Từ loài ngoại lai, hàu sữa Vân Đồn giá rẻ biến thành sản phẩm siêu lợi nhuận
Trong bối cảnh giá hàu và nhiều loại thuỷ hải sản ở Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) rớt thê thảm, việc đầu tư chế biến sâu, phát triển các sản phẩm gia tăng thay vì bán sản phẩm hàu nguyên con đã cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Năm 2007, hàu sữa Thái Bình Dương được đưa vào nuôi lần đầu tiên tại khu vực đảo Cống Tây, sau đó chuyển sang khu vịnh kín ở Cống Nứa (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn). Đơn vị tiên phong nuôi thử nghiệm là Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (Tập đoàn BIM).
Là vật thể nuôi ngoại lai, nhưng hàu sữa Thái Bình Dương phù hợp và thích nghi tốt với môi trường nơi đây.
Hiện giá hàu của các hộ nuôi ở Vân Đồn bán ra chỉ còn 6.000 đồng/kg.
Những năm sau đó, chương trình này luôn được sự hỗ trợ của Dự án tiêu chuẩn chất lượng an toàn vùng nuôi và Chương trình giám sát chất lượng (Bộ NN&PTNT). Nhờ đó, việc nuôi hàu được thực hiện quy củ, khoa học theo tiêu chí vùng nuôi sạch, giá thể và quá trình nuôi tự nhiên… Đó là cơ sở để hàu sữa trở thành vật nuôi phổ biến, xóa đói giảm nghèo, làm nền tảng phát triển các sản phẩm gia tăng giá trị.
Từ vật nuôi mới mẻ, hàu sữa những năm qua con hàu sữa Thái Bình Dương đã trở thành vật nuôi chủ lực, thế mạnh của nuôi trồng thủy hải sản ở “vựa nuôi” Vân Đồn. Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2020, diện tích nuôi trồng đạt 2.610ha (hàu chiếm trên 50%), sản lượng hàu đạt trên 11.000 tấn.
Tuy nhiên thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá hàu từ chỗ 10.000 đồng/kg, hiện đang tiếp tục giảm và dường như đã “chạm đáy”, về mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Theo tìm hiểu, hiện tại giá bán ra của người nuôi hàu ở Vân Đồn chỉ còn khoảng 6.000 đồng/kg.
Ông Lê Quang Ninh – Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn cho biết, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã chỉ ra nhiều vấn đề. Vì thế, việc chế biến sâu, phát triển các sản phẩm gia tăng giá trị từ con hàu mở ra hướng đi mới, hiện được một số doanh nghiệp quan tâm, phát triển nhằm tận dụng lợi thế của nguồn giống, vùng nguyên liệu tốt.
Theo Nghị quyết phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2020 định hướng 2030, Vân Đồn xác định kinh tế thủy sản là một trong những mũi nhọn. Trong đó, nuôi trồng, chế biến dạng hàng hóa, xuất khẩu là một thế mạnh. Chính vì thế, huyện Vân Đồn cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích.
Video đang HOT
Diện tích và sản lượng nuôi trồng hàu ở Vân Đồn tăng mạnh, khiến các doanh nghiệp tính tới phương án chế biến sâu tận dụng nguồn nguyên liệu này.
Một trong những đơn vị tiên phong trong chế biến, nâng giá trị gia tăng của hàu chính là Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long, nơi chủ động được nguồn nguyên liệu chất lượng. Với quy mô trên 300ha mặt nước, sản lượng trung bình 1.000 tấn hàu thương phẩm/năm, đơn vị đã đầu tư nhà máy, dây chuyền sản xuất các sản phẩm gia tăng từ hàu.
Ngoài hàu nguyên liệu, đơn vị đã sản xuất những sản phẩm hàu tách vỏ, đóng túi đầu tiên. Với ưu thế gọn nhẹ, bảo quản được lâu, sản phẩm hàu đóng túi chủ yếu được xuất, bán ra tỉnh ngoài, vào các siêu thị lớn như BigC, Metro; A-one trên toàn quốc. Giá bán hàu tại siêu thị khoảng trên 180.000 đồng/kg.
Phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu, đơn vị liên tục nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng từ hàu, với hơn 10 loại sản phẩm, chủ yếu là: Ruốc, chả, hàu kho niêu đất, hàu tẩm bột… Gần đây, đơn vị đã giới thiệu ra thị trường sản phẩm: Mắm hàu, hàu bột nguyên liệu…
Không chỉ tận dụng được nguồn nguyên liệu, các sản phẩm này có giá bán khá cao, khoảng 200.000 – 300.000 đồng/kg.
Đầu bếp chuẩn bị nguyên liệu, chế biến món hàu sữa kho tiêu.
Theo đại diện công ty, để mở rộng diện tiêu thụ, nâng cao giá trị con hàu, thời gian tới, công ty dự định phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường Nhật Bản, đầu tư dây chuyền, công nghệ khoảng 50 tỷ đồng chế biến hàu đảm bảo giữ nguyên chất lượng con hàu sau khi đông đá.
Nếu đáp ứng tốt yêu cầu của đối tác, nhiều sản phẩm khác cũng sẽ được đối tác chọn mua, đảm bảo tiêu thụ và đạt giá trị kinh tế cao cho người nuôi trồng.
Ngoài Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long, còn có Công ty TNHH Thương mại và Thủy sản Quảng Ninh (Vân Đồn) là đơn vị đưa ra thị trường nhiều sản phẩm có yếu tố công nghệ, đầu tư về máy móc. Các sản phẩm của đơn vị cũng được tinh chế kỹ hơn, tiêu biểu là: Ruốc hàu, nem hàu, bánh quy hương vị hàu, tinh chất hàu…
Phần lớn trong số các sản phẩm này được thị trường đánh giá cao, được xếp hạng sản phẩm OCOP từ 3-5 sao. Không chỉ tiêu thụ trong tỉnh, các sản phẩm như ruốc hàu, nem hàu, bánh quy hương vị hàu, bánh phồng hàu… đã vươn xa ra thị trường ngoài tỉnh hoặc xuất khẩu.
Chế biến hàu nguyên con và hàu tách vỏ bán cho các siêu thị lớn tại Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long.
Chia sẻ về dự định thời gian tới, bà Phạm Thị Thu Hiền – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Thủy sản Quảng Ninh cho biết, doanh nghiệp đang nghiên cứu cập nhật dây chuyền máy móc, công nghệ của Nhật để từng bước hiện đại hóa chế biến hàu và các sản phẩm từ hải sản, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, tiệm cận với tiêu chuẩn của Nhật và các thị trường khó tính khác.
Ngoài các sản phẩm trên, cả hai doanh nghiệp này đều đang quan tâm sản xuất sản phẩm giá trị kinh tế và yêu cầu công nghệ cao là tinh chất hàu làm nguyên liệu cho ngành dược liệu.
Đây là sản phẩm có giá trị kinh tế lớn, khoảng 3 – 3,5 triệu đồng/kg, sử dụng nguồn nguyên liệu lớn: 100kg hàu mới sản xuất ra 1kg tinh hàu. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi có các đơn hàng thường xuyên hơn và đầu tư lớn về dây chuyền công nghệ. Hiện phần lớn sản phẩm này đều được hai doanh nghiệp đưa đi thuê gia công.
Gỡ vướng cho khu xử lý chất thải ở xã Bàu Cạn
Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại tại xã Bàu Cạn, H.Long Thành (Khu xử lý (KXL) chất thải ở xã Bàu Cạn) do Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Phúc Thiên Long làm chủ đầu tư đã ngưng tiếp nhận và xử lý rác sinh hoạt từ tháng 1-2020.
Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát Khu xử lý chất thải xã Bàu Cạn năm 2019. Ảnh: L.An
Nguyên nhân là do KXL này chưa đảm bảo điều kiện về môi trường và giảm tỷ lệ chôn lấp rác theo yêu cầu của tỉnh. Hiện tại KXL này đang tồn tại nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.
* Còn nhiều vướng mắc
Dự án KXL chất thải ở xã Bàu Cạn là dự án thuộc danh mục ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ. Dự án được cấp phép đầu tư tháng 4-2012, quy mô diện tích hơn 94ha, vốn đầu tư gần 295 tỷ đồng, chia làm 3 giai đoạn. Sau điều chỉnh, dự án còn quy mô hơn 31ha, vốn đầu tư hơn 393 tỷ đồng và công suất xử lý 700 tấn chất thải/ngày.
Theo cam kết của chủ đầu tư, toàn bộ chất thải (sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại) đưa về KXL sẽ chuyển hóa thành nhiệt, điện, nguyên liệu, phân bón nhờ công nghệ xử lý hiện đại và tiên tiến. Tuy nhiên, thực tế, quá trình hoạt động DN này chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về môi trường và yêu cầu của tỉnh.
Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó giám đốc Sở KH-ĐT cho rằng, năm 2015, dự án hoàn thành giai đoạn 1 đúng tiến độ và được Tổng cục Môi trường cấp phép tiếp nhận rác sinh hoạt, rác công nghiệp thông thường, rác tồn lưu và rác nguy hại về xử lý. Quá trình hoạt động từ năm 2015 đến nay, KXL để xảy ra nhiều tồn tại. Chẳng hạn như DN xây dựng thêm một số hạng mục, công trình nằm ngoài quy hoạch chi tiết được duyệt; về môi trường, DN có báo cáo đánh giá tác động môi trường, có thực hiện quan trắc nhưng còn để rác ở ngoài trời, không có che chắn, không phun hóa chất khử mùi gây mùi hôi và nước rỉ rác thải tràn ra ngoài phạm vi KXL. Ngoài ra, DN chưa có biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất; chưa thực hiện nghĩa vụ khắc khục môi trường, trồng rừng thay thế.
Bộ TN-MT đã ban hành quyết định về xử phạt vi phạm hành chính và kinh phí giám định mẫu chất thải tổng cộng gần 600 triệu đồng nhưng đến tháng 6-2020 DN chưa thực hiện nghĩa vụ.
Đại diện Sở TN-MT cho biết thêm, đến cuối năm 2019, KXL chất thải ở xã Bàu Cạn thực hiện thu gom, xử lý, tái chế trung bình 286 tấn chất thải công nghiệp thông thường/ngày; thu gom xử lý gần 5 tấn chất thải nguy hại/ngày; thu gom khoảng 200 tấn rác sinh hoạt/ngày (ở 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch). Rác thải công nghiệp và sinh hoạt cơ bản được phân loại xử lý, tuy nhiên, 100% rác thải sinh hoạt thu gom về chôn lấp, không đúng với cam kết của DN và không đảm bảo yêu cầu của tỉnh là giảm chôn lấp xuống dưới 15%. Trên cơ sở đó, tỉnh yêu cầu và DN đã ngưng tiếp nhận rác sinh hoạt từ tháng 1-2020. Các loại chất thải khác DN vẫn tiếp nhận bình thường nhưng chủ yếu tiếp nhận rác ngoài tỉnh về xử lý. Điều này bất hợp lý vì KXL rác nằm trên địa bàn tỉnh lại không tiếp nhận và xử lý rác của tỉnh.
* Tìm phương án phù hợp
Trên thực tế, việc quy hoạch một KXL chất thải trên địa bàn mỗi huyện là cần thiết để xử lý triệt để nguồn chất thải tại chỗ, hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường thứ phát trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, hiện tại KXL chất thải ở xã Bàu Cạn đã ngưng hoàn toàn tiếp nhận rác sinh hoạt ở 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch, gây khó khăn cho một số địa phương.
Bà Nguyễn Thị Giang Hương, Phó chủ tịch UBND H.Nhơn Trạch cho rằng, việc ngưng tiếp nhận rác sinh hoạt tại KXL ở xã Bàu Cạn khiến rác thải sinh hoạt của huyện phải chuyển đến Nhà máy xử lý rác thải ở xã Quang Trung (H.Thống Nhất). Quãng đường vận chuyển xa hơn, chi phí xử lý rác cao hơn và địa phương khó kiểm tra, giám sát việc xử lý chất thải sau khi về nhà máy.
Liên quan đến vấn đề môi trường, ông Trương Công Niễm, Chủ tịch UBND xã Bàu Cạn (H.Long Thành) cho rằng, người dân ở ý kiến là trên địa bàn xã có 2 khu xử lý rác quy mô, hằng ngày có hàng trăm tấn rác thải các loại được vận chuyển về đây xử lý nhưng rác sinh hoạt của bà con lại phải đưa đi xử lý ở nơi khác; KXL rác thải ở xã Bàu Cạn từ khi ngưng tiếp nhận rác sinh hoạt đã bớt mùi hôi, nhưng vẫn còn rác thải rơi vãi ra đường trong quá trình vận chuyển.
"Xã Bàu Cạn hiện tại có gần 20 ngàn dân, nhưng trong 5-10 năm tới, có thể tăng lên 50 ngàn dân. Nhiều khu đô thị, khu thương mại, khu dân cư trung và cao cấp hình thành ven sân bay Long Thành mà để 2 bãi rác như vậy có hợp lý? Đó là chưa kể nguy cơ ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông xảy ra trong quá trình vận chuyển rác" - ông Niễm đặt vấn đề.
Tại buổi làm việc với các sở, ban, ngành, địa phương mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh cho rằng, phải rà soát, đánh giá lại tổng thể quy hoạch, tiến độ xây dựng; công nghệ xử lý; nhu cầu sử dụng đất; việc tuân thủ các điều kiện về môi trường của KXL. Cần thiết phải kiến nghị điều chỉnh quy hoạch KXL cho phù hợp với thực tế phát triển vùng phụ cận sân bay và mục tiêu giảm chôn lấp rác thải tại các KXL chất thải tập trung của tỉnh. "Các sở, ban, ngành, địa phương phải làm việc nghiêm túc, đề xuất phương án phù hợp để vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động vừa đảm bảo phát triển hài hòa kinh tế - xã hội - môi trường" - Phó chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.
Ngang nhiên rao bán thuốc trị dịch tả lợn châu Phi với giá triệu đồng/kg Phản ánh với chúng tôi, nhiều chủ trang trại chăn nuôi lợn ở các tỉnh phía Nam tỏ ra bức xúc trước tình trạng một cán bộ của Công ty TNHH Thương mại XNK NOVARTIC (Công ty NOVARTIC), có địa chỉ ở quận Bình Thạnh (TP.Hồ Chí Minh) ngang nhiên rao bán thuốc trị dịch tả lợn châu Phi cho bà con chăn...