Tư lệnh phòng không Syria thiệt mạng
Tư lệnh phòng không Syria, Tướng Hussein Ishaq, đã thiệt mạng trong một cuộc giao tranh với các tay súng phiến quân gần thủ đô Damascus hôm 17/5.
Giao tranh ác liệt liên tục xảy ra tại thị trấn chiến lược Mleiha.
Theo Tô chưc giam sat nhân quyên Syria (SOHR), cuôc giao tranh xảy ra ở thi trân Mleiha, măt trân chu chôt ơ Đông Nam thủ đô Damascus.
Tướng Ishaq là một trong số ít tướng lĩnh cấp cao của Syria bị thiệt mạng trong cuộc nội chiến kéo dài 3 năm qua.
Trong hơn môt thang qua, quân đôi Syria vơi sư hâu thuân cua lưc lương Hôi giao Hezbollah tai Lebanon đang nô lưc gianh lai quyên kiêm soat Mleiha tư tay lưc lương chông đôi.
Măc du quân chinh phu đa gianh đươc môt sô lơi thê ban đâu song hiên quân nôi dây vẫn đang nắm quyền kiêm soat thị trấn chiến lược này.
Trong khi đo tai thanh phô Hama ơ phía Bắc Damascus, giao tranh giưa lưc lương chông đôi va quân đôi chinh phu lam it nhât 36 ngươi thiêt mang, trong đo co 34 binh si.
Giao tranh nổ ra khi các tay súng tấn công một chốt quân sự gần thị trấn Tel Malah. Đây là khu vực liên tục xảy ra giao tranh giữa hai lực lượng và hiện đã là lần thứ ba rơi vào tay phiến quân.
Nội chiến kéo dài 3 năm qua ở Syria đã cướp đi sinh mạng của hơn 150.000 người và đẩy hàng triệu người vào cảnh mất nhà cửa.
Theo Dantri
Nga cảnh cáo: "Theo đuôi Mỹ, Ukraine sẽ tan đàn xẻ nghé"
Các học giả Nga cảnh cáo, còn tiếp tục theo đuôi Mỹ, Ukraine sẽ lao xuống vực thẳm nội chiến. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho các nước SNG.
Nhà phân tích chính trị Ukraine Yury Gorodnenko cho rằng, những gì đang xảy ra hôm nay ở Ukraine không phải là điều gì khác hơn ngoài sự tấn công trực tiếp của Washington chống lại Moscow và là sự cảnh báo trực quan cho các nước láng giềng trong không gian hậu Xô-viết.
Nguy cơ xảy ra một cuộc đảo chính mới đang tồn tại ở tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, nằm trong Cộng đồng các Quốc gia Độc lập SNG (hay còn gọi là CIS). Washington đã khéo léo sử dụng các vấn đề dân tộc ở Ukraine cho mục đích riêng của họ. Và Euromaidan mới chỉ là khởi đầu mà thôi. Dường như sẽ còn nhiều "con tốt" giống như Kiev.
Vấn đề dân tộc luôn luôn đã, đang và sẽ là vấn đề cấp bách nhất trong nền chính trị của bất cứ nước nào. Sự khác biệt giữa miền tây và miền đông Ukraine đã bắt đầu từ lâu, trước khi cuộc bạo động xảy ra ở thủ đô Kiev. Nhưng trong mấy tháng gần đây, tình hình đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều dưới bàn tay "nhào nặn" của phương Tây.
Video đang HOT
Theo bình luận của ông Alexei Makarkin - Phó chủ tịch Trung tâm Công nghệ và Chính trị Nga, nhân tố dân tộc cực đoan đã nổi lên cùng với việc những nhà lãnh đạo tự phong lên nắm quyền ở Kiev, sau cuộc chính biến ở quảng trường Độc Lập, khiến cho miền Đông lo ngại vì nhiều lý do.
Điều mà người dân nơi đây lo ngại là chính quyền được "dựng lên bằng bạo lực, xây trên đầu mũi súng" sẽ áp đặt chính sách "Ukraine hóa", vì ngay sau khi lên nắm quyền họ đã lập tức hủy bỏ các văn bản pháp luật về ngôn ngữ địa phương, trong đó có tiếng Nga, được sử dụng rộng rãi ở miền đông Ukraine.
Ukraine vẫn đang tiếp tục chiến dịch trấn áp ở đông nam nước này
Ngoài ra, người dân miền đông Ukraine cũng sợ rằng giới chức tạm quyền ở Kiev sẽ gần gũi hơn với phương Tây, đó là điều mà nhân dân vùng này, vốn coi Liên minh Hải quan với Nga là một biểu tượng vĩnh cửu, không hề mong muốn.
Miền Đông Ukraine luôn luôn ủng hộ việc thiết lập liên hệ với Nga, cả về mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa và ngôn ngữ. Họ sẵn sàng tiếp nhận sự gia nhập của Ukraine vào Liên minh Hải quan như là một bước tiến trên con đường đi tới ổn định và an ninh của mình.
Ông Alexei Makarkin phân tích tiếp: "Đối với miền Đông, Liên minh Hải quan là một biểu tượng, nhưng đó là biểu tượng của việc họ sẽ đi cùng với nước Nga, chứ không phải sang phương Tây. Nếu người tham gia Maidan coi phương Tây là một hình mẫu cho tương lai, thì miền Đông Ukraine coi phương Tây là dạng thể chế chuyên áp đặt mọi thứ vì quyền lợi của mình.
Họ sợ rằng thiết lập quan hệ với phương Tây và ký kết hợp đồng với Liên minh châu Âu đồng nghĩa với việc họ sẽ tự đánh mất mình và tiêu diệt văn hóa vùng miền của họ. Trong trường hợp này, nước Nga, bao hàm cả định dạng của Liên minh Hải quan được coi là một chỗ dựa, là người bảo vệ, là vị cứu tinh của nhân dân miền đông Ukraine"
Trong khi đó, phương Tây cũng có những kế hoạch riêng của mình đối với Ukraine. Theo nhà phân tích chính trị Ukraine Yury Gorodnenko, xung đột sắc tộc và nội chiến là hậu quả của chính sách giấu mặt của Washington, chủ yếu là hướng tới chống Moscow, còn Kiev chỉ là một quân bài không hơn không kém.
Ngược với miền tay, người dân miền đông Ukraine coi trọng xây dựng sự liên kết với nước Nga
Ông nói: "Hiện tại đang có sự tấn công gián tiếp của Mỹ chống Nga. Tất cả mọi việc xảy ra ở Ukraine không nhằm chống lại nước này, mà cốt lõi là Washington muốn loại bỏ đối thủ cạnh tranh chính của mình là Moscow. Mỹ không thể tấn công trực tiếp, họ đã thử thông qua phe đối lập, với sự kiện &'Quảng trường Bolotnaya', nhưng không ăn thua".
Nhắc lại chuyện ngày 6-5-2012, "Cuộc tuần hành triệu người" ở Moscow - hoạt động xuống đường của các phe phái đối lập Nga (có đăng ký trước) nhưng nhằm mục đích kích động bạo lực, khởi đầu trong hòa bình và kết thúc bằng những cuộc xô xát. Kịch bản này không khác gì so với vụ chính biến ở Quảng trường Độc Lập - Ukraine, do Mỹ và phương Tây giật dây.
Sau cuộc mít tinh với sự tham gia của từ 50.000 đến 100.000, được tổ chức ngay trước ngày Tổng thống Putin nhậm chức, đã có hơn 400 người đã bị bắt và hàng chục người bị chấn thương. Phát ngôn viên cảnh sát Moscow khẳng định rằng, cơ quan an ninh đã không vượt quá thẩm quyền và chỉ hành động với mục đích gìn giữ trật tự mà các nhà tổ chức biểu tình tìm cách phá vỡ.
Ngay cả chính ông Sergei Mitrokhin, Chủ tịch đảng đối lập Yabloko nói rằng: "Ngay từ đầu, các đối tượng cấp tiến đã che dấu mục đích của mình, không cho bất cứ lực lượng chính trị khác cơ hội tham gia toàn diện. Thêm vào đó, các nhà tổ chức diễu hành còn tuyển người làm lá chắn sống, sử dụng họ nhằm tổ chức những hành động mù quáng.
"Cuộc tuần hành triệu người" đã được lên kế hoạch trước dưới hình thức một hành động khiêu khích có chuẩn bị và tính toán kỹ, không hề là một sự kiện tự phát. Một số lượng lớn bình xịt, pháo bông, bom xăng và những thứ khác đã được chuẩn bị với số lượng lớn. Mục đích của họ là đổ lỗi cho cảnh sát về những gì đã xảy ra.
Cuộc biểu tình trên "Quảng trường Bolotnaya" khởi đầu trong hòa bình và kết thúc trong bạo lực
"Các thế lực chống Nga đã nỗ lực cho một cuộc chính biến như ở Ukraine nhưng họ đã thất bại toàn diện. Do đó họ cố gắng để làm mất ổn định tình hình ở các nước láng giềng với Nga. Biên giới mở cửa và các vấn đề kinh tế chủ yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Nga" - ông Yury Gorodnenko kết luận.
Hoa Kỳ tiến hành những sự việc này bằng con đường mà họ đi "đã mòn lối". và đã thành công ở nhiều nơi trên thế giới ví dụ như Ai Cập, Lybia, và trực tiếp là Ukraine. Đồng thời, ông Gorodnenko cho rằng có lẽ Hoa Kỳ sẽ không chỉ giới hạn bởi một nước Ukraine mà thôi. Bất kỳ quốc gia nào trong không gian Liên Xô cũ cũng có thể là mục tiêu tiếp theo.
Hiện nay, Ukraine đã "tan đàn xẻ nghé", đất nước đứng trước bờ vực nội chiến, những hy vọng về một sự hòa hợp dân tộc và thống nhất đất nước đang dần tắt lịm khi chính quyền Kiev vẫn đang "cố sống cố chết" đi theo con đường mà "lãnh tụ" Mỹ và phương Tây đã vạch ra.
Ukraine đứng trước cơ hội cuối cùng
Mọi cố gắng ngoại giao của Nga và 1 số nước phương tây như Đức, Pháp, cùng những nguyện vọng của nhân dân đông nam Ukraine dường như không khiến cho chính quyền Ukraine thay đổi lối nghĩ về biện pháp giải quyết xung đột hiện nay. Có thể nói, nếu Kiev không tận dụng cơ hội cuối cùng vì tương lai của chính dân tộc Ukraine thì mọi chuyện sẽ vô phương cứu vãn.
Hiện nay, Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) đang cố gắng đưa vào hiện thực "lộ trình" giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Kế hoạch đã được thống nhất với Nga, EU, Mỹ và Kiev. Đây là sự kiện duy nhất và cũng gần như là cuối cùng của tuần qua mở ra hy vọng về giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột.
Nếu Kiev không tận dụng cơ hội cuối cùng, nội chiến sẽ bùng phát
Hiện nay, ngày bầu cử ở Ukraine (25-5) sắp đến, nhân dân vùng đông nam đã tuyên bố không công nhận và không tham dự cuộc bầu cử này. Trong bối cảnh đó, Donetsk cũng đã chính thức đề nghị được sáp nhập vào Nga và Lugansk cũng đang nối gót. Nga chưa trả lời vì muốn giành cơ hội cuối cùng cho chính quyền Kiev.
Tuy nhiên, nhiệm vụ hòa bình này ngày càng phức tạp. Mặc dù ngoài miệng tuyên bố ủng hộ "bản lộ trình" của OSCE (trước đây chính là thỏa thuận Geneva), nhưng trên thực tế, Kiev vẫn hành động theo kế hoạch riêng của mình là tiếp tục nổ súng tại khu vực đông nam, phớt lờ những cam kết với OSCE của chính họ.
"Bản lộ trình" của OSCE về giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine bao gồm bốn điểm: Từ bỏ bạo lực, giải trừ vũ khí, đối thoại dân tộc và tiến hành bầu cử tổng thống. Điểm đặc biệt được nhấn mạnh là "các bên phải tuân thủ đúng trình tự được nêu", khởi đầu bằng việc cam kết không sử dụng vũ lực.
Đại diện Bộ Ngoại giao Nga, ông Alexandr Lukashevich cho biết: "Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với chúng tôi là đẩy xa mối đe dọa nội chiến ở Ukraine. Nếu thay vì đối thoại, khu vực đông nam Ukraine phải đối đầu với chiến dịch quân sự, kéo theo thiệt hại về sinh mạng và gây đau khổ cho người dân, thì họ sẽ có quyền tự tổ chức hành động trong khuôn khổ lãnh thổ Ukraine".
Ông cũng cam kết là Nga sẽ tiếp tục tích cực ủng hộ cuộc đối thoại dân tộc rộng rãi, tìm kiếm định dạng cho cơ chế nhà nước tương lai của Ukraine - điều quan trọng nhất hiện nay. Lúc này, Kiev và các khu vực phải ngồi vào bàn đàm phán để tìm ra phương hướng cho phép đất nước tiếp tục tồn tại như một quốc gia thống nhất toàn vẹn về lãnh thổ.
"Bản lộ trình" của OSCE nhấn mạnh yếu tố "từ bỏ bạo lực, giải trừ vũ khí"của cả 2 bên
Như vậy, cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraine vào ngày 25 tháng 5 có thực sự tự do và dân chủ hay không, phụ thuộc vào kết quả làm việc giữa tất cả các lực lượng chính trị và các khu vực. Mục đích cuộc đối thoại dân tộc phải được tổ chức với sự tham gia của tất cả các bên và đạt được sự đồng thuận cao ở Ukraine.
Nếu nhà cầm quyền Ukraine tuân thủ đúng lộ trình đã cam kết với Nga, Mỹ, EU thì mọi việc "có thể còn cứu vãn được" nhưng dường như cũng giống như thỏa thuận Geneva, một lần nữa, Kiev lại khiến cho tất cả các bên thất vọng. Hiện nay, súng vẫn tiếp tục nổ ở Slavyansk và Kramatorsk, xua đi những hy vọng cuối cùng.
"Hội nghị bàn tròn" toàn thể dân tộc vừa được công bố triệu tập tại thủ đô Kiev nhưng dư luận không khỏi ngạc nhiên với thành phần các bên đàm phán. Lãnh đạo phong trào đấu tranh ở miền đông đã không được nhắc tới. Đại diện được Kiev mời là những nhân vật từ lâu không còn nắm giữ vai trò hành chính trong khu vực sau các cuộc biểu tình hòa bình của nhân dân.
Không rõ, Kiev sẽ thiết lập cuộc đối thoại quốc gia như thế nào với cách tiếp cận được nêu. Ngay cả các phương tiện truyền thông phương Tây cũng hầu như không quan tâm đến "hội nghị bàn tròn" đầu tiên diễn ra tại Kiev vì một lần nữa, tiếng nói của nhân dân vùng đông nam lại bị gạt ra và dĩ nhiên là họ sẽ tiếp tục làm theo những gì mình cho là đúng.
Tình hình ở miền đông Ukraine càng ngày càng căng thẳng đã khiến Trợ lý của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về nhân quyền, ông Ivan Simonovich phải lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Nhân dân Donetsk đi bỏ phiếu trong cuộc "Trưng cầu dân ý" ngày 11-5 vừa qua
Theo lời ông, đất nước Ukraine đang sa vào hỗn loạn và mọi sự có thể trở nên tồi tệ không thể khắc phục, nếu như không lập tức có những bước đi cụ thể để tháo gỡ giải quyết tình hình phức tạp hiện nay.
Đích thân Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon đã so sánh cuộc khủng hoảng ở Ukraine với những sự kiện ở Croatia hồi những năm 1990. Khi đó, trong thời gian xảy ra các cuộc xung đột vũ trang, đất nước này đã bị phân tách khỏi Nam Tư.
Nếu Kiev tỉnh táo hơn, không quá thiên lệch về bên nào, đừng bắt nhân dân đông nam Ukraine phải lựa chọn giữa phương Đông (Nga) và phương Tây (EU) thì mọi việc đã khác. Hiện nay, về lí thuyết là vẫn còn cơ hội nhưng trên thực tế, với các nhà lãnh đạo hiện nay của Kiev, mọi hy vọng đều đã sắp tắt hẳn.
Báo chí quốc tế hiện đang hướng sự chú ý vào bình luận của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong buổi phỏng vấn truyền hình với hãng truyền thông Mỹ Bloomberg. Sau khi phân tích những mâu thuẫn chính trị tiềm tàng trong lòng Ukraine, nhà ngoại giao kỳ cựu của Nga cảnh báo rằng, nước này đang tiến rất gần một cuộc nội chiến.
Phương Tây dường như ngày càng nhận thức rõ về điều này, nhưng Kiev vẫn không chịu hiểu là Ngoại trưởng Nga không hề nói đùa. Nếu súng vẫn nổ ở đông nam Ukraine, thời điểm chính thức, đánh dấu sự kiện đất nước Ukraine bị chia cắt sẽ không còn xa nữa.
Theo Báo Đất Việt
Xe bọc thép của quân đội Ukraine bốc cháy dữ dội ở Mariupol Một chiếc xe bọc thép của quân đội Ukraine bốc cháy dữ dội tại trung tâm TP Mariupol sau khi Kiev mở cuộc tấn công "ngày thứ sáu đẫm máu" ở thành phố miền đông này. Xe bọc thép của quân đội Ukraine bốc cháy dữ dội ở Mariupol Theo đài RT của Nga, chiếc xe bọc thép bị lực lượng ly khai...