Từ lời đồn thổi ly kì, dân đổ xô lên “cổng trời” cúng bái
Lời đồn thổi về “ cổng trời” ngày một lan nhanh, khiến khách hành hương và cả người dân địa phương nườm nượp đổ về thắp hương, cúng bái.
người dân đua nhau tìm lên cổng trời cũng bái
Vô số người dân rỉ tai nhau rằng, vào năm 2010, có một đoàn các nhà ngoại cảm ở miền Nam đã lên núi Giộc Đâu (ở Trà Lĩnh, Cao Bằng) nghiên cứu. Sau đó, họ phán núi rất thiêng, là nơi giao thoa giữa trời và đất, âm dương hòa quyện, khi đến đây cúng bái sẽ thấy lòng thanh thản, cầu được ước thấy… và là “ cổng trời” ở Việt Nam.
Từ lời đồn thổi ly kỳ và nhuốm màu huyền thoại này, khách hành hương nườm nượp kéo về đây thờ cúng, vái lạy.
Đường lên “cổng trời” Trà Lĩnh
Vào các ngày mùng 1 và 15 âm lịch hằng tháng, khách hành hương mang đủ thứ đồ lễ đến thắp hương, cúng bái. Thấy vậy, người dân địa phương cũng bắt đầu đi cúng lễ.
Một số người dân lợi dụng kiếm tiến từ việc đặt các hòm công đức, cho người trông giữ và vào ngày lễ thì ông chủ của những hòm công đức này sẽ xuất hiện.
Video đang HOT
Những bát hương được đặt khắp nơi
Dưới chân “cổng trời” đã cắm biển báo cấm nhưng cũng không ngăn được dòng người về đây cúng lễ, nhất là vào ngày Rằm và mùng 1 hằng tháng.
Trên núi, la liệt những bát hương, khói nghi ngút. Tại đây có một lán nhỏ lợp bằng bạt. Trông lán là hai người dân địa phương mặc quần áo rách rưới. Hai người này cho biết, họ ở đây đã được hai năm với nhiệm vụ trông coi “cổng trời”. Những người dân này cũng làm công việc thu nhặt đồ cúng lễ của khách hành hương.
Hòm công đức do một số cá nhân đặt nhằm trục lợi từ khách hành hương
Hai người địa phương làm nhiệm vụ canh giữ “cổng trời”
Dù đã có biển cấm nhưng khắp nơi trên đỉnh núi, từ những mỏm đá tai mèo sắc nhọn đến những vạt cỏ tranh đều trở thành nơi thắp hương cầu khấn của khách hành hương. Do thiếu sự quản lý và không có nhà vệ sinh nên khách hành hương tự do phóng uế và vứt rác bừa bãi.
Theo Xahoi
Tin lời đồn, dân đổ xô lên "cổng trời" cúng bái
Lời đồn thổi về "cổng trời" ngày một lan nhanh, khiến khách hành hương và cả người dân địa phương nườm nượp đổ về thắp hương, cúng bái.
Vô số người dân rỉ tai nhau rằng, vào năm 2010, có một đoàn các nhà ngoại cảm ở miền Nam đã lên núi Giộc Đâu (ở Trà Lĩnh, Cao Bằng) nghiên cứu. Sau đó, họ phán núi rất thiêng, là nơi giao thoa giữa trời và đất, âm dương hòa quyện, khi đến đây cúng bái sẽ thấy lòng thanh thản, cầu được ước thấy... và là "cổng trời" ở Việt Nam.
Từ lời đồn thổi ly kỳ và nhuốm màu huyền thoại này, khách hành hương nườm nượp kéo về đây thờ cúng, vái lạy.
Đường lên "cổng trời" Trà Lĩnh
Vào các ngày mùng 1 và 15 âm lịch hằng tháng, khách hành hương mang đủ thứ đồ lễ đến thắp hương, cúng bái. Thấy vậy, người dân địa phương cũng bắt đầu đi cúng lễ.
Một số người dân lợi dụng kiếm tiến từ việc đặt các hòm công đức, cho người trông giữ và vào ngày lễ thì ông chủ của những hòm công đức này sẽ xuất hiện.
Những bát hương được đặt khắp nơi
Dưới chân "cổng trời" đã cắm biển báo cấm nhưng cũng không ngăn được dòng người về đây cúng lễ, nhất là vào ngày Rằm và mùng 1 hằng tháng.
Trên núi, la liệt những bát hương, khói nghi ngút. Tại đây có một lán nhỏ lợp bằng bạt. Trông lán là hai người dân địa phương mặc quần áo rách rưới. Hai người này cho biết, họ ở đây đã được hai năm với nhiệm vụ trông coi "cổng trời". Những người dân này cũng làm công việc thu nhặt đồ cúng lễ của khách hành hương.
Hòm công đức do một số cá nhân đặt nhằm trục lợi từ khách hành hương
Hai người địa phương làm nhiệm vụ canh giữ "cổng trời"
Dù đã có biển cấm nhưng khắp nơi trên đỉnh núi, từ những mỏm đá tai mèo sắc nhọn đến những vạt cỏ tranh đều trở thành nơi thắp hương cầu khấn của khách hành hương. Do thiếu sự quản lý và không có nhà vệ sinh nên khách hành hương tự do phóng uế và vứt rác bừa bãi.
Theo VNN
Khắc khoải bản Khằm Đứng ở trên dốc cổng trời, một hẻm núi cao vút, hiểm trở, nơi con đường độc đạo duy nhất dẫn vào bản Khằm mà nhìn xuống, bản Khằm trông nhỏ nhoi và yên bình. Bản Khằm nhỏ nhoi là vậy nhưng đang chứa rất nhiều nỗi đau Trong khung cảnh hết sức bình yên ấy, mấy ai biết được, đã lâu lắm...