Tư lệnh quân đội Israel và khối Arab bí mật thảo luận ngăn chặn mối đe dọa Iran
Tham dự cuộc gặp tại khu nghỉ dưỡng Sharm El Sheikh ( Ai Cập) có các quan chức quân sự của Israel, Saudi Arabia, Qatar, Jordan, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain.
UAE và Jordan là hai nước tại Trung Đông sở hữu hệ thống phòng thủ THAAD. Ảnh: BQP Mỹ
Theo bài điều tra độc quyền của tờ Wall Street Journal ngày 27/6, tháng 3 vừa qua, Mỹ đã triệu tập một cuộc họp bí mật của quan chức quân sự hàng đầu đến từ Israel và các nước trong khối Arab. Mục đích là để thảo luận, định ra cách thức điều phối chống lại sức mạnh tên lửa, thiết bị bay không người lái của Iran. Đây là lần đầu tiên đại diện của Israel và khối Arab cùng ngồi lại với nhau dưới sự bảo trợ của Mỹ để chống lại một mối đe dọa chung Iran.
Nguồn thạo tin ẩn danh tham gia tiến trình này cho biết cuộc gặp giữa Israel, Saudi Arabia, Qatar, Ai Cập, Jordan được thúc đẩy trong bối cảnh Israel và các nước láng giềng ở vào giai đoạn đầu quy trình thảo luận về hợp tác quân sự tiềm tàng giữa hai bên. UAE và Bahrain cũng cử quan chức tham gia.
Đứng đầu phái đoàn Mỹ là tướng Frank McKenzie – người lúc đó là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung tâm (CENTCOM). Đại diện cho Israel là Trung tướng Aviv Kochavi, Tham mưu trưởng quân đội nước này. Tướng Fayyadh bin Hamed Al Ruwaili, Tư lệnh quân đội, dẫn đầu phái đoàn Saudi Arabia tham dự cuộc gặp.
Trong nhiều thập kỉ qua, một riềng mối hợp tác quân sự như vậy luôn được coi là bất khả thi. Giới tướng lĩnh Mỹ tại Trung Đông buộc phải khuyến khích các nước Arab điều phối phòng không mà không dính đến Israel – nhân tố vẫn bị xem là thù địch trong thế giới Arab. Nhưng cuộc gặp lần này được lên khuôn do xuất hiện nhiều thay đổi, nổi bật là quan ngại chung về Iran, quan hệ chính trị ngày một được mở rộng giữa Israel-khối Arab bên nhờ Hiệp định Abraham Accords.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thỏa luận giữa các quốc gia Trung Đông về hợp tác phòng không còn cả một chặng đường dài, với nhiều điểm nhạy cảm về ngoại giao. Đại tá Joe Buccino, phát ngôn viên CENTCOM, không thừa nhận cuộc gặp ở Sharm El Sheikh, nhưng nói rằng Bộ tư lệnh này sẽ duy trì cam kết vững chắc về tăng cường hợp tác khu vực, phát triển cấu trúc phòng thủ tên lửa và phòng không nhất thể hóa để bảo đảm cho lực lượng của đồng minh, đối tác khu vực. Đại diện các nước còn lại hoặc không đưa ra bình luận nào, hoặc phủ nhận về sự tồn tại của cuộc gặp.
Theo nguồn tin ẩn danh, tại cuộc đàm phán cấp cao ở Sharm El Sheikh, trước đó là các cuộc đàm phán cấp chuyên viên mang tính dọn đường, đại diện các nước đã đạt đồng thuận về nguyên tắc đối với quy trình nhanh chóng phát lệnh thông báo khi phát hiện ra mối đe dọa trên không. Ở thời điểm hiện tại, việc thông báo này mới chỉ dừng ở điện thoại, máy tính, mà chưa thể thông qua hình thức chia sẻ dữ liệu quân sự kỹ thuật số tốc độ cao của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ có chuyến thăm Israel và Saudi Arabia vào trung tuần tháng 7. Phát ngôn viên Hội đồng Am ninh Quốc gia Mỹ khẳng định Nhà Trắng ủng hộ việc “mở rộng, làm sâu sắc hơn quan hệ Israel-khối Arab”, nhưng không công bố thông tin chi tiết về đường hướng này.
Trong nhiều thập kỉ qua, Mỹ luôn kỳ vọng thiết lập được một mạng lưới phòng không tích hợp cho Trung Đông, một hệ thống kết nối radar, vệ tinh và các thiết bị cảm biến đặt tại nhiều nước trong khu vực. Những nỗ lực của Mỹ đối với các nước Arab vùng Vịnh lâu nay luôn bị ngáng chở bởi việc số này không muốn chia sẻ thông tin, dữ liệu nhạy cảm bộc lộ những điểm dễ bị tổn thương, cùng với đó là tâm lý lo sợ Saudi Arabia sẽ thống trị một quan hệ đối tác kiểu vậy.
Đã xuất hiện nhiều nhân tố giúp tiến đến một hệ thống phòng không tiềm tảng ở khu vực. Saudi Arabia đã mua 22 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot và đang mở các cuộc đàm phán với Mỹ về hợp đồng đặt mua các tổ hợp phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). UAE đã sở hữu một hệ thống THAAD, còn Israel có “Vòm Sắt” và nhiều hệ thông phòng thủ tiên tiến khác chuyên phát hiện, bắn chặn rocket, tên lửa của đối phương.
Mục đích chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Mỹ Biden
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang lên kế hoạch thực hiện chuyến thăm Israel và Saudi Arabia. Vậy Washington kỳ vọng sẽ đạt được điều gì trong chuyến công du ngoại giao tới Trung Đông lần này?
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters
Tờ Bưu điện Jerusalem ngày 13/6 dẫn truyền thông Israel đưa tin rằng chuyến thăm dự kiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Israel và Trung Đông đã được dời lại sang ngày 14/7 tới và Nhà Trắng sẽ thông báo về chuyến công du trong tuần này.
Trong khi đó, hãng tin Reuters cho biết chuyến công du của ông Biden tới Saudi Arabia có thể bao gồm cuộc gặp với Thái tử Saudi Mohammed bin Salman. Chuyến thăm nhằm củng cố quan hệ với Saudi Arabia vào thời điểm ông Biden đang tìm cách hạ giá xăng dầu leo thang ở Mỹ.
Đánh giá về chuyến thăm, Natan Sachs, Giám đốc Trung tâm Chính sách Trung Đông tại Viện Brookings, cho rằng Mỹ đang trong một quá trình kéo dài nhiều năm để giảm bớt sự can dự của mình vào Trung Đông. Tuy nhiên, Washington vẫn có sự hiện diện quân sự lớn và đầu tư nhiều nguồn lực trong khu vực, do đó họ đang tìm cách hợp tác rộng rãi hơn với các nước trong khu vực về các vấn đề an ninh.
"Chuyến đi này sẽ là một phần của nỗ lực đó, với việc Chính quyền Biden rõ ràng muốn tham gia vào đối tác hợp tác quốc phòng Arab-Israel, đặc biệt là chống lại các phương tiện không người lái của Iran và do Tehran hậu thuẫn. Đó là một sự thay đổi đáng kể trong quan điểm của Chính quyền Biden về một Trung Đông mới", ông Sachs nói.
Trong khi đó, Michael Koplow, Giám đốc chính sách tại Diễn đàn Chính sách Israel, bình luận, chuyến thăm Trung Đông của ông Biden trước hết là về mối quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia và "không mong đợi bất kỳ sáng kiến lớn nào của Mỹ đối với Israel hoặc các vấn đề Israel-Palestine".
Ông Koplow nêu rõ: "Tổng thống Biden chỉ là đang cố gắng tránh sai lầm mà cựu Tổng thống Obama đã mắc phải khi bỏ qua Israel trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới khu vực".
Theo chuyên gia này, chuyến thăm có khả năng liên quan đến thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Ai Cập về việc chuyển giao các đảo Tiran và Sanafir từ Ai Cập cho Saudi Arabia, điều cần có sự đồng ý của Israel và được coi là một bước tiến nữa đối với việc bình thường hóa giữa Israel và Saudia Arabia, đồng thời hướng tới một nền an ninh khu vực rộng lớn hơn với kiến trúc trong đó Israel được tích hợp.
Về phần mình, Mark Dubowitz, Giám đốc điều hành tại Tổ chức bảo vệ các nền dân chủ, cũng cho rằng thông qua chuyến thăm, ông Biden muốn có sự phối hợp chặt chẽ hơn với Israel trong một chiến dịch gây áp lực nhằm vào Iran, nỗ lực hướng tới bình thường hóa giữa Saudia Arabia và Israel, cũng như gửi một thông điệp rõ ràng tới lãnh đạo Palestine rằng họ có thể là một phần của quá trình mở rộng bình thường hóa hoặc sẽ bị "gạt sang một bên".
Ông Dubowitz nói: "Trở ngại lớn đối với việc bình thường hóa giữa Saudi Arabia và Israel là ở Washington chứ không phải ở Riyadh hay Jerusalem. Ông Biden có cơ hội để sửa chữa những thiệt hại trong mối quan hệ Mỹ-Saudi Arabia và vạch ra một kế hoạch cho sự hợp tác quân sự và tình báo trong khu vực nhằm vào Iran cũng như hội nhập chính trị và thương mại lớn hơn giữa Israel với thế giới Arab. Qua đó, ông Biden có thể được nhớ đến với tư cách là tổng thống đã đưa đất nước Hồi giáo quan trọng nhất hội nhập vào Hiệp định Abraham".
Liên quan đến vấn đề Palestine, theo báo cáo trên các phương tiện truyền thông Israel, chuyến công du của ông Biden dự kiến cũng bao gồm chuyến thăm tới Đông Jerusalem. Kế hoạch này diễn ra sau chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Cận Đông Barbara Leaf đến Israel và Bờ Tây, và khi Bộ Ngoại giao Mỹ phát tín hiệu trên Twitter rằng họ đã nâng cấp văn phòng tại Jerusalem cho người Palestine, và đổi tên thành "Văn phòng Mỹ về Các vấn đề của người Palestine ở Jerusalem".
Ông Sachs lưu ý: "Việc tách văn phòng Palestine khỏi đại sứ quán là một bước đi từng phần, dễ thực hiện so với việc mở lại tổng lãnh sự quán ở Jerusalem, điều mà cả ông Biden và Blinken đều đã cam kết với Palestine".
Theo Koplow, Tổng thống Biden muốn báo hiệu rằng ông ấy đang tiếp tục sửa chữa quan hệ với người Palestine bất chấp các động thái của Mỹ không như kỳ vọng của Palestine.
"Xung đột giữa Israel và Palestine vẫn còn tương đối thấp trong danh sách các ưu tiên của ông Biden và điều đó khó có thể thay đổi trong tương lai gần, nhưng ông Biden muốn chứng tỏ rằng Washington không phớt lờ những lo ngại của người Palestine và đang có cách giải quyết khác so với cựu Tổng thống Trump. Đó là về một cách tiếp cận mới của Mỹ hơn là về một sự thay đổi lớn về thực chất hoặc sự thay đổi trong các ưu tiên", ông Koplow kết luận.
Israel bày tỏ quan điểm cứng rắn về chương trình hạt nhân của Iran Israel đã thể hiện quan điểm cứng rắn đối với chương trình hạt nhân của Iran, nhưng vẫn để ngỏ giải pháp ngoại giao với nước CH Hồi giáo liên quan vấn đề này. Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi. Ảnh: IRNA/TTXVN Tuyên bố trong cuộc gặp Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên...