có 2 tên khác là Lê Văn Sáu và Trần Đại Vũ.
Theo cáo trạng, bị cáo Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT DAB, bị truy tố 2 tội danh: "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" và "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm", Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79) bị truy tố tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản".
24 bị cáo khác bị truy tố các tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Đối với bị cáo Trần Phương Bình, theo kết luận điều tra, với vai trò là Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB, trong thời gian dài, bị cáo Bình không chỉ chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng để mua cổ phần rồi cho nhiều người thân đứng tên, mà còn thực hiện hàng loạt sai phạm khác.
Kết quả điều tra xác định: Từ năm 2006 đến 2015, với vai trò là Tổng giám đốc của DAB, bị cáo Trần Phương Bình đã chỉ đạo một số cá nhân, phòng ngân quỹ và sở giao dịch chi sai nguyên tắc, dẫn đến thực trạng tổng tài sản thực tế tại DAB vào thời điểm năm 2015 chỉ còn 47.011 tỷ đồng; gây âm quỹ 3.564 tỷ đồng, 18.359 lượng vàng và 24.074.000 USD.
Trong đó, DAB bị thiệt hại 1.160 tỷ đồng do bị cáo Bình mua cổ phần của DAB, 1.072 tỷ đồng liên quan đến việc mua tài sản của Công ty CP Thái Thịnh, 437 tỷ đồng và 650 lượng vàng chi lãi ngoài, 24.074.000 USD và 15.779 lượng vàng liên quan đến kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng tài khoản trái phép, 399 tỷ đồng và 1.930 lượng vàng trong việc chi sai nguyên tắc...
Trong thủ đoạn để người thân đứng tên mua cổ phần DAB, có rất nhiều thuộc cấp bị cáo Bình lôi vào cuộc. Trong số đó còn có cả cha vợ là ông Cao Ngọc Liên, vợ là bà Cao Thị Ngọc Dung, hai con gái là Trần Ngọc Phương Thảo và Trần Ngọc Phương Giao vào cuộc. Hai con gái đứng tên mua hơn 2 triệu cổ phần với giá trên 120 tỷ đồng; bà Dung đứng tên mua 200.000 cổ phần DAB với số tiền 12 tỷ đồng. Ông Liên đứng tên mua 523.000 cổ phần DAB với giá 31 tỷ đồng. Tất cả được bị cáo Bình chỉ đạo cấp dưới lập khống chứng từ thu khống. Tổng số tiền bị cáo Bình chỉ đạo cấp dưới thực hiện chiếm đoạt lên tới hơn 2.000 tỷ đồng.
Về việc để Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") mua 60 triệu CP DAB với giá 600 tỷ đồng, biến Vũ "nhôm" thành cổ đông lớn, có quyền chi phối tại DAB, thực chất là nguồn tiền mua CP do Vũ thế chấp 220 lô đất tại TP.Đà Nẵng vay 400 tỷ đồng của DAB. Thiếu 200 tỷ, bị cáo Bình chỉ đạo nhân viên DAB xuất quỹ cho Vũ "nhôm", Vũ "nhôm" chỉ việc ký khống chứng từ nộp 200 tỷ vào DAB.
Việc này là nhằm tăng vốn điều lệ DAB từ 5.000 lên 6.000 tỷ đồng nhằm thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên việc tăng vốn bất thành. Không những Vũ "nhôm" không phải trả tiền cho DAB, bị cáo Bình còn chỉ đạo DAB chuyển trả 600 tỷ đồng và hơn 9,5 tỷ đồng tiền lãi vào tài khoản của công ty do Vũ "nhôm" làm chủ tịch HĐQT. Vũ "nhôm" đã chiếm đoạt 200 tỷ đồng tiền gốc (do ký chứng từ nộp khống mà có) và gần 3,2 tỷ đồng tiền lãi từ số tiền khống này.
Không những chỉ đạo nhân viên dưới quyền "nhập khống" 200 tỷ đồng để giúp Phan Văn Anh Vũ mua cổ phần của DAB, bị cáo Trần Phương Bình còn nhiều lần chỉ đạo nhân viên lấy tiền mặt của ngân hàng mua 13,9 triệu USD đưa cho Vũ."nhôm". Những khoản tiền dùng để mua số USD này, bị cáo Bình chỉ đạo nhân viên để ngoài sổ sách. Số tiền này theo bị cáo Vũ khai không nhớ đã sử dụng vào việc gì và cũng chưa trả cho ông Bình đồng nào.
Nguồn: Zing
Theo Danviet
Vũ "nhôm" khai có 2 quốc tịch, 3 tên Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") cùng các đồng phạm được dẫn giải đến tòa từ rất sớm. Trong phần thủ tục, Vũ "nhôm" khai rằng mình mang 2 quốc tịch, có 3 tên. Ngày 27-11, TAND TP HCM đã đưa vụ án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và...