Tư lệnh ngành cần nhìn thẳng hạn chế, khuyết điểm
Phần trả lời của các tư lệnh ngành và phó thủ tướng đã tập trung vào những vấn đề cử tri và BQH quan tâm nhưng chưa giải quyết được.
ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP HCM): Ủng hộ cách chất vấn tập trung, chuyên sâu
Từ việc đổi mới chất vấn lần này, đã có rất nhiều vấn đề đặt ra trong cùng thời điểm. Các câu hỏi chất vấn về nhiều lĩnh vực đan xen nhau. Đáng lưu ý là, người hỏi chỉ được một phút, trong khi đó khi tranh luận lại 2 phút, dẫn đến có những tranh luận không đi vào chiều sâu, mà chỉ mang tính chất nói qua nói lại. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội đã có sự điều hành linh hoạt, trí tuệ, biết ngừng sự việc đúng mức khi thấy vấn đề không cần thiết và chuyển sang lĩnh vực khác.
BQH Trần Hoàng Ngân
Theo tôi, đã chất vấn thì nên có những nội dung trọng tâm hơn. Nếu chất vấn về từng lĩnh vực một sẽ giải quyết được rốt ráo nội dung đó hơn là đang chất vấn ở lĩnh vực tòa án, lại quay sang lĩnh vực nông nghiệp, rồi chuyển quay sang vấn đề giáo dục… Các vấn đề cứ đan xen nhau như vậy làm cử tri không có điều kiện để theo đuổi sâu từng lĩnh vực. Đó là khuyết điểm trong đổi mới chất vấn
lần này.
Tôi nghĩ, bất cứ một sự thay đổi nào cũng đều có những mặt thuận lợi và hạn chế riêng. Do vậy, sau phiên chất vấn này, cũng nên đánh giá, rà soát lại xem có tốt hơn, hiệu quả hơn so với trước đây không. Cá nhân tôi thì ủng hộ phương án cũ, chất vấn theo chuyên đề, vì như thế sẽ sâu hơn và đi vào trọng tâm hơn.
ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình): Tập trung giải quyết vướng mắc, tồn tại
Video đang HOT
Việc đổi mới chất vấn có những ưu điểm và hạn chế riêng. Ưu điểm cơ bản nhất là lần này đã tập trung vào giải quyết những vướng mắc, tồn tại từ đầu nhiệm kỳ mà trong nghị quyết Quốc hội đặt ra. Phần trả lời của các tư lệnh ngành và phó thủ tướng đã tập trung vào những vấn đề cử tri và ĐBQH quan tâm nhưng chưa giải quyết được. Lý do của những tồn tại, hạn chế cũng được các tư lệnh ngành nêu rất cụ thể.
BQH Nguyễn Ngọc Phương
Có lẽ chúng ta cũng phải chấp nhận thực tế đó. Có những việc ngay bây giờ chưa giải quyết được thì cần tiếp tục, như vấn đề môi trường, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại, rồi vấn đề được mùa rớt giá… Tất cả những vấn đề này không thể làm được ngay mà cần phải có thêm nhiều thời gian mới có thể khắc phục được. Về vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, so với những nhiệm kỳ trước thì nhiệm kỳ này, những lời hứa của bộ trưởng, trưởng ngành và việc đưa ra các giải pháp xử lý hiệu quả hơn, tích cực hơn.
ĐBQH Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long): Chất vấn vừa biết trước, vừa không
Đây là phiên chất vấn giữa nhiệm kỳ, chính vì thế phương thức tổ chức có thay đổi, không như những kỳ họp trước. Lần này Quốc hội không chọn từng lĩnh vực mà chất vấn bất kỳ tư lệnh ngành nào, có tính chất kiểm điểm lại những lời hứa, cam kết của các bộ trưởng, trưởng ngành mà Quốc hội đã chất vấn trong các kỳ họp trước đây, xem các cam kết được thực hiện như thế nào.
BQH Phạm Tất Thắng
Với phương thức như vậy, những nhóm vấn đề mà Quốc hội đã chất vấn, tại kỳ họp này các ĐBQH đều có thể nêu, gắn với việc thực hiện trách nhiệm của Bộ trưởng. Ở đây, lĩnh vực chất vấn có thể không mới nhưng kết quả thực hiện lại có thể là mới. Việc chất vấn lần này vừa có cái biết trước, vừa không biết trước đối với các bộ trưởng.
THÀNH NAM (GHI)
Theo TPO
Thêm một cuộc "sát hạch" các Bộ trưởng
Lần này, hoạt động chất vấn tiếp tục có sự đổi mới và đổi mới này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi các ĐBQH sẽ không chất vấn theo các chuyên đề sắp đặt từ trước.
Bộ trưởng Tải nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà
Thông thường, chúng ta đưa ra 4-6 nhóm vấn đề để chọn các Bộ trưởng ngồi ghế nóng trả lời chất vấn, nhưng lần này, ĐBQH có thể chất vấn bất cứ thành viên nào của Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND Tối cao, thậm chí cả Chủ tịch nước và bản thân tôi cũng đã có văn bản chất vấn Chủ tịch nước.
Việc này được thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật, qua đó thể hiện rõ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, được nhân dân tín nhiệm và giao trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà nước, đối với cả 3 nhánh quan trọng là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bởi vậy, nguyên tắc là bất cứ ai cũng có thể bị chất vấn. Thậm chí, ĐBQH cũng có thể chất vấn lại các thành viên của Quốc hội trong công tác lập pháp thế nào chứ không chỉ riêng chất vấn các Chính phủ.
Với hình thức này, những người có thẩm quyền cũng không thể biết trước được các ĐBQH sẽ chất vấn mình về vấn đề gì, vì thế, đòi hỏi họ phải có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, quan tâm đến các vấn đề trong lĩnh vực mình quản lý, phải thực sự có trách nhiệm, có trình độ để có thể trả lời rõ ràng, cụ thể trước Quốc hội, trước quốc dân đồng bào. Cùng với đó, người lãnh đạo cũng phải biết lắng nghe, có thái độ cầu thị khi tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề.
ĐBQH không hỏi cho Quốc hội, mà hỏi cho nhân dân, hỏi cho cử tri cả nước. Các thành viên Chính phủ trả lời trước Quốc hội thực ra là thông tin cho nhân dân cả nước việc thực hiện lời hứa với nhân dân, Quốc hội chỉ là người giám sát thực hiện để đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.
Báo cáo về việc thực hiện lời hứa sau chất vấn của khối Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND Tối cao lần này cũng đề cập rất rõ 2 mảng sáng - tối, về thành quả và về những bất cập còn tồn đọng. Nhưng nhìn chung, các báo cáo đều khả quan và cho thấy những kết quả vượt trội so với nhiều các kỳ họp trước. Song, cũng phải nói thẳng rằng, vẫn còn những vấn đề chưa được nói hết, nhiều hạn chế, bất cập chưa được báo cáo, một số báo cáo vẫn còn né tránh. Việc giải quyết cũng chưa thực sự quyết liệt, vẫn còn tình trạng "trên bảo dưới không nghe", việc hành dân, hành DN vẫn còn rất nhiều.
Phiên chất vấn lần này cũng có thể coi như một cuộc "sát hạch" với các thành viên Chính phủ, người đứng đầu bộ, ngành. Nhưng ở một khía cạnh khác, việc "sát hạch" này không chỉ được thực hiện trong phiên chất vấn này, vì Quốc hội không chỉ giám sát trong các kỳ họp mà trong toàn bộ quá trình hoạt động, hàng ngày, hàng giờ, bất kỳ một thành viên nào của Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND Tối cao... đều được Quốc hội, các cơ quan Quốc hội, các ĐBQH và đoàn ĐBQH luôn theo sát.
Chúng ta cũng đã nhiều lần nhắc nhở nhau về công tác giám sát của Quốc hội, trong đó lưu ý việc giám sát phải thường xuyên, liên tục, toàn diện, khách quan trên mọi lĩnh vực và phải chú ý kết quả hậu giám sát. Bởi vậy, việc chất vấn thực hiện lời hứa lần này giống như một điểm nhấn về công tác giám sát.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng
Phó trưởng Ban Dân nguyện
Hoài Vũ (Ghi)
Theo baogiaothong
Chất vấn và trả lời chất vấn: Cởi mở, dân chủ và chất lượng Nhiều đại biểu nhận xét, phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 30/10 tạo được không khí cởi mở, dân chủ và đáp ứng được hiệu quả như mong đợi. Ngày 30/10 là ngày đầu tiên trong 3 ngày liên tiếp, Quốc hội thực hiện phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri...